Hiện nay, niềng răng càng trở nên phổ biến hơn khi nhu cầu làm đẹp và cải thiện nụ cười của con người tăng cao. Thế nhưng đa số mọi người thường rất đắn đo trước quyết định niềng răng bởi vô số vấn đề chưa sáng tỏ: Liệu niềng răng có đau không nhỉ? Niềng răng mất bao lâu? Nếu sau khi niềng răng mà vẫn không hiệu quả thì làm sao?…
Thấu hiểu tâm lí hoang mang của khách hàng, bác sĩ chỉnh nha Phạm Hồng Đức – Hiệp Hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ AAO đã giải đáp đầy đủ, dễ hiểu những thắc mắc thường gặp về niềng răng để bạn yên tâm hơn khi đến phòng khám. Hãy theo dõi những câu trả lời dưới đây để có những hiểu biết cơ bản về niềng răng bạn nhé!
1. Thưa bác sĩ, độ tuổi nào lý tưởng nhất để niềng răng? Liệu 40 tuổi có còn niềng răng được không?
9-14 tuổi là khoảng thời gian lý tưởng nhất cho việc niềng răng. Đây là lúc răng vĩnh viễn vừa mọc và khung xương hàm hình thành khá đầy đủ, chân răng còn tương đối hoàn thiện và có thể cần được điều chỉnh. Ở lứa tuổi này xương hàm vẫn còn đang phát triển, hệ răng đang hoàn thiện nên thời gian niềng răng rút ngắn hơn và hiệu quả cao hơn.
Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển và cải tiến liên tục của những hệ thống khí cụ chỉnh hình, thì bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể niềng răng được. Chỉ cần răng đã mọc ổn định và vẫn còn chắc khỏe, chưa lung lay hay có dấu hiệu gãy rụng là có thể tiến hành niềng răng.
Đọc thêm: Tìm hiểu tất tần tật về niềng răng ở trẻ em
2. Chào bác sĩ Đức, em nghe nói niềng răng mất rất nhiều thời gian? Có cách nào làm rút ngắn thời gian niềng răng không ạ vì niềng răng để lâu sẽ rất bất tiện và khiến em ngại giao tiếp với mọi người.
Khoảng thời gian cần thiết cho một ca niềng răng sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng răng miệng. Ở trẻ em, những trẻ phát triển nhanh thì thời gian điều trị cũng sẽ ngắn hơn. Ngược lại, có những trẻ phát triển chậm và từ từ, thì thời gian điều trị dài hơn vì quá trình niềng răng ở trẻ phụ thuộc rất lớn vào quá trình phát triển răng miệng cũng như sự phát triển cơ thể của trẻ. Thông thường, ở trẻ em thời gian điều trị chỉnh nha có thể thay đổi từ 18 – 36 tháng.
Ngược lại, không giống như trẻ em, người trưởng thành không còn sự tăng trưởng và phát triển về răng miệng nên thời gian niềng răng của người trưởng thành vì thế mà ngắn hơn hẳn trẻ em, thông thường đối với những trường hợp không cần phải nhổ răng thì 18 tháng sẽ hoàn thành niềng răng, nếu có nhổ răng thì kéo dài 24 tháng.
Thời gian niềng răng còn phụ thuộc vào các yếu tố: tình trạng răng, độ tuổi bệnh nhân, kỹ thuật niềng răng, chế độ chăm sóc răng miệng trong thời kỳ chỉnh nha của bệnh nhân như thế nào… Vì vậy không thể tự ý rút ngắn thời gian niềng răng. Bạn hãy kiên nhẫn và chịu khó chăm sóc răng để có một hàm răng đẹp đúng với tiến độ dự kiến ban đầu.
Hãy đến bác sĩ kiểm tra định kỳ để chắc chắn hàm răng của mình khỏe mạnh và đảm bảo niềng năng hoàn thành sớm nhất.
3. Niềng răng liệu có đau không?
Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm đến bác sĩ để niềng răng, nhưng bạn đừng quá lo lắng bởi niềng răng không đau khi được sử dụng khí cụ tốt, kỹ thuật chỉnh nha chính xác và sự điều chỉnh lực kéo thích hợp của bác sĩ.
Nếu có thì đó là cảm giác hơi thiếu thoải mái trong những ngày đầu chỉnh nha. Cảm giác này sẽ qua đi trong khoảng 1 – 2 tuần đầu. Sau đó, khi bạn đã quen với sự hiện diện của mắc cài và lực kéo răng sẽ thấy hoàn toàn bình thường, không hề đau nhức.
Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hơp niềng răng bị nhức “đôi chút”. Nguyên nhân có thể là do khung xương hàm và chân răng của bạn không được chắc khỏe nên dưới tác động của lực kéo, răng không thích ứng kịp nên có thể làm bạn khó chịu hơn. Khi đó, bác sỹ sẽ buộc phải giảm lực kéo và chấp nhận kéo dài thêm thời gian điều trị.
Ngoài ra, niềng răng có đau hay không còn tùy thuộc vào loại mắc cài được sử dụng. Thường thì nếu bạn sử dụng mắc cài thông thường, dây thun cố định dây cũng trong rãnh mắc cài sẽ khó duy trì được độ đàn hồi lâu dài. Vì thế khi độ đàn hồi giảm, dây cũng sẽ co kéo nhiều hơn trong rãnh mắc cài gây ra lực ma sát lớn làm đau răng. Điều này đã được giải quyết tương đối triệt để với các hệ thống mắc cài tự động ra đời sau này khi lực kéo được phân bổ rất chính xác và hợp lý trên từng mắc cài.
4. Theo đánh giá của nhiều người thì răng của cháu bị hô và khuyên cháu đi niềng răng. Nhưng cháu thấy rất nhiều trường hợp răng hô khi muốn niềng răng phải nhổ răng. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?
Trước tiên bạn cần phải hiểu được răng hô là như thế nào? Có thể nói răng hô là một trình trạng khá phổ biến do những thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, thở miệng hoặc cũng có thể là do di truyền…Răng hô là hiện tượng răng chìa ra phía trước quá nhiều, các răng cửa của 2 hàm không thể cắn chạm vào nhau, có những trường hợp nặng không thể khép môi lại tự nhiên. Răng hô khiến chủ nhân thấy mất tự tin trong cuộc sống lẫn công việc, đôi lúc ăn uống cũng gặp khó khăn.
Phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất trong việc điều trị răng hô chính là Chỉnh nha – Niềng răng.
Vậy niềng răng hô có cần nhổ răng hay không? Việc nhổ răng trong niềng răng hô là cần thiết để giúp cho kết quả niềng răng được hoàn hảo. 95% bệnh nhân răng hô khi niềng răng đều cần phải nhổ răng để đạt được kết quả như ý muốn và việc nhổ răng trong chỉnh nha là hoàn toàn đơn giản và cần thiết để giúp việc điều trị được hiệu quả nhất. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hô răng nhẹ thì sẽ không cần thiết phải nhổ răng, chỉ cần gắn mắc cài kéo răng vào để điều chỉnh.
5. Tôi đã tham khảo nhiều phòng khám và gặp nhiều bác sĩ, vậy tại sao mỗi nha khoa khác nhau lại có một liệu trình niềng răng khác nhau?
Đó là chuyện rất bình thường bởi vì mỗi bác sĩ lại có một quan điểm thẩm mỹ, quan điểm điều trị và cách tiến hành khác nhau. Tuy nhiên, bạn hãy lắng nghe những tư vấn của bác sĩ và so sánh một cách logic, ở đâu có kế hoạch điều trị tốt nhất và an toàn nhất thì bạn có thể lựa chọn điều trị tại đó.
6. Khi làm răng xong tôi cảm thấy rất lo lắng vì vẫn còn đau nhức và thấy bất tiện khi đeo niềng. Bác sĩ có thể tư vẫn cách tự chăm sóc răng ở nhà khi niềng răng không?
Việc quan trọng hàng đầu khi niềng răng là giữ vệ sinh răng miệng. Niềng răng tạo ra các khoảng trống nhỏ tạo điều kiện cho thức ăn dễ dàng bám, ứ đọng tạo thành nơi trú ngụ cho vi khuẩn gây nguy hại cho răng. Vì vậy, bạn đừng quên:
– Đánh răng sau mỗi bữa ăn
– Chọn bàn chải lông mịn và kem đánh răng có chứa chất flouride
– Dành thời gian vệ sinh khí cụ niềng răng và dây thép bằng bàn chải kẽ hoặc các bàn chải đầu nhỏ khác.
– Đến phòng khám kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7. Ai là người thực hiện niềng răng cho tôi?
Ở Nha khoa Thúy Đức, đích thân bác sĩ Đức (thuộc Hiệp Hội Chỉnh Nha Hoa Kỳ AAO) có trách nhiệm tư vấn, khám răng, tiến hành niềng răng, phối hợp điều trị và chỉnh răng cho bạn. Quy trình thực hiện đảm bảo đầy đủ, an toàn, chuyên nghiệp từ chẩn đoán, xét nghiệm và thực hiện tiến trình niềng răng/ chỉnh hình.
Đọc thêm: