Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến ở cột sống, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp đông y. Vậy chứng nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm trong đông là như thế nào? Các bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1. Nguyên tắc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam
- 2. Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
- 2.1. Bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt
- 2.2. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm do thận dương hư
- 2.3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể thận hư
- 2.4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp
- 2.5 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trị trị khu phong, hoá thấp
- 2.6. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ
1. Nguyên tắc chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam
Đông y cho rằng cột sống là nơi hội tụ của các kinh mạch chủ yếu, là trụ cột của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và hòa hợp của khí huyết. Khi cột sống bị tổn thương, kinh mạch bị ngăn trở, khí huyết bị ứ đọng, sẽ gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì, yếu liệt ở các vùng cơ thể tương ứng.
Bệnh thoát vị đĩa đệm theo quan điểm đông y thuộc phạm vi chứng yêu thống, yêu thống liên tất và yêu chùy thống. Nguyên nhân thường là do các chứng ngoại từ như phong, hàn, thấp, nhiệt từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể.
Bệnh thoát vị đĩa đệm theo đông y có thể được phân loại theo các chứng khác nhau, như:
Chứng phong thấp hành khí: là chứng do phong thấp xâm nhập vào kinh mạch, làm cho khí huyết bị ứ đọng, gây ra các triệu chứng như đau nhức ở vùng cổ, vai, lưng, thắt lưng, đau lan xuống tay, chân, đau âm ỉ, đau dữ dội khi gặp gió, lạnh, ẩm, đổi thời tiết, cơ thể mệt mỏi, khó vận động.
Chứng thấp nhiệt táo độc: là chứng do thấp nhiệt xâm nhập vào kinh mạch, làm cho khí huyết bị trục trặc, gây ra các triệu chứng như đau nhức ở vùng cổ, vai, lưng, thắt lưng, đau lan xuống tay, chân, đau nhói, đau nhức tăng khi gặp nóng, ẩm, cơ thể sốt nhẹ, mồ hôi, khát nước, da đỏ, sưng, nóng.
Chứng tàn huyết ứ thũng: là chứng do tàn huyết ứ đọng trong kinh mạch, làm cho khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng như đau nhức ở vùng cổ, vai, lưng, thắt lưng, đau lan xuống tay, chân, đau nhức liên tục, không giảm khi nghỉ ngơi, cơ thể yếu ớt, mất ngủ, mất cảm giác, teo cơ.
Nguyên tắc điều trị thoát vị đĩa đệm trong đông y cần phải căn cứ vào nguyên nhân, chứng, thể trạng của bệnh nhân, để chọn phương pháp phù hợp. Mục tiêu của điều trị là làm thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, giảm đau nhức, phục hồi chức năng cột sống và các cơ quan liên quan. Các dược liệu thường được dùng để giải quyết vấn đề này gồm có đương quy, hy thiêm, dây đau xương, kê huyết đằng… Chúng giúp lưu thông khí huyết, thiết lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể, điều trị nguyên nhân gây ra bệnh.
2. Các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Dựa vào những nguyên tắc trên, dưới đây là một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả:
2.1. Bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt
Khí hàn xâm nhập vào cơ thể làm cản trở khí huyết ở mạch máu tại cột sống có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm thể thấp hàn. Những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm loại này thường có biểu hiện là đau quặn vùng lưng kèm cảm giác nóng, khó cử động, đau và nặng ở lưng dưới, ra mồ hôi…
Bài thuốc gồm các loại dược liệu giúp thanh nhiệt, hóa thấp, chỉ thống như sau:
- Ý dĩ 30g.
- Xương truật 12g.
- Rễ cỏ xước 9g, tần giao 9g, hoàng bá 9g.
Cách uống như sau:
- Các loại dược liệu trên rửa sạch.
- Đem sắc trong thời gian khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
Người bệnh bị hàn lan sang cả 2 bên hông, đầu gối có thể bị thêm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, khó chịu… Trường hợp này, người bệnh cần bổ sung một số dược liệu sau vào bài thuốc bên trên:
- Thục địa 12g, phục linh 12g.
- Câu kỳ 9g, mộc qua 9g, tục đoạn 9g.
- Mộc thông 3g.
Cách dùng của bài thuốc này tương tự như trên, người bệnh đem sắc uống mỗi ngày 3 lần.
2.2. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm do thận dương hư
Thoát vị đĩa đệm do thận dương hư thường có các biểu hiện như đau lưng ê ẩm (nếu nghỉ ngơi, nắm, chườm ấm, xoa bóp thì đỡ hơn), chi dưới yếu, chân tay lạnh, sợ lạnh, lưng tê, mất cảm giác…
Người bệnh cần bổ thận, tráng dương. Bài thuốc gồm có:
- Cao ban long 12g, thục địa 12g.
- Kỷ tử 10g
- Thỏ ty tử 9g, tục đoạn 9g.
- Đỗ trọng 8g, đương quy 8g.
- Hoài sơn 3g.
Cách thực hiện bài thuốc như sau: Sắc tất cả dược liệu trên trong ấm cùng 6 bát nước. Mỗi ngày uống đều đặn.
2.3. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể thận hư
Người bị thoát vị đĩa đệm do thận hư thường có biểu hiện nóng trong, mệt mỏi, sốt về chiều, không có sức lực… Trong trường hợp này có thể cải thiện bệnh bằng bài thuốc sau:
- Sơn thù 15g.
- Thục địa 12g.
- Cỏ xước 9g, tang ký sinh 9g.
- Cao ban long 6g.
- Đỗ trọng 3g, cao quy bản 3g.
Cách sử dụng bài thuốc như sau: Sắc các vị thuốc trên trong ấm, sử dụng đều đặn 3 thang/ngày.
2.4. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp sẽ tập trung cải thiện các triệu chứng của bệnh như cơn đau vùng lưng, lạnh buốt sau thắt lưng, tay chân lạnh, mất sức lực, ấn vào đau hơn…
Bài thuốc gồm các loại dược liệu giúp ôn kinh, tán hàn, trừ thấp, giảm đau như sau:
- Độc hoạt 9g, xuyên ô 9g, ma hoàng 9g, cát căn 9g, quế chi 9g.
- Cam thảo 6g.
- Tế tân 3g.
Các bước sử dụng bài thuốc như sau: Sắc tất cả dược liệu trên với 6 bát nước ấm. Người bệnh uống hàng ngày sau bữa ăn 30 phút.
2.5 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm trị trị khu phong, hoá thấp
Bài thuốc này chủ trị tình trạng đau mỏi khi cử động, thay đổi thời tiết kèm theo biểu hiện cơ thể trì trệ, lưỡi có rêu trắng, mạch phù.
- Thang thuốc gồm:
- Tang kí sinh 18g
- Thạch chi 15h
- Tân giao 12g
- Đẳng sâm, cỏ xước, xuyên khung, độc hoạt mỗi vị 9g
- Tế tân, cam thảo mỗi vị 3g
Cách thực hiện: Sắc uống với 1 lít nước, sử dụng ngày 1 thang.
2.6. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ
Thoát vị đĩa đệm ở phụ nữ không chỉ gây đau vùng thắt lưng, cột sống mà còn khiến nhiều chị em kinh nguyệt không đều. Trong trường hợp này, chị em có thể áp dụng bài thuốc sau:
- Phục linh 12g, tang ký sinh 12g.
- Thổ miết trùng 9g, cẩu tích 9g.
- Ngô công 8g.
- Ô tiêu xà 6g, sài hồ 6g.
- Chi dưới tê 3g.
Cách sử dụng bài thuốc này như sau:
- Cho các nguyên liệu trên vào ấm sắc trong 45 phút. Uống khi còn ấm.
- Phần nước thuốc trước khi uống có thể hâm nóng lại để đạt hiệu quả tốt nhất.