Mề đay cấp là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em do phản ứng của mao mạch trên da cùng nhiều yếu tố khác. Thông thường, khi bé bị mề đay cấp sẽ có biểu hiện sẩn phù, sưng và ngứa. Vậy nguyên nhân, biểu hiện cụ thể ra sao? Cách xử trí nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết cho ba mẹ nhé.
Mục lục
Mề đay cấp là gì?
Mề đay cấp là tình trạng mao mạch trên da phản ứng với các yếu tố khác nhau gây phù cấp trên da. Thông thường, trường hợp này là phản ứng tức thì nên xảy ra trong 24 giờ. Đồng thời, tình trạng mề đay cấp cũng có thể kéo dài tới 6 tuần và thường xuất hiện phổ biến ở trẻ em.
Dấu hiệu nhận biết bé bị mề đay cấp
Khi trẻ bị mề đay cấp, thông thường sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó phổ biến gồm có:
Sẩn phù
Là xuất hiện các nốt riêng lẻ màu hồng, đỏ trên da hoặc tạo thành mảng. So với vùng da xung quanh thì các nốt sẩn này nhạt hoặc đậm màu hơn. Đồng thời, thay đổi nhanh chóng như: Xuất hiện nhanh và mất đi nhanh sau đó.
Ngứa
Hầu hết các trường hợp bị nổi mề đay đều gặp phải tình trạng ngứa và ngứa hơn khi gãi. Thậm chí, khi gãi còn khiến xuất thêm các nốt sẩn khác.
Các triệu chứng khác
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, sốt, nổi mụn nước…
Trẻ bị nổi mề đay cấp do đâu?
Mề đay là bệnh dễ nhận biết nhưng để tìm được nguyên nhân chính xác rất khó. Thực tế, căn nguyên gây bệnh vô cùng phức tạp. Dưới đây là một số “thủ phạm” chính gây ra căn bệnh này:
Cơ địa
Phấn hoa, lông động vật, khói bụi… là những tác nhân xấu đối với cơ địa ở một số trẻ. Từ đó, gây ra tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn dẫn tới khó thở.
Thời tiết
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng nổi mề đay ở trẻ. Thời tiết khi thay đổi đột ngột khiến cơ thể trẻ nhỏ chưa thích nghi kịp nên bị nổi mề đay.
Thực phẩm
Cha mẹ cần lưu ý có một số bé bị dị ứng với hải sản, đậu phộng… Biểu hiện thường gặp khi dị ứng có thể là nổi mề đay.
Do sức đề kháng
Mỗi bé có một sức đề kháng khác nhau dù sống cùng điều kiện thời tiết, môi trường hay ăn uống. Do đó, những bé sức đề kháng kém hơn dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Ngược lại, những bé có sức đề kháng tốt thì dễ dàng chống lại các tác nhân.
Do thuốc
Một số loại thuốc điều trị có thể khiến trẻ bị kích ứng và dẫn tới tình trạng nổi mề đay.
Nguyên nhân khác
Giun sán, di truyền, côn trùng cắn… cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay cấp ở trẻ.
Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay cấp tính tại nhà
Khi bé bị mề đay cấp tính, ba mẹ cần xử lý như dưới đây để loại bỏ nhanh chóng tình trạng này.
Loại bỏ sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nổi mề đay cấp tính ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, ngay khi trẻ có dấu hiệu mề đay cần khoanh vùng các yếu tố nguy cơ. Trong đó, tác nhân có khả năng cao gồm:
- Dị ứng phấn hoa
- Dị ứng thức ăn, sữa
- Dị ứng côn trùng đốt hoặc bám vào người
- Da bé đang bị nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc virus
- Bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời lâu
- Dị ứng với một số loạn thuốc
Tùy vào nguyên nhân mà ba mẹ hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân đó. Như vậy sẽ giúp da trẻ nhanh chóng ổn lại và hồi phục.
Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng
Một số thực phẩm như: Trứng, hải sản, sữa, đường, muối… có thể là tác nhân gây ra tình trạng mề đay ở trẻ. Do đó, ba mẹ cần hạn chế những thực phẩm này để giúp da nhanh hồi phục hơn.
Bổ sung các thực phẩm cần thiết
Những thực phẩm giàu vitamin A, B, C hoặc khoai lang, mướp đắng, bưởi… rất tốt cho trẻ khi làn da bị kích ứng như mề đay. Việc bổ sung những thực phẩm này sẽ giảm tình trạng mề đay trên da.
Tắm cho trẻ bằng sữa tắm thảo dược dịu nhẹ
Khi bé bị mề đay cấp làn da thường rất nhạy cảm nên cần chăm sóc đặc biệt. Do đó, ba mẹ nên tránh các loại sữa tắm chứa chất kích ứng mạnh. Bởi việc dùng các loại sữa tắm này sẽ khiến da bị kích ứng nhiều hơn. Thay vào đó, phụ huynh có thể tắm cho bé bằng nước mát pha chút muối nở hoặc sữa tắm thảo dược dịu nhẹ.
Như vậy, hãy loại bỏ những loại xà bông hoặc mỹ phẩm khi trẻ bị mề đay. Ưu tiên tắm bằng nước sạch và nhẹ nhàng mát xa bằng tay nhanh chóng. Đồng thời, không chà xát mạnh sẽ gây tổn thương cho các nốt mề đay.
Không gãi vùng da bị ngứa
Trẻ bị mề đay cần tránh gãi lên vùng da đó sẽ khiến lây lan dị ứng và thậm chí gây viêm da. Theo đó, phụ huynh có thể dùng khăn bông mềm bọc đá lạnh để chườm lên vùng da. Hoặc có thể dùng túi chườm chứa nước mát để chườm lên vùng da mẩn ngứa. Thông thường, cha mẹ có thể chườm khoảng 10 phút/lần. Thực hiện vài lần trong ngày nếu da trẻ bị nổi sẩn nhiều.
Da của trẻ tương đối nhạy cảm và mỏng manh nên trước khi chườm cần kiểm tra nhiệt độ túi chườm hoặc khăn. Đồng thời, không chườm lạnh quá lâu ở một vùng da. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng và chậm rãi di chuyển trên da giúp bé dễ chịu.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé
Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát nếu cơ thể hoặc môi trường giữ nhiệt ở mức cao. Khi bé càng nóng thì ngứa càng nhiều, kèm theo đó là tình trạng khó chịu tăng lên. Do đó, khi bé bị đay cấp ba mẹ nên giữ phòng ở nhiệt độ mát mẻ, mở cửa sổ… Một không gian thoáng đãng, không khí trong lành sẽ giúp làm dịu các nốt sẩn do mề đay gây ra.
Ngoài ra, hãy mặc cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái và thoáng mát. Lúc này, giữ cho làn da bé thoáng khí và hạn chế cọ xát vào các nốt mề đay là tốt nhất.
Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nước, nước trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất… Hơn thế, những loại nước này còn giúp tăng cường miễn dịch, giải độc cho cơ thể. Qua đó, giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, sẩn đỏ trên da hiệu quả.
Sử dụng kháng Histamin
Trong một số trường hợp có thể sử dụng kháng Histamin cho trẻ để làm dịu cơn ngứa. Nhưng lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Mẹo chữa mề đay cấp cho trẻ tại nhà bằng lá tắm
Bên cạnh áp dụng việc xử lý mề đay cấp ở trên như trên, cha mẹ có thể tham khảo thêm cách tắm bằng các loại lá như sau:
Tắm bằng lá tía tô
Tía tô là loại rau thường dùng trong các bữa ăn để tăng hương vị. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ còn dùng lá tía tô để nấu nước tắm giúp giảm triệu chứng mẩn ngứa cho trẻ bị mề đay cấp. Theo đó, bạn có thể dùng khoảng 60g lá tía tô rồi rửa sạch và đun sôi cùng nước. Đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp và pha với nước tới nhiệt độ phù hợp để tắm cho trẻ. Hoặc cha mẹ có thể để nước nguội phù hợp để tắm cho bé thì dùng để tắm.
Tắm bằng lá khế
Lá khế từ lâu đã được dùng để tắm giúp giảm ngứa hiệu quả cho da. Ba mẹ chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và rửa thật sạch. Tiếp đó, cho lá khế nấu cùng nước lọc sôi 1 lát thì tắt bếp. Sau đó, pha nước lá khế cùng nước sạch tới nhiệt độ thích hợp thì tắm cho bé. Cách này sẽ giúp diệt khuẩn và giảm nhanh chóng cơn ngứa.
Giảm ngứa do mề đay bằng lá nha đam
Khi trẻ bị nổi mề đay cấp mẹ có thể dùng phần thịt trắng nha đam thoa lên vùng da sẩn đỏ, ngứa. Cách này giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và trẻ dễ dịu hơn rất nhiều.
Xem thêm: Bé nổi mề đay có được tắm không? Lưu ý khi tắm cho bé bị mề đay