Yên tâm sống khỏe https://yentamsongkhoe.com Yên tâm sống khỏe – khỏe để hạnh phúc Sat, 24 Dec 2022 04:30:37 +0000 vi-VN hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.1 https://yentamsongkhoe.com/wp-content/uploads/2021/01/cropped-logo-website-1-32x32.png Yên tâm sống khỏe https://yentamsongkhoe.com 32 32 Tụt lợi và lung lay răng liên quan đến nhau như thế nào? https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-va-lung-lay-rang-1848/ https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-va-lung-lay-rang-1848/#respond Sun, 24 Apr 2022 03:35:09 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=1848 Nếu bạn bị đau nướu, sưng nướu hoặc tăng độ nhạy cảm của răng, đặc biệt là dọc theo đường viền nướu, bạn có thể đang bị tụt nướu. Vấn đề sức khỏe răng miệng này có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm gia tăng sâu răng, răng nhạy cảm và nguy hiểm nhất là khiến răng lung lay và rồi mất răng. Vậy cơ chế tụt lợi gây ra lung lay răng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Tại sao đôi khi có cảm giác răng bị lỏng lẻo?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng răng lung lay ở người trưởng thành và cách điều trị cần thiết sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.

Chấn thương, va đập khiến răng bị lung lay

Nếu bạn bị ngã hoặc chấn thương, răng có thể đã bị bung ra khỏi chân răng, cần phải phẫu thuật nha khoa để nẹp lại vào vị trí cũ. Vết thương sẽ lành lại sau một thời gian, cho phép bạn tiếp tục cuộc sống sau khi hồi phục.

Răng bị lung lay do tụt lợi chân răng

Mặt khác, một chiếc răng lung lay không kèm theo chấn thương có thể là dấu hiệu của một vấn đề sâu hơn, chẳng hạn như bệnh tụt lợi chân răng tiến triển.

Tụt lợi là gì? Những yếu tố nguy cơ dẫn đến tụt lợi

Tình trạng tụt nướu xảy ra khi các mô nướu xung quanh răng bị kéo tụt lại làm lộ ra một số chân răng hoặc chân răng.

  1. Bệnh lý nướu: Những nhiễm trùng nướu do vi khuẩn này phá hủy mô nướu và xương giữ răng tại chỗ. Bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây tụt nướu. Cụ thể bệnh viêm nướu, viêm nha chu được xếp vào hàng các loại bệnh nướu răng.
  2. Di truyền: Một số người  có cơ địa dễ bị bệnh nướu răng hơn nhiều so với những người khác. Các nghiên cứu cho thấy có tới 30% dân số có nhiều khả năng mắc bệnh nướu răng hơn bất kể họ chăm sóc răng miệng tốt như thế nào.
  3. Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa và súc miệng sau khi ăn có thể khiến mảng bám hình thành từ vụn thức ăn biến thành cao răng. Cao răng này tích tụ trên bề mặt răng, ở chân răng và giữa các răng, và chỉ có thể được loại bỏ một cách hiệu quả khi làm sạch răng định kỳ tại nha khoa. Khi quá lâu không điều trị cao răng thì tình trạng tụt nướu hoàn toàn có thể xảy ra.
  4. Đánh răng thô bạo: Nếu bạn đánh răng mạnh tay, nó có thể làm cho men răng của bạn bị bào mòn. Điều này cũng có thể dẫn đến tụt nướu.
  5. Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì, mang thai, hoặc thậm chí mãn kinh có thể làm cho nướu răng nhạy cảm hơn và dễ mắc các bệnh viêm nướu và tụt nướu.
  6. Răng khấp khểnh hoặc khớp cắn lệch lạc: Khi các răng không khớp với nhau, hàm trên và hàm dưới không đối xứng chính xác thì lực tác động khi nhai, cắn lên nướu quá nhiều có thể khiến nướu bị tụt xuống.
  7. Ngoài ra tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến nướu, khi bạn già đi, nướu cũng suy thoái dần và dần tụt xuống. Hiện tượng này không thể tránh khỏi và cũng không có thuốc hay phương pháp nào có thể ngăn cản được.

Đọc thêm: Niềng răng có gây tụt lợi?

Triệu chứng khi tụt lợi

  • Lung lay răng được xem là một biểu hiện của tụt lợi trong giai đoạn rất nặng, và thường là bắt nguồn từ bệnh viêm nha chu. Các triệu chứng kèm theo bao gồm:
  • Viêm, sưng đỏ nướu, ổ chân răng có thể có mủ, có thể xuất hiện những cơn đau khi ăn, nhai thức ăn.
  • Lợi tụt sâu, thường xuyên chảy máu.
  • Hôi miệng dai dẳng là dấu hiệu phổ biến khi tụt lợi nặng.

Vì sao tụt lợi có thể làm răng bị lung lay?

Về mặt giải phẫu: cấu trúc hàm răng gồm các răng xếp theo một trật tự và được giữ vững bởi tổ chức quanh răng.

Tổ chức nâng đỡ răng gồm có: Lợi bao quanh răng ở phía dưới thân răng, xương ổ răng, và hệ thống dây chằng nha chu. Nướu khỏe mạnh có độ bám dính tốt, ôm chặt lấy chân răng để bảo vệ các mô quan trọng bên trong.

Nếu nướu bị tụt, chân răng bị lộ ra, các loại vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tranh thủ cơ hội để tấn công ăn mòn chân răng đồng thời gây viêm nhiễm tổ chức chân răng hay còn gọi là viêm nha chu.

Vi khuẩn bùng phát và hoạt động mạnh mẽ sẽ tiết ra độc tố gây nên phản ứng viêm. Những ai bị viêm nha chu rồi sẽ hiểu căn bệnh này phiền toái đến thế nào. Hậu quả của viêm nha chu là cảm giác sưng đau thường trực ở nướu, lợi bị viêm và tụt sâu khiến chân răng chìa ra ảnh hưởng rất nhiều đến vẻ ngoài. Thêm nữa là mùi hôi khó chịu trong hơi thở khiến bạn mất tự tin và e ngại việc giao tiếp.

Quan trọng hơn, viêm nha chu biến chứng khiến cho các mô nâng đỡ và cố định răng bị hủy hoại dần dần, răng sẽ trở nên lỏng lẻo hơn gây khó khăn trong việc ăn, nhai, và chiếc răng đó sẽ bị rụng đi nếu như tình trạng viêm nhiễm mãi không được điều trị.

Ngoài ra, viêm nha chu được chứng minh có thể là một trong các nguy cơ khiến bạn có thể mắc thêm các bệnh lý nguy hiểm khác như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp. Vì vậy, đây là một căn bệnh nghiêm trọng không thể coi thường.

Đọc thêm: Chữa chụt lợi bằng đông y

Phải làm gì khi răng bắt đầu có dấu hiệu lung lay do tụt lợi?

Mỗi khi muốn chữa trị bệnh lý nào đó, chúng ta cần biết được nguyên nhân sâu xa gây ra nó để có thể trị tận gốc bệnh tật. Đối với tình trạng răng lỏng lẻo cũng vậy. Nếu răng trưởng thành không gặp phải bất cứ chấn thương nào mà lại có cảm giác bị lung lay thì đừng chần chừ việc đi khám nha khoa nữa. Bác sĩ sẽ chỉ ra cho bạn thấy những vấn đề răng miệng bạn đang gặp phải và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nếu răng lung lay do tụt lợi, việc cần làm là chữa dứt điểm nguyên nhân gây tụt lợi và phục hồi khả năng nâng đỡ, bao bọc của lợi đối với chân răng.

Các biện pháp thường được áp dụng tại các trung tâm nha khoa hiện nay gồm:

  • Cạo vôi răng  và làm sạch túi nha chu: Phương pháp điều trị tụt nướu phổ biến nhất được thực hiện ngay tại phòng khám nha khoa của bạn và được gọi là cạo vôi răng và nạo túi nha chu. Quy trình này tương tự như làm sạch răng, nhưng điểm khác biệt là cả răng và chân răng đều được làm sạch trong quá trình cạo vôi răng và nạo túi nha chu. Đầu tiên, cạo vôi răng loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ dưới nướu và chân răng. Sau đó, bác sĩ sẽ khéo léo nạo sạch làm sạch vùng túi giữa nướu và răng, loại bỏ hoàn toàn những ổ mủ ở túi nha. Tùy vào từng trường hợp, bạn rất có thể sẽ được gây tê trong quá trình điều trị này để được thoải mái và thư giãn trong quá trình thực hiện.
  • Thuốc kháng sinh: Một lựa chọn điều trị khác thường được kết hợp với việc cạo vôi răng và cạo vôi răng là sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc sử dụng sau phẫu thuật để tránh bội nhiễm.
  • Điều trị phẫu thuật: Sau khi loại bỏ các yếu tố viêm nhiễm có thể tiếp tục khiến nướu bị tụt, có thể phải sử dụng đến những biện pháp phẫu thuật tiên tiến như ghép lợi phục hình, thời gian để lợi liền lại và độ che phủ chân răng như lúc đầu là khoảng 6 tháng.

Chú ý rằng khi tụt lợi đã có dấu hiệu lung lay răng thì tình trạng đã khá nặng, rất dễ mất răng, bạn không thể tiếp tục tự chữa mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay và nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa tụt nướu gây răng lung lay

Nướu răng bị tụt nghe có vẻ đáng sợ, nhưng đừng lo lắng. Bên cạnh việc có một số phương pháp điều trị để lựa chọn, bạn cũng có thể làm những điều để ngăn chặn tình trạng tụt nướu xảy ra ngay từ đầu bởi chúng rất dễ dàng để thực hiện.

  • Đảm bảo bạn chải răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và bàn chải nên có phần lông chải mềm mại. Khi chải răng tránh dùng lực quá mạnh và chà sát nhiều vào nướu chân răng.
  • Lấy cao răng thường xuyên: Có lẽ một trong những công cụ tốt nhất để ngăn ngừa tụt nướu là đến gặp nha sĩ để được làm sạch cao răng và kiểm tra thường xuyên. Ngay cả khi bạn không gặp bất kỳ triệu chứng nào, nha sĩ có thể xác định các dấu hiệu ban đầu của bệnh nướu răng. Đây là một cách thông minh để giảm nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh lý răng miệng nghiệm trọng. Thời gian lấy cao răng có thể từ 4-6 tháng/lần tùy vào mức độ cao răng của từng người.
  • Với những trường hợp có hàm răng không đều, bị hô, móm, răng khấp khểnh, răng hai hàm không cân xứng dẫn đến nguy cơ tụt lợi do sang chấn khi nhai. Các bạn có thể cân nhắc đến việc nắn chỉnh nha để hàm răng đều đặn thẩm mỹ hơn, đồng thời giảm nguy cơ tụt nướu.
  • Bổ sung vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày giúp nướu chắc khỏe, giảm viêm nướu và cải thiện tình trạng tụt lợi. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng giúp răng chắc khỏe hơn, các tế bào mô nướu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất sẽ đủ bền vững để nâng đỡ chân răng, ít bị biến dạng bởi các tác động khác.
  • Chọn kem đánh răng tốt cho nướu và răng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các thông tin bổ ích cho quý vị độc giả, khi bạn thấy có cảm giác răng không chắc chắn, hãy đi kiểm tra ngay tại bệnh viện hoặc phòng khám nha để kịp thời chữa trị nhé.

 

]]>
https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-va-lung-lay-rang-1848/feed/ 0
Tụt lợi nhẹ – dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nhe-447/ https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nhe-447/#respond Wed, 26 May 2021 09:55:18 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=447 Tụt lợi là tình trạng nướu bị tụt lại khỏi bề mặt răng, làm lộ ra bề mặt chân răng. Đó chỉ là một dạng của bệnh nướu răng (nha chu). Tụt lợi được coi là một trong những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng răng miệng kém, có thể dẫn đến mất răng. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất mô. Bệnh cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm, kết quả càng tốt. Bài viết này sẽ bàn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tụt lợi nhẹ.

Tụt lợi biểu hiện như thế nào, các cấp độ của tụt lợi?

Khi răng lợi khỏe mạnh, nướu sẽ ôm chặt chân răng làm cơ sở giữ răng vững chắc và bảo vệ phần chân răng khỏi sự ăn mòn của axit. Tuy nhiên, sự bao bọc này sẽ mất đi khi nướu bị tụt. Tùy vào nguyên nhân, cơ địa và diễn biến của các yếu tố gây tụt nướu có thể chia thành 2 cấp độ tụt lợi:

Tụt lợi nặng

Phần lợi bị teo rút nhiều khỏi bề mặt chân răng, chân răng chìa ra, thân răng dài ra thấy rõ bằng mắt thường, đi kèm các biểu hiện lợi có màu nhợt nhạt, sưng phồng, chảy máu và đau nhức lợi. Luôn có cảm giác hơi thở có mùi hôi thì nên đi khám nha khoa ngay vì tình trạng răng miệng của bạn đang ở mức báo động đấy.

Đa phần các trường hợp bị tụt lợi nặng đều đang tông tại các bệnh lý nướu nghiêm trọng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu cổ răng. Bởi vì, phản ứng viêm và sự kéo dài của tình trạng này có thể làm trầm trọng hơn chứng tụt lợi. Hãy nhanh chóng điều trị để không khiến lợi bị tụt nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và ngoại hình.

Tụt lợi nhẹ

Mức độ co rút của lợi được đo lường dưới 3mm thì được đánh giá là tụt lợi ở mức độ nhẹ. Đôi khi, bệnh tụt lợi nhẹ chỉ diễn ra âm thầm, không có quá nhiều biểu hiện nên chúng ta có thể không thể quan sát được. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và khắc phục sớm thì về lâu dài cũng sẽ đưa đến hậu quả xấu do tụt lợi dần nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi nhẹ

Sau đây là các yếu tố có thể khiến cấu trúc nướu thay đổi từ từ gây ra hiện tượng tụt lợi nhẹ:

Tụt lợi do tác động lực mạnh: Những tác động cơ học lên nướu trong một thời gian dài có thể khiến nướu bị xê dịch, độ bám dính giảm gây tụt nướu. Những thói quen chải răng quá mạnh, xỉa răng bằng tăm cứng gây tổn thương lợi, bạn nên thay đổi thói quen này.

Tụt lợi do nắn chỉnh nha: Hiện nay dịch vụ nắn chỉnh răng đang rất phổ biến vì nó có thể cải thiện đáng kể cho các hàm răng bị xô lệch, hô, móm…Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng kỹ thuật, nướu răng có thể bị tác động do bị co kéo và gây tụt lợi nhẹ.

Sang chấn do sai lệch khớp răng: Một hàm răng không có sự đối xứng, đồng đều giữa hàm trên và hàm dưới cũng có nguy cơ bị tụt lợi trong quá trình nhai thức ăn. Biểu hiện tụt lợi do sang chấn khớp cắn được ghi nhận ở mức độ không quá nghiêm trọng.

Thói quen nghiến răng khi ngủ: Tương tự như lực cơ học tác động lên nướu, tật nghiến răng vô thức trong lúc ngủ cũng khiến nướu dễ bị xê dịch nhẹ.

Suy thoái nướu do tuổi tác: Khi tuổi tác của bạn ngày càng cao cũng là lúc các tế bào, mô bắt đầu xuất hiện sự lão hóa. Không ngoại trừ hỏi quy luật đó, các mô nâng đỡ chân răng cũng dần suy thoái, gây ra hiện tượng teo rút nướu hay tụt lợi. Hiện tượng tụt lợi do tuổi tác được đánh giá là tụt lợi nhẹ vì nó diễn ra lặng lẽ, có thể bắt đầu ngay từ khi bạn ngoài 30 tuổi và quá trình này biểu hiện rất chậm. Tuy nhiên, rất khó khăn để bạn có thể làm ngừng lại hiện tượng tụt lợi sinh lý này.

Làm thế nào để khắc phục tình trạng tụt lợi nhẹ?

Phải nói rằng, tụt lợi đơn thuần không phải là bệnh lý quá hiểm nghèo. Nhưng phần mô nướu bị rút đi sẽ không thể hồi phục tự nhiên như lúc ban đầu, trừ khi có sự can thiệp của các phẫu thuật phức tạp để tái tạo độ che phủ của nướu. Tuy nhiên, các bạn bị tụt nướu nhẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi vì tụt lợi nhẹ gần như không gây ra quá nhiều sự khác biệt với lợi bình thường, các biện pháp phẫu thuật phục hình là chưa cần thiết. Điều quan trọng nhất là cần tìm đến các phương pháp có thể làm chậm quá trình tụt lợi. Chúng tôi sẽ gợi ý một số mẹo nhỏ có thể thực hiện được tại nhà có thể khắc phục tình trạng tụt nướu.

Bổ sung thực phẩm tốt cho nướu

Cách tốt nhất để làm chậm quá trình tụt nướu là khiến nướu khỏe mạnh từ bên trong. Chế độ ăn uống nên được quan tâm bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho nướu. Các thực phẩm chứa thành phần tốt cho nướu gồm

Các loại hạt chứa nhiều omega 3

Chúng bao gồm hạt mắc ca, hạt vừng (mè). Omega-3 rất cần thiết cho sự trao đổi chất trong cơ thể. Omega-3 rất tốt cho nướu răng của bạn vì chúng có tác dụng chống viêm, chống lão hóa, nên được tăng cường sử dụng trong bữa ăn hàng ngày

Cá hồi hoặc các loại cá béo khác

Các loại cá có nhiều dầu như cá hồi, cá trích và cá thu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa nhiều omega-3. Do chứa nhiều dầu nên chúng có tác dụng chống viêm cho cơ thể và rất tốt cho hệ miễn dịch.

Thịt bò

Thịt bò giúp bổ sung collagen rất quan trọng với sự bền vững của nướu răng. Đây là thực phẩm giàu sắt và vitamin B12 giúp nuôi dưỡng tế bào và mô cơ.

Thịt gà chứa CoQ10 và collagen, cả hai đều rất tốt trong việc chống lại các bệnh nướu răng như tụt nướu. Đừng bỏ qua phần da gà vì nó chứa nhiều collagen.

Nước hầm xương

Nước hầm xương cũng có thành phần dinh dưỡng giúp tăng cường collagen có ích cho nướu răng. Ngoài ra, nước hầm xương giúp hấp thu canxi và magie tốt hơn cho răng chắc khỏe.

Nấm hương

Nấm hương có chứa lentinan, là một polysaccharide chỉ có trong loại nấm đặc biệt này. Lentinan tấn công vi khuẩn gây có hại trong khi bỏ mặc các vi khuẩn khác. Nấm hương cũng có khả năng chống viêm mạnh mẽ và đã được chứng minh trong các nghiên cứu rằng giúp giảm viêm nướu hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ bị tụt lợi.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều Vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Vitamin C có liên quan rất nhiều đến nướu răng. Ngoài ra, bông cải xanh cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin B1, magiê, sắt, canxi, niacin và selen.

Ớt chuông xanh và đỏ

Trên thực tế, cả ớt chuông đỏ và ớt chuông xanh đều có nhiều Vitamin C hơn quả cam. Hãy thêm ớt chuông vào chế độ ăn uống của bạn để tăng cường Vitamin C một cách dễ dàng và ngon miệng.

Khoai lang

Khoai lang là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời chứa hàm lượng cao beta carotene. Beta carotene là một chất dinh dưỡng cần thiết cho nướu răng khỏe mạnh. Nó làm giảm viêm và cung cấp cho cơ thể bạn các yếu tố cần thiết để tạo ra Vitamin A. Khoai lang cũng chứa hàm lượng cao Vitamin C, Vitamin B6 và Mangan.

Trà xanh

Trà xanh có hàm lượng catechin cao giúp chống lại các bệnh nướu răng, bảo vệ nướu khỏe mạnh, rất phù hợp để làm đồ uống hàng ngày cho những người bị tụt lợi.

Mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ nướu và khoang miệng. Người bị tụt lợi có thể sử dụng mật ong để chăm sóc phần lợi đã bị co rút.

Thực phẩm chứa probiotic

Đó là các loại thực phẩm như: tỏi, hành tây, táo…Probiotics hỗ trợ các lợi khuẩn trong miệng của bạn, giảm viêm nướu và sự tích tụ mảng bám, giúp giảm nguy cơ gặp phải các bệnh lý gây tụt lợi.

Đọc thêm: Chữa tụt lợi bằng bài thuốc đông y có hiệu quả không?

Thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày để trị tụt lợi

Ngoài việc bổ sung các thực phẩm tốt cho răng, lợi thì cách chăm sóc răng miệng cũng không kém phần quan trọng để chữa trị và ngăn ngừa tình trạng tụt lợi. Chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện đầy đủ các lưu ý sau để bảo vệ răng miệng của mình tốt nhất:

  • Đánh răng thường xuyên mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ giúp loại bỏ tối đa mảng bám, khiến vi khuẩn không kịp phát triển, sinh sôi gây bệnh nướu răng. Từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ tụt lợi do viêm nhiễm nha chu.
  • Dùng bàn chải có phần lông chải mềm, đánh răng với lực vừa phải, không cọ sát nướu quá nhiều.
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm tre truyền thống để làm sạch sâu và tránh gây tổn thương lợi.
  • Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng sau khi ăn uống.
  • Đi khám răng định kỳ và lấy cao răng thường xuyên 4-6 tháng/lần là phương pháp hữu hiệu để loại bỏ nguy cơ khiến lợi bị tụt nghiêm trọng hơn.

Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, dù bệnh tụt lợi nhẹ không gây ra những hậu quả tức thời nhưng nếu không chủ động khắc phục, phòng ngừa thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và gây ra những tác hại không mong muốn. Hy vọng những thông tin trên thực sự bổ ích cho những người đang đi tìm các giải pháp cho bệnh tụt lợi nhẹ. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe.

 

 

]]>
https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nhe-447/feed/ 0
Niềng răng liệu có thực sự là nguyên nhân gây tụt lợi? https://yentamsongkhoe.com/nieng-rang-lieu-co-gay-tut-loi-441/ https://yentamsongkhoe.com/nieng-rang-lieu-co-gay-tut-loi-441/#respond Wed, 26 May 2021 08:49:04 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=441 Răng miệng không chỉ thực hiện chức năng ăn nhai mà còn có chức năng phát âm và chức năng thẩm mỹ. Vì vậy, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều mong muốn có một hàm răng hoàn hảo.

Thế nhưng, rất nhiều người có tình trạng răng lệch lạc như răng hô, móm, thưa, khấp khểnh. Niềng răng là một trong những giải pháp hiệu quả để họ sở hữu hàm răng thẳng đều. Nhưng một trong những thắc mắc mà nhiều người quan tâm nhất đó là niềng răng có bị tụt lợi hay không và ngược lại, nếu đang bị tụt lợi có thể niềng răng được hay không. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ phân tích làm rõ mối quan hệ giữa việc niềng răng và bệnh tụt lợi. 

Tụt lợi là gì? Có ảnh hưởng nghiêm trọng gì không?

Tình trạng tụt nướu xảy ra khi phần nướu bao quanh răng của bạn bị co lại, làm lộ ra nhiều chân răng hoặc thậm chí cả chân răng. Tụt nướu sinh lý khi chúng ta già đi là điều bình thường. Nó thường diễn ra rất từ từ, âm thầm, vì vậy bạn thậm chí có thể không nhận thấy nướu của mình bị tụt lại.

Nếu tình trạng tụt nướu xảy ra đột ngột hoặc lan rộng hơn, bạn nên hẹn gặp nha sĩ. Họ sẽ xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tụt lợi của bạn và nếu cần thiết, giới thiệu bạn đến bác sĩ nha chu (chuyên gia về nướu) để điều trị.

Nếu không được điều trị, tình trạng tụt nướu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ và cấu trúc xương, răng dễ bị lung lay, cuối cùng dẫn đến mất răng do mất gốc răng.

Ngoài ra, tụt nướu có thể khiến răng nhạy cảm hơn, những tác động nhiệt độ đột ngột hay cơn gió lùa cũng khiến răng ê buốt, khó chịu.

Những nguy cơ gây tụt lợi

  • Nướu bị tụt có thể do một số nguyên nhân, bao gồm:
  • Vệ sinh răng miệng không sạch khiến phát sinh các bệnh lý nha khoa như viêm nướu, viêm nha chu, mòn cổ chân răng, sâu răng.
  • Chải răng quá mạnh trong thời gian dài
  • Cao răng và mảng bám tích tụ nhiều ở chân răng
  • Người cao tuổi hoặc hút thuốc nhiều có nguy cơ tụt nướu cao hơn người bình thường.
  • Một số trường hợp viêm nướu do thay đổi nội tiết tố cũng dẫn đến tụt lợi
  • Yếu tố gen di truyền trong gia đình có tiền sử tụt lợi

Đọc thêm: Tụt lợi nặng điều trị thế nào?

Tìm hiểu về kỹ thuật niềng răng

Hiện nay sự liên quan giữa kỹ thuật niềng răng và sự tụt lợi còn đang là vấn đề gây tranh cãi, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung dưới đây:

3.1 Niềng răng là gì?

Niềng răng là những thiết bị được sử dụng trong chỉnh hình răng như mắc cài, dây cung, khay niềng để điều chỉnh và làm thẳng răng, giúp định vị chúng phù hợp với khớp cắn của một người, đồng thời nhằm mục đích cải thiện sức khỏe răng miệng. Niềng răng cũng sửa chữa những khoảng trống, khiến hàm răng cân đối và đều đặn hơn.

Thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 1-3 năm tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ trên mức độ chỉnh nha có phức tạp không và theo lộ trình bác sĩ thảo luận với bạn.

Xem chi tiết: Các phương pháp niềng răng hiện nay

3.2 Ích lợi của việc niềng răng

Niềng răng để nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng

Điều trị chỉnh nha sẽ làm thẳng răng của bạn hoặc di chuyển chúng vào vị trí tốt hơn. Điều này không chỉ giúp cải thiện vẻ ngoài và điều chỉnh những sai lệch khớp cắn mà còn có thể giúp làm sạch chúng dễ dàng hơn.

Một số người có răng bị hô. Những chiếc răng này có thể được di chuyển trở lại thành hàng (bên trong môi) để bảo vệ chúng khỏi tác động từ bên ngoài.

Ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng

Răng khấp khểnh và chen chúc có thể khiến thức ăn dễ dàng kẹt lại trong quá trình ăn uống. Niềng răng có tác dụng giúp thuận lợi cho việc làm sạch răng, từ đó loại bỏ nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Việc nắn chỉnh răng có thể lấp kín những khoảng trống do mất răng, bạn không cần tốn kém thêm chi phí để trồng răng giả nữa.

Niềng răng nâng cao chất lượng ăn uống

Niềng răng giúp cân bằng khớp hàm một cách chính xác, giúp cải thiện chất lượng ăn uống của bạn rất nhiều. Bạn có thể thoải mái ăn, nhai thức ăn mà không bị đau nhức xương hàm hay lo lắng việc về lâu dài hàm răng sẽ bị xô lệch do sang chấn khớp cắn. Thức ăn được nghiền kỹ hơn sẽ rất tốt cho dạ dày.

Niềng răng để cải thiện phát âm

Bố mẹ nên đưa các con đi khám răng miệng để được bác sĩ phát hiện sớm các sai lệch ở xương răng để có phương án nắn chỉnh nha sớm, tránh ảnh hưởng đến phát âm của trẻ. Sở dĩ như vậy bởi, giọng nói của chúng ta bị ảnh hưởng bởi cấu trúc răng, môi, lưỡi, việc điều chỉnh răng để hàm răng đều đặn sẽ giúp phát âm chuẩn hơn, giọng nói dễ nghe hơn, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp

Chính vì niềng răng đem lại những lợi ích to lớn, có thể đem lại cho bạn một diện mạo hoàn toàn mới, đồng thời cải thiện chức năng hoạt động của hàm răng đáng kể. Thêm nữa, trình độ nha khoa ngày càng tiên tiến, việc thực hiện kỹ thuật niềng răng không còn quá phức tạp, lại có rất nhiều lựa chọn như sử dụng các loại mắc cài thẩm mỹ…Tất cả những lý do này khiến cho khách hàng quyết định lựa chọn niềng răng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, cũng không ít người lo ngại những vấn đề xảy ra sau khi niềng răng, liệu răng lợi có bị tụt trong và sau quá trình niềng răng không?

Niềng răng có giúp chữa tụt nướu không?

Thật không may, niềng răng không thể chữa khỏi hoặc đảo ngược tình trạng tụt lợi. Những gì niềng răng có thể làm là ngăn ngừa tình trạng tụt nướu cho một số bệnh nhân:

Bệnh nướu răng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt nướu, và sức khỏe răng miệng kém là một yếu tố góp phần lớn. Răng thẳng giúp bạn dễ dàng tiếp cận tất cả các bề mặt của răng để giữ cho răng sạch sẽ và khỏe mạnh.

Niềng răng điều chỉnh khớp hàm đối xứng giữa hàm trên và hàm dưới giúp giảm sang chấn khớp cắn, giảm nguy cơ gây tụt lợi và tổn thương nướu.

Có thể bạn quan tâm:

Niềng răng có gây tụt nướu không?

Theo các nghiên cứu, phân tích từ các nhà khoa học thì niềng răng không gây ra tụt nướu. Nhưng thực thế cho thấy, điều này vẫn có thể xảy ra nhưng ở một mức độ rất thấp. Theo phân tích, niềng răng có thể khiến nướu bị co vào tối đa là 0.5 mm, được xếp vào dạng tụt nướu nhẹ, không tạo nên sự khác biệt quá lớn cho hàm răng khi nhìn bằng mắt thường.

Lý do niềng răng có thể gây ra tụt lợi bao gồm:

Các thao tác nắn, chỉnh, co kéo trong niềng răng đơn thuần sẽ không gây tụt nướu. Tuy nhiên, việc bạn chăm sóc răng tốt như thế nào trong quá trình điều trị chỉnh nha sẽ có tác động. Việc đeo mắc cài trong một thời gian dài sẽ ít, nhiều cản trở việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng của bạn. Bạn sẽ cần phải làm sạch cẩn thận xung quanh mắc cài và dọc theo đường viền nướu để loại bỏ mảng bám mỗi ngày. Mảng bám răng là một lớp màng dính, không màu, hình thành từ vụn thức ăn và tích tụ trên răng của chúng ta. Nó chứa hàng triệu vi khuẩn, và nếu không được loại bỏ, nó có thể gây sâu răng và các bệnh về nướu.

Các bệnh về nướu, răng phát sinh do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ mới là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tụt lợi.

Nếu bị tụt nướu thì có thể niềng răng được không?

Điều kiện để niềng răng đạt kết quả như mong đợi là loại bỏ các bệnh lý răng miệng đang tồn tại và tuổi tác người niềng răng không quá lớn.

Các trường hợp viêm nha chu quá nặng thì việc niềng răng là bất khả thi vì độ chắc chắn của răng ảnh hưởng nhiều đến thành công của ca niềng răng. Nếu viêm nha chu khiến lợi tụt sâu, răng lỏng lẻo, có dấu hiệu tiêu ổ xương răng thì dù có thực hiện nắn chỉnh, vẫn có thể bị mất răng.

Tuy nhiên, không thể nói rằng, tất cả các trường hợp tụt lợi đều không thể niềng răng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá mức độ tụt lợi và chất lượng nướu răng của bạn. Nếu nướu vẫn khỏe mạnh, lợi tụt nhẹ và không có dấu hiệu viêm nhiễm thì vẫn thực hiện niềng răng bình thường.

Trong quá trình điều trị của bạn, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ đường viền nướu của bạn và thực hiện các thao tác nắn chỉnh, di chuyển răng của bạn một cách chậm rãi và nhẹ nhàng giúp giảm nguy cơ lợi bị tụt sâu hơn.

Tất nhiên không thể đảm bảo rằng tình trạng suy thoái của bạn sẽ không trở nên tồi tệ hơn. Nếu điều này xảy ra, chúng ta cũng không cần quá bi quan vì còn rất nhiều phương pháp điều trị tụt lợi hiệu quả, có thể áp dụng sau quá trình niềng răng như ghép và tạo hình lợi.

Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng để ngăn ngừa tụt lợi

Điều mà bạn cần chú ý nhất khi đang sử dụng mắc cài niềng răng là phải vệ sinh răng thường xuyên và đúng cách như sau:

– Đánh răng ít nhất 3 lần/ngày vào lúc vừa thức dậy buổi sáng, buổi trưa sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ.

– Dùng bàn chải có lông mềm hoặc bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng, thay thường xuyên sau 3 tháng. Lưu ý không cà phần mặt nhựa của bàn chải vào mắc cài hoặc nếu dùng bàn chải điện cần điều chỉnh tốc độ vừa phải, tránh làm rơi mắc cài.

– Chải răng nhẹ nhàng hình vòng xoáy trên bề mặt răng có mắc cài. Bạn có thể luồn mặt lông bàn chải vào mặt dưới của dây thép để làm sạch thật kỹ răng. Vệ sinh mặt trong và mặt nhai của răng và không quên chải lưỡi.

– Dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng: Để làm sạch những vị trí sâu trong khe kẽ răng, có thể dùng chỉ nha khoa cùng với dụng cụ luồn chỉ để làm sạch răng sau mỗi bữa ăn. Nước súc miệng chuyên dùng cho nha khoa hoặc nước muối loãng đều có tác dụng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng.

– Dùng kem đánh răng tốt, có tác dụng làm sạch và bảo vệ răng, nướu.

– Hạn chế ăn uống những thực phẩm nhiều đường nhằm tránh sâu răng và cao răng, nhưng thức ăn ngọt này tạo nên điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi hoạt động gây ra các bệnh lý nhiễm trùng, tăng nguy cơ tụt nướu.

– Không nên ăn các thức ăn quá cứng hoặc dính như kẹo cao su, caramen…có thể ảnh hưởng đến mắc cài răng.

Chất lượng của cơ sở nha khoa rất quan trọng, một nơi khám chữa nha khoa uy tín sẽ khám xét tổng quát và tư vấn rất kỹ cho khách hàng trước khi niềng răng. Bạn cần được giải quyết triệt để các vấn đề răng miệng đang tồn tại như vôi răng, bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…sau đó mới tiến hành niềng răng.

Người niềng răng cần chăm chỉ thăm khám theo chỉ định để bác sĩ có thể kiểm soát được các vấn đề có thể phát sinh cũng như biến chứng có thể xảy ra trong quá trình đeo niềng.

Qua bài phân tích trên đây, hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về sự liên quan giữa bệnh lý tụt lợi và quá trình nắn chỉnh nha. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp cụ thể, việc niềng răng và những ảnh hưởng đến nướu có thể khác nhau. Cách tốt nhất khi bạn quyết định niềng răng, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thật kỹ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Đọc thêm: Sau khi niềng xong, bạn cần làm gì để răng không xô lệch trở lại như cũ

]]>
https://yentamsongkhoe.com/nieng-rang-lieu-co-gay-tut-loi-441/feed/ 0
Tụt lợi có chữa khỏi được không? https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-co-chua-khoi-duoc-khong-434/ https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-co-chua-khoi-duoc-khong-434/#respond Wed, 26 May 2021 08:25:52 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=434 Tụt nướu là một vấn đề răng miệng phổ biến và diễn ra âm thầm, biểu hiện không quá rõ rệt như những căn bệnh khác. Cũng chính vì vậy mà nhiều người trong chúng ta không lường hết được sự nguy hiểm của tình trạng này nên không kịp thời ngăn chặn và điều trị, dẫn đến tình trạng mất răng và các vấn đề khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Vậy bệnh tụt lợi có chữa được không, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây nhé.

Tại sao lại xảy ra tình trạng tụt lợi?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể gây ra tụt lợi, có thể kể đến như:

  • Bệnh răng miệng thường gặp như bệnh viêm nha chu, viêm nướu, răng mọc không đều… dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương ổ răng và khiến nướu bị co rút
  • Kích thích quá mức bởi lực cơ học thường đến từ các hành vi đánh răng quá mạnh, xỉa răng bằng tăm nhọn, lực nhai cắn lớn hoặc lực kéo khi thực hiện nắn chỉnh răng.
  • Tuổi tác: Tụt lợi khi về già là hiện tượng không thể tránh khỏi do suy thoái mô nướu.
  • Cấu trúc răng không đồng đều dẫn đến sai lệch khớp cắn và sang chấn khi nhai. Đây là một trong những nguyên nhân lớn gây ra co rút nướu răng.
  • Thay đổi nội tiết tố cũng có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng có bao gồm tụt nướu.

Những dấu hiệu bị tụt lợi

  • Lợi bị tụt về phía chóp chân răng làm lộ ra chân răng có thể quan sát thấy bằng mắt thường
  • So với mặt bằng chung của các răng, răng có lợi bị tụt sẽ dài hơn do phần lợi chân răng bị ngắn lại.
  • Vùng chân răng bị lộ ra có thể bị ê buốt, nhạy cảm với nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột.
  • Nướu có màu nhợt nhạt, có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu mỗi khi chải răng, hoặc xỉa tăm hay có những tác động vào
  • Cảm giác răng lỏng lẻo hơn do khả năng nâng đỡ răng của nướu khi bị tụt giảm đi nhiều.

Tụt lợi có nguy hiểm không?

Răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm

Sau khi nướu bị teo lại, chân răng không được bảo vệ đúng cách, chân răng nếu không được bảo vệ đầy đủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Ví dụ, ăn đồ lạnh, nóng, chua, ngọt dễ gây đau nhức răng.

Tụt lợi có thể kéo theo hàng loạt bệnh răng miệng

Khi chân răng bị lộ ra,vi khuẩn tăng cường tấn công và ăn mòn chân răng nên tỷ lệ sâu răng ở chân răng là rất cao, dẫn đến răng dễ bị lung lay, gãy rụng sớm. Ngoài ra, các bệnh viêm nhiễm cũng có thể xuất hiện nếu tình trạng vệ sinh răng miệng kém và đồ ăn thức uống sử dụng có chứa nhiều axit và đường.

Các vấn đề ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân

Khi nướu bị teo rút, chúng thường có tác động lớn hơn đến vẻ ngoài. Đặc biệt, tụt nướu tại các vị trí như răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới, răng trông dài ra, khe hở kẽ răng rộng có thể khiến vẻ ngoài bị già hơn rất nhiều và ảnh hưởng đến tổng thể.

Vậy, có cách nào chữa dứt điểm tình trạng tụt nướu không?

Ngoại trừ tụt nướu sinh lý do tuổi tác là điều không thể tránh khỏi, thì tình trạng tụt nướu do bệnh lý có thể điều trị dứt điểm nếu như xử lý được tận gốc các bệnh lý nguyên nhân. Tuy nhiên, phần nướu đã mất đi sẽ không thể tự đầy lại để bao bọc chân răng như trước, bạn cần đến các cơ sở nha khoa chính quy để khám và điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

Các bác sĩ chuyên khoa răng giúp gì cho bạn?

Lấy cao răng

Làm sạch cao răng hay vôi răng là biện pháp ban đầu được áp dụng đối với hầu hết liệu trình điều trị răng miệng. Cao răng tụt sâu khiến nướu không còn độ bám dính chân răng nữa và tình trạng tụt nướu sẽ càng trầm trọng hơn.

Sau khi loại bỏ cao răng và mảng bám, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp nha khoa tùy vào tình hình răng miệng của từng bệnh nhân như:

Nạo túi nha chu

Phương pháp này sử dụng những liệu pháp và kỹ thuật nha khoa để nạo sạch làm sạch vùng túi giữa nướu và răng trong trường hợp viêm nướu hoặc nha chu có ổ mủ.

Dùng thuốc bôi hoặc thuốc ngậm có fluoride

Những trường hợp răng bị ê buốt nhiều do tụt nướu lâu ngày. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn ngậm máng plastic có gel fluoride tại nhà hoặc hằng ngày tới phòng khám răng để bôi dung dịch fluoride lên những vị trí răng bị buốt theo liệu trình khoảng 5 đến 6 ngày. Kết thúc điều trị sẽ giải quyết được tình trạng ê buốt răng do tụt nướu.

Lazer kết hợp bôi dung dịch fluoride

Kết hợp chiếu tia laser khi sử dụng dung dịch fluoride kết hợp ánh sáng lazer giúp bịt kín 90% các ống ngà bị hở giúp giải quyết nhanh chóng vấn đề ê buốt răng, đồng thời răng được bao phủ bề mặt sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng, viêm chân răng.

Phủ mặt răng bằng composite hoặc xi măng glass ionomer

Phương pháp này cũng giúp trám đầy phần chân răng bị lỗ rỗ do tụt nướu lâu ngày, đang bị ăn mòn dần. Tác dụng của phủ composite hoặc xi măng vĩnh viễn glass ionomer đây giúp giảm ê buốt và hạn chế tình trạng mòn bề mặt răng.

Phẫu thuật điều trị tụt lợi

Phương pháp phẫu thuật phục hình lợi bị tụt bằng phương pháp ghép lợi là một biện pháp hiệu quả, vừa trị dứt điểm tụt lợi lại phục hồi vẻ đẹp cho hàm răng.

Ghép lợi là sử dụng các tổ chức ghép để cấy vào phần lợi đã mất, sau đó cố định và làm liền vết thương. Mất khoảng 3 tháng đến 6 tháng sau điều trị để lợi có thể phục hồi hoàn toàn.

Căn cứ vào tổ chức ghép được sử dụng, có thể phân loại ghép lợi thành các phương pháp sau:

– Ghép vạt lợi có chân nuôi

Loại vạt trượt bên có chân nuôi được chỉ định khi phần mô mềm ở vùng kẽ răng còn tốt và lợi vùng bên cạnh còn đủ rộng, đủ cao để tạo vạt trượt bên.

– Ghép lợi tự do tự thân

Ghép lợi tự do tự thân là cách sử dụng tổ chức ghép lấy từ các vùng lân cận như vạt niêm mạc và tổ chức liên kết ở phía hàm ếch, thường từ răng nanh đến răng số 6

– Ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô

Đây là phương pháp ghép lợi kết hợp giữa ghép vạt có chân nuôi và vạt lợi tự do tự thân, thường được áp dụng cho các hàm răng bị tụt lợi nặng, hoặc tụt lợi hàm trên. Tính đến nay, phẫu thuật ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô được coi là phương pháp có hữu hiệu nhất để che phủ chân răng do tụt lợi.

Phương pháp này khá phức tạp, yêu cầu trình độ nha khoa cao và thời gian phẫu thuật kéo dài hơn. Bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn bệnh viện chính quy hoặc cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện phẫu thuật.

– Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp tụt lợi mà tổ chức nha chu ở kẽ răng còn tốt, sử dụng những chất liệu ghép nhân tạo nên chi phí của phẫu thuật này khá cao.

Qua đây, có thể thấy rằng, tụt lợi không phải bệnh khó chữa trị. Tuy nhiên, muốn trị được tụt lợi, hầu hết đều phải áp dụng các phương pháp khoa học chính thống, tự chữa tại nhà không thể khỏi được. Tất nhiên, việc chữa trị tại nha khoa không đơn giản mà ngược lại còn mất nhiều thời gian, công sức và chi phí không hề nhỏ. Vì vậy, cách tốt nhất nên làm là hãy chủ động phòng ngừa tụt lợi, tránh xa các nguy cơ có thể gây tụt lợi.

Phòng ngừa tụt lợi như thế nào?

Tụt lợi là hậu quả của hầu hết các bệnh lý răng miệng gây ra bởi vi khuẩn như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu…Để ngăn ngừa tụt nướu, chúng ta cần chăm sóc răng miệng thật tốt, không để vi khuẩn có điều kiện phát triển sinh sôi trong khoang miệng.

Để làm được điều này, bạn đọc cần lưu ý:

  • Đánh răng hàng ngày thật kỹ, nhưng cần dùng lực nhẹ vừa phải và sử dụng bàn chải răng có lông mềm.
  • Dùng tăm chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi ăn để loại bỏ hết thức ăn thừa còn sót lại.
  • Các trường hợp bọc răng sứ, làm răng giả, trồng răng implant, nắn chỉnh răng… cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn trung tâm nha khoa uy tín, không tiếc rẻ mà chọn nơi kém chất lượng có thể dẫn đến biến chứng tụt lợi sau khi thực hiện làm răng thẩm mỹ, nắn chỉnh không đúng cách.
  • Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ là cách tốt nhất để kiểm soát các vấn đề răng miệng. Thường xuyên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra, tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hợp lý.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ vitamin C giúp nướu hồng hào, khỏe mạnh, tăng tính bền vững, có thể làm chậm tốc độ suy thoái nướu khi tuổi già.
  • Sử dụng kem đánh răng giúp nướu chắc khỏe là một cách phòng ngừa tụt nướu rất tốt.

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã cũng cấp cho bạn đọc những kiến thức bổ ích về bệnh lý tụt lợi chân răng, đồng thời cũng trả lời cho thắc mắc của nhiều người răng bệnh tụt lợi có chữa khỏi được không. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để chữa trị hiệu quả nhất, bạn vẫn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

]]>
https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-co-chua-khoi-duoc-khong-434/feed/ 0
Bị tụt lợi hở chân răng phải làm sao? https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-phai-lam-sao-428/ https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-phai-lam-sao-428/#respond Wed, 26 May 2021 02:36:22 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=428 Tụt lợi là vấn đề răng miệng mà rất nhiều người đang gặp phải. Tụt lợi khiến răng dài hơn, chân răng lộ rõ khiến hàm răng kém thẩm mỹ, gây ê buốt răng và nguy cơ răng lung lay, gãy rụng răng. Nếu bạn đang bị tụt lợi và lo lắng không biết phải làm sao để khắc phục và chữa trị, hãy cùng tìm hiểu giải pháp trong bài viết sau đây với chúng tôi nhé.

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay tụt nướu là tình trạng nướu ở chân răng bị co rút khiến chân răng lộ ra, kèm theo đó là hiện tượng sưng đỏ ở và chảy máu ở nướu. Tình trạng tụt nướu diễn ra từ từ theo thời gian và khi nướu bị tụt quá sâu sẽ phải can thiệp bằng các biện pháp phẫu thuật tạo hình mới có thể khôi phục lại độ che phủ chân răng như ban đầu.

Hiện tượng tụt lợi có thể xảy đến ở mọi độ tuổi, thậm chí là trẻ em. Lợi có thể bị co rút tại mọi vị trí của hàm răng như răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới, toàn bộ hàm trên, hàm dưới hoặc cả hai hàm răng.

Nguyên nhân dẫn đến tụt lợi

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng tụt nướu. Có thể phân loại như sau:

Yếu tố bệnh lý

Viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng tụt lợi

Tụt lợi được coi là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm như nhiễm trùng nướu, viêm nha chu. Ngoài biểu hiện tụt lợi, triệu chứng của các bệnh lý trên thường gồm: chảy máu chân răng thường xuyên, hôi miệng, có ổ mủ ở nướu, răng lỏng lẻo, khó khăn khi nhai thức ăn.

Sau khi điều trị nha chu: Bệnh nha chu khiến lợi bị tụt sâu xuống dưới chân răng. Điều trị nha chu sẽ giúp chấm dứt tình trạng viêm nhiễm tổ chức quanh răng. Tuy nhiên, sau khi hồi phục, phần lợi bao bọc chân răng đã bị mất đi, chân răng bị lộ ra ngoài nhìn thấy rất rõ.

Các vấn đề mang tính bệnh lý là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng nướu bị co rút. Cần sớm phát hiện và điều trị triệt để các bệnh này mới có thể khiến nướu ngừng bị tụt xuống chân răng.

Yếu tố giải phẫu

Tụt nướu dễ xảy ra với trường hợp xương ổ răng bao bọc chân răng quá mỏng, sang chấn khớp cắn hay răng mọc ngoài cung hàm khiến tình trạng tụt lợi thêm nghiêm trọng.

Ngoài ra, các đối tượng mất răng mà không trồng răng, lâu ngày sẽ bị tiêu xương răng và tụt nướu.

Sang chấn khớp cắn

Sang chấn khớp cắn do lệch hàm khi không có sự cân xứng, cắn khít với nhau. Việc răng mọc lệch khỏi cung hàm khiến việc ăn nhai gặp khó khăn và phát âm không chuẩn và lâu dần sẽ khiến nướu bị co rút gây tụt lợi.

Yếu tố di truyền

Nướu răng có thể nhạy cảm hơn tùy vào cơ địa của mỗi người. Đồng thời, độ vững chắc và tính nâng đỡ của nướu ở mỗi người là khác nhau nên khả năng bị tụt nướu sớm cũng liên quan đến yếu tố gen sẵn có.

Tuổi tác

Tuổi càng cao thì nguy cơ bị tụt lợi càng tăng do mô nướu dần suy yếu, nướu kém đàn hồi, dễ bị co rút. Tình trạng tụt lợi diễn ra âm thầm và thường biểu hiện rõ rệt ở độ tuổi ngoài 50.

Các yếu tố khác

Thói quen chải răng quá mạnh, xỉa răng bằng tăm nhọn, nhai đồ ăn quá cứng hoặc lực kéo khi nắn chỉnh răng quá lớn cũng có thể khiến nướu bị tổn thương, bị tróc khỏi chân răng.

Một số người bị tật nghiến răng khi ngủ có nguy cơ bị tụt nướu cao hơn do lực ép cơ học tác động lên chân răng, ảnh hưởng đến độ bám dính của nướu lên chân răng.

Bên cạnh đó, các thủ thuật phục hình răng như bọc răng sứ, trồng răng giả có thể gây viêm lợi do viền răng giả không tương thích, chèn ép mô lợi bao quanh. Từ đó, nướu có xu hướng tụt sâu vào trong khiến chân răng lộ rõ.

Biểu hiện của tụt lợi

Bệnh co rút nướu có thể biểu hiện theo giai đoạn:

Tụt lợi không nhìn thấy: Nướu sưng đỏ, tuy không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng độ bám dính chân răng đã mất, tụt nướu không nhìn thấy chỉ được đo bằng bằng cấy thăm dò quanh răng với vị trí bám dính của biểu mô.

Tụt lợi nhìn thấy: Chúng ta có thể quan sát thấy nướu bị teo rút rõ rệt bằng mắt thường. Các triệu chứng kèm theo bao gồm: Lợi sưng đỏ, đau nhức và thường xuyên bị chảy máu. Hơi thở có mùi hôi và cảm giác răng không chắc chắn, lung lay.

Tụt nướu có phải là một bệnh nghiêm trọng không?

Tụt nướu dẫn đến răng ê buốt, nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công

Có thể thấy răng, răng có vững chắc hay không phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc nướu răng. Khi bị tụt nướu, phần chân răng lộ ra sẽ khiến răng nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột. Hơn nữa, tụt lợi khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và ăn mòn chân răng, khiến chân răng suy yếu, nguy cơ gây tiêu xương ổ răng và khả năng mất răng là rất cao.

Tụt nướu cảnh báo các bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Tụt lợi là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất, báo hiệu các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu. Đặc biệt, viêm nha chu là bệnh lý răng miệng rất nguy hiểm, ngoài những biến chứng ăn mòn chân răng, tụ mủ nướu, tiêu ổ xương răng gây mất răng mà viêm nha chu còn dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác như đái tháo đường, tim mạch, huyết áp…có thể nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, khi có dấu hiệu tụt nướu, cần khám chữa ngay trước khi bệnh diễn biến quá nặng.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng

Tụt lợi khiến răng trông dài ra nhìn rất kém thẩm mỹ, điều này có thể khiến cho bạn mất tự tin trong giao tiếp. Thêm vào đó, dù các biện pháp chữa trị có thể khiến tình trạng tụt nướu không tiếp tục diễn ra, nhưng hình dạng và độ bao bọc chân răng của nướu lại không thể tự khôi phục lại như lúc ban đầu.

Bị tụt lợi có nên tự chữa trị tại nhà không?

Trước tiên, khi phát hiện dấu hiệu lợi bị tụt, bạn cần mau chóng đi khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chữa trị. Cần chú ý rằng, tụt lợi là trường hợp mô lợi đã bị co rút và teo lại, việc tự chữa trị tại nhà bằng các mẹo dân gian hay chăm sóc răng đơn thuần chỉ có tác dụng ngăn nướu tiếp tục co rút hoặc làm chậm phần nào quá trình tụt lợi. Nếu muốn trị dứt điểm tụt lợi và phục hồi nướu trở lại như cũ, bạn cần được sự thăm khám, thực hiện các thủ thuật nha khoa, thậm chí là các phẫu thuật tạo hình phức tạp.

Điều trị tụt lợi ở nha khoa

Để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ phân tích tình trạng tụt lợi của bạn đang ở mức độ nào.

Điều trị tụt lợi nhẹ

Nếu nướu răng mới bị tụt nhẹ, nha sĩ sẽ giúp bạn vệ sinh, làm sạch cao răng và mảng bám trên răng. Sau đó hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng và có thể dùng kháng sinh để điều trị các viêm nhiễm nhẹ gây tụt lợi.

Trường hợp tụt lợi kèm theo cảm giác ê buốt, bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp bôi dung dịch fluor lên chân răng hoặc cho ngậm máng plastic chứa gel fluor tại nhà.

Một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kết hợp laser và dung dịch fluor. Phương pháp này hiệu quả trong việc ngăn ngừa tụt lợi diễn biến thêm và khôi phục bề mặt chân răng, giảm ê buốt hiệu quả.

Đọc thêm: Bị tụt lợi uống thuốc gì?

Điều trị tụt lợi nặng

Đối với các ca tụt lợi gây ra bởi các bệnh lý viêm nhiễm nha chu, mức độ tổn thương lợi khá sâu, lợi bị tụt nhiều. Việc cần làm là điều trị dứt điểm các ổ viêm, sau đó sẽ cân nhắc các phẫu thuật nha khoa cần thiết như sau:

Ghép lợi – Biện pháp khôi phục độ che phủ của nướu với chân răng

Ghép lợi là phương pháp phẫu thuật can thiệp sử dụng tổ chức ghép từ vùng lân cận hoặc các vật liệu ghép nhân tạo với mục đích bù vào tổ chức lợi bị tụt để che chắn, bao bọc lại chân răng.

Việc thực hiện ghép lợi bắt đầu bằng phẫu thuật bóc tách tổ chức ghép. Sau đó phẫu thuật và đưa tổ chức ghép vào vị trí nhận mô ghép. Tiếp theo bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn hàm.

Căn cứ vào tổ chức ghép và vật liệu ghép lợi, các phương pháp ghép lợi được phân loại thành:

  • Ghép lợi tự do tự thân có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp tụt lợi.
  • Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô
  • Vạt có chân nuôi áp dụng khi mô mềm tại chỗ đủ dày và rộng để kéo che vùng chân răng hở.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học giúp tạo mô mới thế vào vị trí mô quanh răng đã mất, giúp làm đầy và che phủ chân răng.

Thời gian hồi phục sau phẫu thuật là 6 tuần và khoảng 1 năm để mô nướu tái cấu trúc về như ban đầu. Trong thời gian này, bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn các chăm sóc răng miệng thích hợp để vết thương nhanh liền và tránh khỏi các biến chứng.

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi điều trị tụt nướu

  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày: Duy trì thói quen đánh răng thường xuyên để hàm răng và khoang miệng luôn sạch sẽ, vi khuẩn không thể tấn công gây ra các bệnh lý răng miệng và tình trạng tụt nướu có thể quay trở lại.
  • Lưu ý khi chải răng nên dùng bàn chải có lông tơ mềm, cọ nhẹ nhàng trên răng và nướu và súc miệng thật sạch với nước.
  • Tăm chỉ nha khoa giúp làm sạch sâu kẽ răng, khiến thức ăn không bị đọng lại tạo thành cao răng gây ra tụt nướu.
  • Dùng kem đánh răng phù hợp, chứa các thành phần có khả năng bảo vệ răng, khắc phục tình trạng ê buốt tại các vị trí chân răng bị lộ.
  • Khi ăn uống, đặc biệt khi mới điều trị tụt nướu bằng các phương pháp phẫu thuật, cần lưu ý ăn thức ăn mềm, không nhai quá mạnh, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến răng mẫn cảm.
  • Tái khám định kỳ theo dặn dò của bác sĩ.

Bệnh tụt lợi không thể tự khỏi nên để tình hình không xấu đi, tốt nhất bạn hãy đi khám nha sĩ để có hướng điều trị phù hợp, đồng thời thực hiện chăm sóc răng miệng tại nhà thật tốt để có hàm răng khỏe đẹp, nụ cười tươi tắn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

]]>
https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-phai-lam-sao-428/feed/ 0
Chữa tụt lợi bằng đông y có hiệu quả không? https://yentamsongkhoe.com/chua-tut-loi-bang-dong-y-424/ https://yentamsongkhoe.com/chua-tut-loi-bang-dong-y-424/#respond Tue, 25 May 2021 23:33:05 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=424 Các vấn đề về răng miệng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống của chúng ta. Một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp nhất phải kể đến là tụt lợi. Tình trạng này thường diễn ra từ từ và không biểu hiện triệu chứng dữ dội. Tuy nhiên, nếu không điều trị tụt lợi sớm, có thể dẫn đến các vấn đề phức tạp hơn. Các phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến các điều trị nội khoa, phẫu thuật ngoại khoa. Đặc biệt, điều trị bằng Đông y cũng là một lựa chọn điều trị mà Yên tâm sống khỏe muốn giới thiệu tới các bạn trong bài viết sau đây.

Tụt lợi là hiện tượng gì?

Tụt lợi là hiện tượng chân răng bị lộ ra ngoài do sự co rút của rìa nướu vào sâu chân răng. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng, hàm trên, hàm dưới hoặc toàn bộ hàm răng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và nguy cơ kéo theo nhiều vấn đề răng miệng khác nghiêm trọng hơn.

Thống kê cho thấy, tỷ lệ người bị tụt lợi chiếm tới 50% các vấn đề về răng miệng. Tỷ lệ tụt lợi liên quan đến các yếu tố vệ sinh răng miệng, bệnh lý, chấn thương, tuổi tác, giới tính…cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây tụt lợi

Vệ sinh răng miệng không tốt: Thói quen vệ sinh răng miệng kém là một nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi. Bởi vì, răng miệng không được làm sạch kỹ càng có thể tích lũy mảng bám và hình thành cao răng. Khi cao răng ngày càng nhiều lên sẽ ăn sâu xuống nướu kèm theo các viêm nhiễm nướu và nha chu, khiến cho cấu trúc nướu lỏng lẻo, kém đàn hồi và tụt dần, lộ ra chân răng.

Tuổi già: Khi còn trẻ, mô nướu có khả năng đàn hồi và tái tạo tốt hơn khi đã về già. Vì vậy, từ khoảng tuổi 50 trở đi, tỷ lệ người bị tụt nướu là rất cao, chiếm tới 90%.

Yếu tố khôi phục kém: Tụt lợi sau khi thực hiện các kỹ thuật chỉnh hình hoặc làm răng thẩm mỹ như bọc răng sứ, trồng răng giả do viền răng giả không tương thích với nướu sẽ gây chèn ép, dẫn đến tụt lợi.

Yếu tố giải phẫu: tình trạng răng khấp khểnh, không đều nhau, hơi nhô ra ngoài thì phần nướu bao bọc chân răng có thể sẽ mỏng và hẹp hơn, dễ bị tụt nướu.

Lực tác động mạnh: Các yếu tố như thói quen chải răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, lực cắn, nhai thức ăn mạnh cũng như lực kéo lớn khi nắn chỉnh răng đều là tác nhân gây tụt lợi.

Sau khi điều trị viêm nha chu: Viêm nha chu khiến lợi bị tụt sâu, điều trị viêm nha chu sẽ chấm dứt tình trạng viêm nhiễm, tuy nhiên nướu bị tổn thương và tụt sâu sẽ khó hồi phục như ban đầu.

Đọc thêm: Tại sao niềng răng bị tụt lợi?

Tụt lợi gây ra hậu quả gì?

Trước tiên, tụt lợi khiến chân răng bị lộ ra, răng dài hơn ảnh hưởng đến thẩm mĩ của hàm răng, khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Không chỉ thế, tụt lợi còn là kết quả của rất nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, có thể gây ê buốt, đau nhức, tiêu xương răng, gãy rụng răng sớm. Vì vậy, cần điều trị tụt nướu chân răng sớm nhất có thể.

Điều trị tụt lợi thế nào cho hiệu quả?

Tụt nướu có thể phân loại theo mức độ:

  • Tụt lợi nhẹ: Chưa biểu hiện rõ ràng, không nhìn thấy bằng mắt thường, chỉ có thể phát hiện bằng cách đo độ bám dính của mô nướu và cấy thăm dò quanh răng.
  • Tụt lợi nặng: Có thể quan sát bằng mắt thường, lợi tụt sâu xuống chân răng khiến răng trông dài ra, đi kèm các biểu hiện sưng lợi, chảy máu chân răng khi đánh răng và dùng tăm chỉ nha khoa, hôi miệng và cảm giác răng bị lung lay.

Để điều trị tụt lợi, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của từng người để có phương án điều trị thích hợp.

Điều trị tụt lợi mức độ nhẹ

Các biện pháp điều trị áp dụng với người bị tụt lợi nhẹ đó là làm sạch sâu răng miệng, lấy cao răng và hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà. Một số trường hợp tụt lợi có biểu hiện viêm nướu có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định.

Điều trị tụt lợi mức độ nặng

Phẫu thuật và tạo hình nha chu: Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng để làm sạch túi nha chu và giảm kích thước các túi nha bằng cách nạo sạch túi nha để loại bỏ vi khuẩn và khâu mô lợi ở gốc răng.

Phẫu thuật ghép mô nướu: Phương pháp phẫu thuật ghép mô nướu giúp khôi phục phần lợi che phủ chân răng giải quyết tình trạng tụt lợi nặng.  Phẫu thuật ghép nướu có thể là ghép lợi tự thân bằng vạt niêm mạc của vùng răng lân cận hoặc sử dụng vật liệu ghép như mô sinh học từ động vật hoặc mô nướu của cơ thể khác để cấy ghép.

Tái tạo mô xương: Với người bệnh tụt lợi mà mô xương nâng đỡ răng đã bị phá hủy, nếu đủ điều kiện, có thể yêu cầu áp dụng một thủ thuật để cải tạo lại phần mô xương bị mất. Giống như ghép mô nướu, bác sĩ sẽ sử dụng một vật liệu tái tạo như màng ghép, mô ghép hoặc protein kích thích mô để thực hiện tái tạo lại xương và các mô một cách tự nhiên.

Các phương pháp phẫu thuật tạo hình hoặc cấy ghép nướu có thể khôi phục phần lợi bị tụt và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng. Tuy nhiên, đây là các biện pháp điều trị phức tạp và khá tốn kém. Đối với các trường hợp tụt nướu không quá nghiêm trọng mà nguyên nhân là do biến chứng của bệnh viêm nướu hay viêm nha chu nhẹ. Bạn đọc có thể lựa chọn phương pháp Đông y để chữa trị, khắc phục tình trạng tụt nướu như sau:

Các bài thuốc chữa tụt nướu bằng Đông y

Bài thuốc số 1

Các vị thuốc gồm có: 10g Hoàng liên, 10g Hoàng cầm, 12g Chi tử, 18g Lá hương nhu, 24g Rau má, 12g Đương quy, 12g Cam thảo, 16g Đan sâm.

Cách thực hiện

Sắc tất cả các vị thuốc nói trên với một nồi nước đầy đến khi cạn còn 1/3 thì để nguội rồi uống. Uống nước thuốc ngày 3 lần sau khi ăn cơm.

Công dụng

Bài thuốc giúp kháng viêm, thanh nhiệt giảm sưng và viêm nướu, điều trị chảy máu lợi và ngăn chặn hiện tượng tụt nướu.

Bài thuốc số 2

Vị thuốc gồm: 16g Nam hoàng bá, 16g Rễ cây xấu hổ, 16g Rễ cỏ xước, 16g Nam tục đoạn, 12g Bạch truật, 12g Liên nhục, 10g Trần bì, 12g Cam thảo.

Cách thực hiện

Sắc các vị thuốc trên thành nước thuốc, chia làm 3 bát uống vào sáng, trưa, tối. Một thang thuốc có thể sắc uống đến lần thứ 3.

Công dụng

Bài thuốc rất hữu hiệu trong việc điều trị viêm nha chu bởi khả năng chống viêm, tiêu sưng, giúp loại bỏ nguyên nhân gây tụt lợi.

Bài thuốc số 3

Các vị thuốc gồm: 10g hoa mộc, 15g hoa cúc khô, 4g tế tân, 15g địa cốt bì, đem sắc chung với nước sạch. Chia nước sắc thành một phần nước thuốc dùng để uống và một phần để súc miệng sau khi đã vệ sinh răng miệng.

Công dụng

Bài thuốc này giúp điều trị đau răng, sưng lợi, chảy máu chân răng và hôi miệng, ngăn chặn nguy cơ tụt lợi.

Bài thuốc số 4

Các vị thuốc gồm: 12g Ngưu bàng tử,  8g bạc hà ,16g hạ khô thảo, 16g kim ngân hoa, 20g bồ công anh, 8g gai bồ kết . Sắc lấy nước uống 2 lần/ ngày. Một thang thuốc sắc được 1 lần.

Công dụng

Uống nước thuốc hàng ngày để thanh nhiệt, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, rất hiệu quả trong việc điều trị viêm nướu, nguyên nhân dẫn đến tụt nướu.

Bài thuốc số 5

Bài 1: 12g Sinh địa,12g huyền sâm, 12g sa sâm, 12g quy bản, 12g thạch hộc, bạch thược 8g, kim ngân hoa 16g, ngọc trúc 12g, câu kỷ tử 12g, thăng ma 12g. Sắc với nước rồi uống ngày 1 thang chia thành 2 lần.

Công dụng

Bài thuốc này công hiệu trong việc điều trị viêm chân răng, tiêu mủ ở nướu, hồi phục độ đàn hồi và tính nâng đỡ của nướu.

Chữa tụt lợi bằng đông y có hiệu quả không?

Trên đây là các bài thuốc Đông y thường được áp dụng để trị chứng tụt nướu do viêm lợi, viêm nha chu. Bạn đọc nên biết rằng, việc lựa chọn điều trị bằng Đông y chỉ giúp ngăn chặn tình trạng tụt nướu không bị nặng thêm, dần nuôi dưỡng nướu và răng chắc khỏe. Phương pháp này không thể làm đầy nướu và khôi phục chiều cao của nướu như lúc ban đầu. Vì vậy, khi có hiện tượng tụt lợi, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa trước tiên để đánh giá tình trạng của bệnh và đưa ra những cách điều trị phù hợp nhất.

Cách chăm sóc răng miệng giúp hạn chế tình trạng tụt lợi

Chải răng đúng cách: Chải răng kỹ càng nhưng không dùng lực quá mạnh để gây tổn thương nướu. Nên sử dụng bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ ngày.

Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý: Nước muối có tác dụng sát khuẩn và giúp nướu chắc khỏe hơn. Chúng ta nên súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy sẽ rất tốt cho răng miệng và vòm họng.

Làm sạch răng bằng chỉ nha khoa: Để loại bỏ tối đa vụn thức ăn thừa, mảng bám tại các vị trí khó làm sạch giúp hạn chế việc hình thành cao răng, vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây tụt lợi chân răng.

Khám nha khoa định kỳ: Thường xuyên thăm khám nha khoa, khoảng 6 tháng/lần để lấy cao răng và kiểm soát các vấn đề răng miệng, phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng có thể gây ra tụt lợi.

Lựa chọn kem đánh răng phù hợp, hỗ trợ điều trị tụt nướu chân răng.

Như vậy, qua bài viết có thể thấy tình trạng tụt nướu chân răng cần điều trị sớm để tránh diễn biến nặng hơn và phải dùng đến các biện pháp phẫu thuật tốn kém. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để tự chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.

]]>
https://yentamsongkhoe.com/chua-tut-loi-bang-dong-y-424/feed/ 0
Tụt lợi ở trẻ em có ảnh hưởng như thế nào? https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-o-tre-em-418/ https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-o-tre-em-418/#respond Tue, 25 May 2021 12:23:56 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=418 Tụt lợi hay còn gọi là teo rút lợi là bệnh lý răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Theo thống kê, đối tượng bị tụt lợi là trẻ em đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Điều này khiến nhiều người bất ngờ vì bệnh lý tụt nướu thường gặp ở đối tượng người cao tuổi nhiều hơn do suy thoái nướu sinh lý. Vì vậy, để làm rõ vì sao trẻ nhỏ cũng có thể bị tụt nướu, chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

 Tụt lợi ở trẻ em – nhận biết dấu hiệu

Tụt lợi ở trẻ nhỏ là hiện tượng nướu chân răng bị co rút khỏi bề mặt răng và tụt sâu xuống dưới phía chân răng. Tụt lợi ở trẻ nhỏ bố mẹ có thể quan sát thấy kèm theo các biểu hiện lợi sưng đỏ, chảy máu chân răng, trẻ kêu đau nhức.

Trẻ bao nhiêu tuổi có thể bị tụt lợi

Hàm răng của trẻ nhỏ cần trải qua 2 thời kỳ: răng sữa và răng vĩnh viễn.

Các bé có thể bị tụt lợi ngay khi vẫn còn răng sữa, khi trẻ mới chỉ dưới 3 tuổi. Tuy nhiên tụt lợi răng sữa thường ít gặp hơn so với thời kỳ trẻ bắt đầu thay răng và mọc răng vĩnh viễn từ khoảng

Dấu hiệu bệnh tụt lợi ở trẻ em

Trẻ em bị tụt lợi thường có các biểu hiện: lợi có màu nhợt nhạt, thân răng dài, chân răng lộ ra, trẻ có thể bị ê buốt răng, đau nhức mỗi khi ăn uống. Bên cạnh đó lợi của trẻ có thể bị chảy máu, kèm theo hơi thở có mùi hôi. Khi đưa trẻ đi chụp Xquang thấy khoang nha chu hẹp, xương ổ răng lỏng lẻo, khoang tủy to ra.

Nguyên nhân gây tụt nướu

Tụt lợi do nướu bị viêm nhiều lần

Nguyên nhân chiếm phần lớn gây ra các ca tụt lợi ở trẻ nhỏ là viêm lợi và bệnh nha chu.

Trẻ em đặc biệt là các bé còn nhỏ tuổi thường chưa ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Thêm vào đó, các bé đa phần đều rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, uống sữa, nước ngọt có gas. Việc các bé sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm này mà không vệ sinh răng miệng kịp thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công ăn mòn răng, sâu răng, viêm nướu răng và viêm nướu răng nặng hay còn gọi là bệnh nha chu.

Các tổ chức răng miệng bị viêm kéo theo tình trạng lợi bị tổn thương, teo rút, tiêu xương ổ răng dẫn đến răng lỏng lẻo, lung lay. càng khiến tình trạng tụt lợi ở trẻ thêm nghiêm trọng. Nếu không đưa trẻ đi khám chữa kịp thời, khả năng mất răng là rất cao.

Sự tụt lợi do kích thích cơ học

Việc hướng dẫn trẻ chải răng rất quan trọng, nếu chải quá hời hợt thì không đủ làm sạch răng, chải quá mạnh hoặc mặt bàn chải quá cứng có thể gây kích ứng quá mức cho nướu.

Phương pháp chải răng không đúng (phương pháp chải ngang) cũng góp phần khiến nướu răng của trẻ dễ bị co rút.

Cấu trúc răng

Quá trình thay răng ở trẻ em tác động rất nhiều đến nướu răng. Hàm răng khi chưa hoàn chỉnh, còn nhiều xô lệch và biến đổi dẫn đến tình trạng sang chấn khớp cắn. Khi đó, lợi bị co kéo nhiều có thể xuất hiện hiện tượng tụt lợi.

Tình trạng tụt nướu do viêm nha chu thường xảy ra sau khi điều trị nha chu hoặc sau khi vệ sinh răng miệng được cải thiện, mô mềm của thành túi nha chu bị co lại, làm lộ chân răng.

Yếu tố di truyền

Các đặc điểm của nướu răng cũng bị ảnh hưởng bởi gen di truyền. Thống kê cho thấy các trường hợp cha mẹ bị tụt lợi di truyền lại cho con cái cũng chiếm một tỷ lệ khá cao.

Như vậy có thể kết luận khả năng bị tụt lợi ở trẻ nhỏ có cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống và cách vệ sinh răng miệng cho các bé. Thêm vào đó, quá trình thay răng cũng là thời điểm dễ xảy ra hiện tượng tụt nướu nhất. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần sát sao, hướng dẫn các con vệ sinh răng miệng thế nào cho đúng cách và chú ý đến sở thích ăn ngọt của các bé.

Hậu quả của bệnh tụt lợi ở trẻ nhỏ

Hiện tượng tụt lợi ở trẻ em mang đến nhiều ảnh hưởng bất lợi. Thứ nhất, phần lợi bao bọc chân răng bị co rút lại để lộ ra chân răng. Tại đây, các vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công bề mặt chân răng, ăn mòn men răng và đi sâu vào lớp ngà, thậm chí tấn công vào tủy gây viêm tủy. Như vậy, tụt lợi có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý về răng khác như sâu răng, viêm chân răng, hậu quả là tiêu xương ổ răng dẫn đến gãy rụng răng sớm.

Trường hợp trẻ nhỏ bị tụt lợi mà nguyên nhân do viêm nướu, viêm nha chu thì việc co rút nướu này càng làm trầm trọng hơn mức độ viêm nhiễm và biến chứng của bệnh.

Nướu là bộ phận nâng đỡ răng, nếu trẻ nào bị tụt lợi sớm thì chức năng của răng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn, nướu tụt khiến kẽ răng rộng ra, thức ăn thừa dễ dàng đọng lại gây viêm nhiễm hơn.

Hơn nữa, nướu bị tụt ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, nếu trẻ lớn hơn và có nhận thức được về vẻ bề ngoài thì bị tụt lợi sẽ khiến trẻ giảm tự tin khi giao tiếp.

Cách điều trị tình trạng tụt lợi ở trẻ nhỏ

Nếu bố mẹ quan sát thấy trẻ có dấu hiệu bị tụt nướu, cần đưa bé đến trung tâm nha khoa để kiểm tra. Tại đây, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ của tình trạng tụt lợi để đưa ra lời khuyên và các phương pháp điều trị.

Thông thường, các trường hợp tụt lợi nhẹ mà không có thêm biểu hiện nhiễm trùng lợi hay các bệnh lý về răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tự điều trị để chấm dứt tình trạng này bao gồm hướng dẫn vệ sinh răng miệng, chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp.

Cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý.

Việc thực hiện thủ thuật lấy cao răng có thế áp dụng đối với các trẻ đã lớn, loại bỏ cao răng giúp ngăn chặn nướu bị tụt sâu hơn, đồng thời làm sạch và mịn bề mặt chân răng, hạn chế vi khuẩn tấn công gây hại cho răng.

Ngoài ra còn có các phương pháp phẫu thuật giúp phục hồi chức năng nướu như nạo làm sạch và thu nhỏ túi nha chu, ghép lợi hay ghép xương răng cũng được áp dụng để trị tụt lợi. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ em, cần cân nhắc các phương pháp này có phù hợp với độ tuổi của trẻ hay không, bác sĩ sẽ tư vấn cặn kẽ nhất.

Bởi cơ thể trẻ em còn phát triển, cấu trúc răng và nướu cũng sẽ còn thay đổi, chúng ta nên sử dụng các biện pháp điều trị với mục đích khắc phục và ngăn chặn tình trạng tụt nướu tiếp tục diễn ra thay vì áp dụng ngay các phương pháp phẫu thuật tạo hình phức tạp.

Làm sao để phòng ngừa tụt lợi ở trẻ nhỏ?

Qua những phân tích về nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh tụt lợi ở trẻ nhỏ, có thể thấy rằng, bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Sau đây là cách giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng tụt nướu.

Khám nha khoa định kỳ

Tụt nướu ở trẻ nhỏ có thể diễn biến từ từ cho đến lúc biểu hiện ra ngoài mới quan sát được. Nếu bố mẹ thường xuyên đưa trẻ đi khám nha khoa sẽ có thể tầm soát hết được các vấn đề răng miệng đã và đang diễn ra. Thời gian phù hợp để đi khám răng cho trẻ là từ 3-6 tháng/ lần.

Chế độ ăn uống của trẻ rất quan trọng

Trẻ đang trong độ tuổi phát triển, cơ thể cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Cho trẻ ăn uống đủ chất và cân đối các thành phần dinh dưỡng giúp nưỡu vững chắc, tăng khả năng nâng đỡ và bám dính chân răng. Vitamin C rất tốt trong việc ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu. Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh chứa nhiều Vitamin C và chất xơ để nướu răng luôn khỏe mạnh, phòng tránh cả những bệnh viêm nhiễm khác.

Đánh răng đúng cách

Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách như sau:

Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi buổi sáng và buổi tối

Nên khuyến khích trẻ chăm chỉ đánh răng bằng cách mua cho bàn chải đánh răng có nhiều hình thù ngộ nghĩnh và nên chọn loại bàn chải có lông mềm.

Cách chải răng: Chải răng đúng cách là không chải răng theo chiều ngang như thói quen. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ dùng bàn chải để chải theo hình vòng tròn trên bề mặt ngoài của hàm răng. Sau đó chải mặt trong răng theo chiều dọc thân răng. Cọ mặt bàn chải lên mặt nhai của hàm trên và dưới, tránh bỏ sót bất kỳ vị trí nào trong hàm răng. Không quên nhắc bé chải lưỡi.

Chọn loại kem đánh răng tốt, có thành phần hỗ trợ chăm sóc nướu khỏe mạnh, răng vững chắc.

Qua đây, chúng tôi đã cung cấp các kiến thức về bệnh lý tụt nướu ở trẻ em. Tuy nhiên, các thông tin này đều mang tính chất tham khảo. Khi bé bị tụt lợi, chúng tôi khuyên cha mẹ hãy đưa bé đến gặp nha sĩ sớm nhất có thể. Bảo vệ sức khỏe răng miệng cho các bé là tiền đề cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển vượt trội.

]]>
https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-o-tre-em-418/feed/ 0
Nhận biết tụt lợi nặng – tụt lợi nặng chữa thế nào? https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nang-411/ https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nang-411/#respond Tue, 25 May 2021 09:09:02 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=411 Xã hội hiện đại, con người ngày càng biết cách chăm sóc sức khỏe và chăm chút ngoại hình. Ai cũng muốn có một hàm răng khỏe đẹp, rạng rỡ. Tuy nhiên, các vấn đề về răng miệng luôn tồn tại và có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong đó có bệnh lý tụt lợi. Bạn đọc nào đã từng bị tụt lợi hoặc tìm hiểu về vấn đề này có thể hiểu được tác hại của nó đối với sức khỏe răng miệng và hình thức thẩm mỹ của hàm răng đến thế nào. Đặc biệt, khi tình trạng tụt lợi đã diễn tiến đến mức độ nặng, những tác hại càng rõ rệt hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng tụt lợi nặng trong bài viết dưới đây nhé.

Phân biệt tụt lợi theo nguyên nhân

Tụt lợi sinh lý

Có thể bạn đã biết, khi tuổi tác của chúng ta ngày càng cao thì mức độ lão hóa của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng diễn ra với tốc độ ngày một tăng. Tụt nướu sinh lý hay tụt nướu ở người cao tuổi là hiện tượng suy thoái mô nướu, biểu hiện rõ rệt ở độ tuổi từ 50 trở đi.

Hiện tượng tụt lợi này là không thể tránh khỏi và diễn ra âm thầm trong một thời gian dài. Chúng ta khó có thể chữa trị để dừng quá trình này lại mà chỉ cố gắng chăm sóc răng miệng để quá trình tụt lợi sinh lý này diễn ra chậm hơn.

Tụt lợi bệnh lý

Bệnh nha chu

Hầu hết người lớn đều mắc bệnh nha chu, bệnh nha chu nói chung tiến triển chậm, lúc đầu chủ yếu là viêm nướu, trừ trường hợp chảy máu khi đánh răng không thường xuyên thì không có nhiều triệu chứng nên không dễ nhận thấy.

Viêm nướu khi không được chữa trị sẽ phát triển thành viêm nha chu, lúc này có thể xuất hiện mùi hôi miệng nặng, áp xe nha chu nhiều lần, răng lung lay, khe hở giữa các răng ngày càng lớn, nhiều trường hợp nặng có thể bị tiêu xương ổ răng rồi rụng răng. Nếu bệnh nhân kịp thời khám chữa ở giai đoạn này, bác sĩ có thể kiểm soát được tình trạng viêm nhiễm không bị diễn biến xấu đi, tuy nhiên mô nha chu bị tổn thương (bao gồm cả tụt nướu) thì rất khó phục hồi hoàn toàn.

Đánh răng không đúng phương pháp

Phương pháp chải răng không đúng cách không những không bảo vệ được răng mà còn làm tổn thương răng và các mô nha chu. Ví dụ, bàn chải đánh răng quá cứng, các hạt mài dày trong kem đánh răng và lực chải răng quá mạnh có thể gây tụt nướu.

Phục hình không tốt và chỉnh nha không đúng cách

Kỹ thuật làm răng giả làm không tốt có thể khiến viền răng giả kích ứng vào nướu và khiến nướu bị co rút. Lực tác động quá mạnh lên bộ chỉnh nha cũng có thể gây tụt nướu.

Đọc thêm: Nguyên nhân nào khiến niềng răng bị tụt lợi?

Di chứng của việc phẫu thuật răng không đúng cách

Các yếu tố khác

  • Lực cắn quá mạnh do nhiều nguyên nhân khác nhau cũng có thể khiến răng di chuyển bất thường đồng thời nướu bị co kéo.
  • Môi trường ô nhiễm, nhiễm độc asen, chì có thể gây viêm nha chu, phù nề nướu và teo nướu.
  • Mô tả tình trạng tụt lợi nặng

Tụt lợi nặng là gì?

Tụt lợi nặng là tình trạng phần nướu vốn che phủ, bao bọc chân răng bị co rút sâu để lộ hẳn phần chân răng, có thể quan sát thấy bằng mắt thường.

Theo các chuyên gia, tụt nướu nặng thường là biến chứng của bệnh lý nha chu, viêm lợi thường rất nặng do ổ chân răng đã bị tổn thương lâu dài, không chỉ gây tụt nướu, các bệnh lý nha chu này còn có thể tác động rất xấu đến sức khỏe như gây mất răng và các bệnh lý nghiêm trọng khác có thể kể đến như tiểu đường, tim mạch, huyết áp…

Triệu chứng khi bị tụt lợi nặng

Tụt lợi nặng thường có các biểu hiện sau: màu sắc của lợi nhợt nhạt, lợi tụt sâu, chân răng lộ rõ, khoảng trống giữa các kẽ răng rộng ra, chảy máu lợi, hôi miệng.

Trường hợp tụt nướu khi đang bị các bệnh nha chu, viêm chân răng, viêm nướu có thể xuất hiện đau nhức chân răng, sưng nướu hoặc nướu có mủ.

Tụt lợi nặng có thể gây ra những nguy hại gì?

Nguyên nhân mất răng

Nướu bị teo rút khiến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng đến xương ổ răng ngày càng giảm dần, xương ổ răng sẽ co lại và ngắn hơn, nướu bị co rút dẫn đến giảm độ ổn định và răng bắt đầu lung lay, đồng thời tụt lợi khiến cho chân răng nông và răng dài ra. Với sự tiêu xương và tụt nướu ngày càng tăng, răng sẽ tự nhiên bị rụng.

Nguyên nhân quá mẫn cảm răng

Tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra ngoài, không còn lớp men bám trên bề mặt chân răng, khi không có lớp nướu bảo vệ, phần chân răng bị lộ ra không chỉ dễ bị mòn trong quá trình đánh răng mà còn rất nhạy cảm với nhiệt, lạnh, và kích thích axit. Nó được gọi là “quá mẫn cảm ngà” trong răng miệng.

Gây ra các bệnh viêm miệng khác nhau

Sau khi nướu bị tụt xuống, chúng không còn có thể bao bọc chặt chân răng như trước, kéo theo đó là mô nha chu cũng bị lộ ra ngoài, nhiều loại vi khuẩn và cao răng trong miệng xâm nhập trực tiếp vào mô nha chu và gây viêm nha chu. Bệnh viêm nha chu sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng teo nướu và đẩy nhanh quá trình tiêu xương ổ răng, tạo thành một vòng luẩn quẩn, rất khó khăn để có thể điều trị khỏi.

Ảnh hưởng đến vẻ ngoài và khả năng nhai của răng.

Tình trạng tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra, răng trông dài ra gây mất thẩm mỹ. Hơn nữa, tụt nướu còn gây khó khăn trong việc ăn, nhai thức ăn, làm giảm chất lượng ăn uống, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tụt lợi nặng có chữa khỏi không?

Khi bệnh lý tụt lợi đã diễn biến đến mức độ nặng, việc chữa trị sẽ phức tạp hơn nhiều, bạn cần tìm đến cơ sở nha khoa để được điều trị bằng các phương pháp khoa học chính thống. Bạn đọc lưu ý không tù mù để mặc bệnh không chữa hoặc tự chữa bằng các mẹo vặt dân gian. Bởi vì, những biện pháp đó không giải quyết triệt để được vấn đề. Sau đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng khi khám chữa nha khoa:

Lấy cao răng

Cao răng hình thành từ những mảng bám bị vôi hóa, bám chắc quanh chân răng và ăn sâu xuống dưới khiến cho nướu tách rời bề mặt răng, không còn khả năng bám dính và tụt xuống. Loại bỏ cao răng giúp loại bỏ vi khuẩn trú ngụ, ngăn chặn nguy cơ gây tụt lợi.

Phẫu thuật tạo hình nướu

Các biện pháp phẫu thuật tạo hình giúp bù đắp phần lợi bị tụt giúp che phủ chân răng và cổ răng bằng tổ chức ghép tự thân hoặc vật liệu ghép nhân tạo.

Các loại phẫu thuật nướu phục hồi tụt lợi gồm:

  • Phẫu thuật ghép vạt lợi có chân nuôi thường được áp dụng khi mô mềm tại chỗ đủ để phục hình lợi.
  • Ghép lợi tự do tự thân là phương pháp sử dụng các tổ chức ghép tự thân tại vùng hàm ếch, hoặc các vùng lân cận.
  • Ghép lợi bằng liên kết dưới biểu mô là sự kết hợp giữa ghép vạt lợi có chân nuôi và ghép lợi tự do tự thân.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học áp dụng cho các trường hợp co rút lợi mà tổ chức ở kẽ răng còn tốt.

Các phương pháp phẫu thuật nướu kể trên là phương pháp tốt nhất để phục hồi thẩm mỹ và chức năng bao bọc chân răng của nướu. Hầu hết các ca tụt lợi nặng đều được chỉ định một trong các biện pháp phẫu thuật trên.

Đọc thêm: Thuốc điều trị tụt lợi có những loại nào?

Cách ngăn ngừa tụt lợi

  1. Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng tốt. Nên sử dụng kem đánh răng và bàn chải đánh răng có khả năng hỗ trợ điều trị tụt nướu. Đánh răng 2-3 lần một ngày, một lần trước khi đi ngủ vào buổi tối là điều cần thiết. Sử dụng nước súc miệng chuyên dùng hoặc nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.
  2. Phòng ngừa và điều trị các bệnh viêm nhiễm răng miệng. Các bệnh lý như viêm nha chu, vôi răng, loét miệng, viêm nướu, áp xe nướu, mảng bám và làm răng giả không phù hợp đều là những nguyên nhân gây kích ứng dẫn đến tụt nướu. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để khám định kỳ và điều trị thường xuyên. Đồng thời tại đây, bạn cũng được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.
  3. Điều trị các bệnh lý có thể biến chứng gây tụt lợi. Ví dụ, rối loạn nội tiết có thể gây teo nướu; thiếu máu và thiếu vitamin C dễ gây chảy máu nướu và giảm độ đàn hồi của nướu, bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm miệng; các bệnh nghiêm trọng như bệnh bạch cầu cũng có thể gây teo nướu. Sau khi bệnh gốc được chữa khỏi, tình trạng tụt nướu cũng được cải thiện.
  4. Nghiêm túc ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Nhiễm độc asen, chì và các chất độc khác có thể gây viêm nha chu, phù nề nướu và teo nướu, vì vậy bạn cần chú ý đến chất lượng công việc và môi trường sống, tránh tiếp xúc với các chất độc hại.
  5. Chế độ ăn uống phù hợp, giàu chất dinh dưỡng, bổ sung hoa quả để cung cấp nhiều vitamin cần thiết, giúp nướu và răng luôn vững chắc.

Như vậy, qua những thông tin từ bài viết, chúng ta có thêm kiến thức về bệnh lý tụt lợi nói chung và tình trạng tụt lợi nặng nói riêng. Tụt lợi nặng chủ yếu đến từ bệnh nha chu, đánh răng không đúng phương pháp, phục hình không tốt và chỉnh nha không đúng cách. Bài viết cũng cho chúng ta thấy tụt lợi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến sức khỏe. Vậy nên mọi người hãy cẩn thận với những triệu chứng này và thực hiện phòng ngừa thật tốt nhé.

]]>
https://yentamsongkhoe.com/tut-loi-nang-411/feed/ 0
Bị tụt lợi thì uống thuốc gì? – Tìm hiểu ngay https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-thi-uong-thuoc-gi-389/ https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-thi-uong-thuoc-gi-389/#respond Tue, 25 May 2021 08:07:21 +0000 https://yentamsongkhoe.com/?p=389  Tụt lợi là bệnh lý răng miệng không còn xa lạ với nhiều người. Nếu bị tụt lợi thì cần phải làm gì? Uống hay bôi thuốc gì để điều trị tụt lợi? Nếu bạn có cùng thắc mắc trên hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết sau.

Những ai dễ bị tụt lợi?

Người lớn tuổi

Trong các bệnh lý răng miệng thì tụt lợi là bệnh nha khoa có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác. Tụt lợi là hiện tượng co rút phần nướu bao bọc chân răng khiến chân răng bị lộ ra. Khi lớn tuổi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, nướu răng cũng không thể loại trừ khỏi sự suy thoái. Suy thoái nướu khiến kết cấu mô nướu không còn bền chắc như thời còn trẻ, khi đó răng lỏng lẻo, tụt lợi và hàng loạt các vấn đề răng miệng có thể diễn ra cùng lúc.

Hiện tượng tụt lợi ở người già gọi là tụt lợi sinh lý. Tình trạng này diễn ra âm thầm và biểu hiện rõ rệt khi ở độ tuổi ngoài 50. Tụt nướu sinh lý rất khó chữa trị, gần như không có phương pháp nào ngăn nướu không suy thoái, mà chỉ có thể làm chậm quá trình này bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ.

Người vệ sinh răng miệng kém

Những người không chú trọng chăm sóc, vệ sinh răng miệng có nguy cơ cao bị tụt lợi. Sở dĩ như vậy là vì, tụt lợi là triệu chứng cũng là hậu quả của các bệnh viêm nhiễm nướu, sâu răng, viêm quanh răng. Mà nguyên nhân gây ra các bệnh lý này là do vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện răng nhiều mảng bám, vôi răng không được làm sạch kỹ càng.

Người bị mất răng hoặc răng khấp khểnh

Khi bị mất răng, xương ổ răng tiêu biến kết hợp với tác động của lực nhai thức ăn, phần lợi ở chân răng bị mất dễ bị co kéo và không có răng để bám víu, khả năng tụt lợi tăng cao. Ngoài ra, một số người có cấu trúc xương ổ răng bao phủ bề mặt chân răng mỏng hoặc răng mọc lệch ra ngoài cung hàm là đối tượng dễ bị tụt lợi. Do sự sai lệch khớp răng và sự co kéo nướu trong quá trình ăn uống, về lâu về dài sẽ khiến nướu co rút theo.

Nắn chỉnh nha không đúng cách, răng giả hoặc hậu điều trị nha chu

Lực kéo quá mạnh tác động lên răng trong quá trình nắn chỉnh răng kéo theo nướu cũng phải dịch chuyển bất thường và biến dạng. Ngoài ra, làm răng giả hoặc bọc sứ chất lượng kém cũng có thể gây tụt lợi chân răng.

Viêm nha chu là bệnh lý gây tụt lợi nặng nề, sau khi điều trị khỏi nha chu thì di chứng để lại là phần lợi bị tụt không thể bù lại, chỉ can thiệp phẫu thuật mới phục hình cho nướu được.

Dấu hiệu bị tụt lợi

Tụt lợi thường không biểu hiện cấp tính mà diễn ra từ từ với các triệu chứng như sau:

  • Sưng đỏ, đau nhức lợi;
  • chảy máu lợi khi đánh răng, xỉa răng;
  • Màu sắc lợi nhợt nhạt, răng lung lay;
  • Xuất hiện tình trạng hôi miệng;
  • Khi tụt lợi biểu hiện rõ, chân răng lộ, thân răng dài ra nhìn rất kém thẩm mỹ.

Tụt lợi nếu không điều trị có nguy hiểm không?

Chính bởi bệnh lý tụt lợi không biểu hiện dồn dập, có thể còn không có cảm giác đau đớn gì nên nhiều người thường chủ quan, bỏ mặc không điều trị. Chỉ đến lúc bệnh diễn biến nặng hơn mới đến nha sĩ thì việc điều trị lúc này sẽ khó khăn và tốn kém nhiều hơn. Những ảnh hưởng xấu của bệnh tụt lợi đến sức khỏe và ngoại hình có thể kể đến như:

Răng nhạy cảm, ê buốt

Tụt lợi khiến chân răng không được che phủ, dần bị ăn mòn bởi axit và lộ ra các ống ngà. Hiện tượng này dẫn đến răng bị quá mẫn, dễ ê buốt khi gặp điều kiện nhiệt độ thay đổi đột ngột như ăn đồ ăn nóng, lạnh.

Nguy cơ mất răng

Tình trạng nướu bị co rút khiến khả năng nâng đỡ chân răng suy giảm, răng dễ bị lung lay, kết hợp với các tác nhân gây viêm nhiễm khiến xương ổ răng dần bị tiêu biến, răng sẽ tự động gãy rụng.

Phần chân răng không được che phủ dễ bị vi khuẩn tấn công gây mòn chân răng và hình thành các ổ viêm rất nguy hiểm. Có thể thấy rằng, tụt lợi không chỉ là một bệnh lý suy thoái nướu đơn thuần mà nó còn là triệu chứng của các bệnh răng miệng khác. Đặc biệt là bệnh viêm nha chu, một dạng nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng, cần sớm khám chữa và điều trị.

Ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài

Khi lợi bị teo rút, chân răng lộ khiến răng dài ra, khoảng trống kẽ răng cũng bị rộng ra theo khiến tổng thể hàm răng nhìn kém thẩm mỹ. Hơn nữa tụt lợi thường đi kèm với hôi miệng khiến chúng ta mất đi tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Dùng thuốc để điều trị tụt lợi như thế nào

Nói về phương pháp chữa trị bệnh tụt lợi bằng thuốc, độc giả nên hiểu rằng, không có bất kỳ loại thuốc đặc trị nào có thể chữa khỏi tụt lợi hoàn toàn. Để đạt được hiệu quả điều trị tụt lợi cao nhất, bạn cần kết hợp giữa nhiều biện pháp nhằm chấm dứt các bệnh gốc gây ra tụt lợi và phục hồi phần lợi đã bị mất đi.

Các loại thuốc sẽ được sử dụng xen kẽ vào quá trình điều trị như sau:

Thuốc sát trùng

Thuốc sát khuẩn, làm sạch răng có thành phần chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… thường được bác sĩ sử dụng sau quá trình lấy cao răng. Sau đó, tùy vào tình trạng răng miệng bệnh nhân có đang bị viêm nhiễm hay không để kê đơn các thuốc kháng sinh, giảm sưng đau. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm có:

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh Azithromycin

Azithromycin thuộc nhóm kháng sinh  có khả năng ức chế, ngăn chặn vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, hiệu quả chữa trị các nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, các tình huống được nha sĩ chỉ định Azithromycin là đối với những người bị dị ứng thuốc thuộc nhóm penicillin hoặc tình trạng nhiễm trùng không đáp ứng với những thuốc nêu trên.

Liều azithromycin điển hình là 500 mg mỗi 24 giờ trong 3 ngày liên tiếp.

Thuốc kháng sinh Metronidazole

Metronidazole là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến cho các trường hợp nhiễm trùng là do tác nhân kỵ khí gây ra. Thuốc được kê phối hợp với các nhóm kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn.

Liều dùng cho metronidazole là khoảng 500 đêm 750 mg mỗi 8 giờ.

Thuốc kháng sinh Doxycycline

Thuốc kháng sinh Doxycycline là nhóm kháng sinh chống viêm thường được chỉ định cho các bệnh lý răng miệng. Thuốc có xuất xứ từ Ấn độ và dùng theo đơn thuốc của bác sĩ.

Thành phần thuốc: Doxycycline 100mg

Các nhóm thuốc Cyclin gồm OxytetraCyclin, ChlortetraCyclin, DemecloCyclin, MinoCyclin, MethaCyclin cũng có thể sử dụng thay thế với tác dụng giảm  viêm sưng, đau nhức.

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Ciprofloxacin là loại thuốc kháng sinh thường được ưu tiên sử dụng cho các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng như viêm nha chu bởi tính năng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả.

Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý đối với việc sử dụng thuốc là tính chất hai mặt của thuốc kháng sinh. Thuốc chỉ phát huy hết tác dụng và trị dứt điểm bệnh nếu được sử dụng đúng, đủ liệu trình. Ngược lại, nếu bỏ thuốc giữa chừng hoặc tự ý đổi thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ, bệnh sẽ không chấm dứt mà còn bị tái diễn nhiều lần.

Các nhóm thuốc kháng sinh kể trên không chỉ hỗ trợ điều trị viêm nhiễm trong khoang miệng, chúng cũng thường được kê sau khi bệnh nhân được thực hiện các loại phẫu thuật phục hình nướu như ghép vạt lợi, ghép mô xương răng…với mục đích là chống nhiễm trùng bội nhiễm.

Gel bôi trị ê buốt do tụt lợi và hở cổ răng

Đối với đối tượng bị tụt lợi kèm theo ê buốt răng do chân răng bị lộ nhiều, bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp trị liệu có sử dụng các loại thuốc bôi sau:

Gel bôi Emofluor trị tụt lợi và hở cổ chân răng

Gel có xuất xứ Thụy Sỹ, rất phổ biến trong điều trị ê buốt chân răng và đau nhức nướu, đồng thời emofluor gel cũng có tác dụng chống sâu răng.

Đặc điểm của thuốc là chứa stannous fluoride ở dạng gel hiệu quả trong việc giúp răng hấp thụ fluoride nhanh chóng, mang lại hiệu quả lý tưởng trong điều trị răng miệng.

Cách dùng: người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên dùng 1 lần vào buổi tối để phòng chống các bệnh lý răng miệng.

Dùng mỗi ngày 3-4 lần đối với các trường hợp tụt lợi và hở cổ răng nặng.

Gel bôi ngăn ngừa ê buốt Sensikin

Sensikin Gel giúp giảm ê buốt nhanh chóng, đối với bệnh nhân bị tụt nướu răng, khi bôi Sensikin Gel sẽ bị ê buốt mạnh tức thời do gel chuyển dịch trong vùng cổ răng bị lộ, sau đó sẽ nhanh chóng trở lại bình thường, không còn ê buốt.

Thành phần chính: Sodium Fluoride 0.22% (1000ppm), Potassium Nitrat (KNO3) 10%

Cách dùng

Bôi Sensikin gel 4-5 lần/ngày, cách 4h/1 lần, trước hoặc sau khi ăn 30 phút, không súc miệng sau khi bôi gel, nên bôi trước khi đi ngủ. Liệu trình trong khoảng 7 ngày.

Như vậy, qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm kiến thức về điều trị tụt lợi. Hy vọng bạn hiểu được tầm quan trọng của việc sớm chữa trị bệnh tụt lợi và biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, cách kiểm soát tình trạng răng miệng và điều trị hiệu quả nhất là khám răng định kỳ với thời gian khoảng 4-6 tháng/ lần. Chúc các bạn sức khỏe.

 

]]>
https://yentamsongkhoe.com/bi-tut-loi-thi-uong-thuoc-gi-389/feed/ 0