Vào thời điểm giao mùa, cha mẹ thường vô cùng lo lắng bởi điều này khiến nhiều trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu Thậm chí, có những trẻ ốm sốt hay bị dị ứng. Do da trẻ còn non nớt, dễ bị kích ứng nên tình trạng dị ứng thời tiết rất dễ xảy ra. Khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ cần nắm bắt được các dấu hiệu để có phương án xử lý kịp thời. Bài viết hôm nay, Yên tâm sống khỏe sẽ chia sẻ với các bậc phụ huynh dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết. Theo dõi ngay nhé!
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tế, do sức đề kháng của các bé còn yếu. Thêm vào đó, làn da của bé rất mỏng manh và non nớt. Chính vì vậy, vào thời điểm giao mùa hay khi thay đổi thời tiết bé rất dễ bị dị ứng.
Dị ứng thời tiết ở trẻ có thể do yếu tố di truyền. Nếu cha mẹ có cơ địa dị ứng thì khả năng cao trẻ rất dễ bị dị ứng. Ngoài ra, tình trạng này có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác như:
- Thời tiết đột ngột thay đổi, từ nóng sang lạnh và ngược lại. Khi nhiệt độ trong và ngoài cơ thể có sự chênh lệch, cơ thể bé sẽ sinh ra lượng histamin khiến da nổi mẩn đỏ, gây ra tình trạng ngứa ngáy.
- Thời tiết thất thường, khi khô ráo, khi ẩm ướt,…. Đây chính là môi trường thuận lợi cho các yếu tố gây dị ứng sinh sôi. Điển hình như nấm mốc, phấn hoa,…
- Trong không khí có chất gây dị ứng khiến hệ miễn dịch của bé phản ứng lại và gây ra dị ứng.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết
Theo các chuyên gia, tình trạng dị ứng không phải hoàn toàn do tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Sự co dãn của da phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy, khi thời tiết đột ngột thay đổi, phản ứng da khiến chúng trở nên nhạy cảm và gây ra kích ứng. Cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết để xử lý kịp thời.
Phát ban trên da – Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết
Một trong những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị dị ứng thời tiết dễ thấy nhất chính là các nốt sần, phát ban trên da. Các nốt này ban đầu chỉ nhỏ, đỏ như nốt muỗi đốt. Ấn vào có cảm giác căng, bề mặt sưng đỏ. Thông thường, những nốt sần này sẽ xuất hiện ở các vùng da lộ ra ngoài như cổ tay, cổ chân, mặt. Cũng có những bé bị lên nốt toàn thân, gây cảm giác ngứa ngáy. Khi bé gãi vào các nốt này sẽ thấy nóng rát và ngứa nhiều hơn.
Tình trạng viêm mũi dị ứng
Đa phần, khi bị dị ứng người bệnh đều gặp tình trạng viêm mũi dị ứng. Đối với trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ sẽ thấy bé hắt hơi nhiều hơn bình thường. Thêm vào đó, mũi xuất hiện nhiều dịch. Điều này khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn với dấu hiệu của cảm cúm.
Sốt
Ngoài phát ban da, viêm mũi dị ứng thì sốt cũng là một dấu hiệu khi bé bị dị ứng thời tiết. Hệ miễn dịch đang hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu. Khi thời tiết thay đổi, bé dễ bị dị ứng, ở một số bé, tình trạng này còn có thể gây ra hiện tượng sốt.
Dấu hiệu dị ứng trên da
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, bên cạnh việc nổi sần, phát ban, trên da còn có thể xảy ra tình trạng bong tróc vảy, da khô, đỏ hoặc sưng tấy.
Trẻ chán ăn, mất tập trung
Đây cũng là một dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết ba mẹ cần hết sức lưu ý. Có nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn, không chịu chơi, mất tập trung. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu trên, kèm theo tình trạng chán ăn, mất tập trung thì rất có thể trẻ bị dị ứng thời tiết.
Cơ thể phản ứng với thời tiết gây ra sự khó chịu, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của bé. Phát ban, nổi sần đỏ, ngứa trên da khiến bé ngứa ngáy, đau rát. Khi cơ thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, bé sẽ ăn kém hơn, không muốn chơi. Thậm chí là bỏ bữa, ngủ không ngon giấc.
Phát mề đay cấp tính
Thêm một dấu hiệu nữa giúp cha mẹ nhận ra tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ chính là hiện tượng phát mề đay cấp tính. Cụ thể là toàn thân bé nổi mẩn đỏ, có thể là nổi thành từng đám phù, gây ngứa.
Ngoài các dấu hiệu chung trên, khi trẻ bị dị ứng thời tiết lạnh còn có thể đi kèm triệu chứng tổn thương da, sưng viêm. Hoặc gây phù mạch, đau đầu, tiêu chảy. Thậm chí là gây nên những cơn hen cấp tính.
Có thể bạn muốn tiết: Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết
Cần phân biệt giữa dị ứng thời tiết và cảm lạnh
Nhiều cha mẹ thường nhầm lẫn dị ứng thời tiết và cảm lạnh do một số dấu hiệu giống nhau. Đặc biệt là những triệu chứng như hắt hơi nhiều, bé ngạt mũi, ngứa mũi hoặc chảy nước mũi. Việc phân biệt giữa 2 tình trạng này là điều cần thiết để mẹ có thể xử lý đúng cách và kịp thời.
Đối với dị ứng thời tiết, nếu bé gặp tình trạng này thì các triệu chứng viêm mũi sẽ tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với các dị nguyên như khói bụi, lông vật nuôi,…. Viêm mũi do dị ứng sẽ kéo dài theo mùa hoặc quanh năm ( tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng). Bên cạnh đó, triệu chứng toàn thân của tình trạng viêm mũi do dị ứng còn biểu hiện qua trạng thái mệt mỏi, không thể tập trung kéo dài nếu không phát hiện ra để điều trị kịp thời.
Trường hợp bé sổ mũi thì cha mẹ cần kiểm tra dịch tiết. Lưu ý, nếu chất nhầy đặc và kèm màu xanh hoặc vàng thì khả năng cao do bé bị cảm lạnh. Trường hợp bé dị ứng thì dịch mũi sẽ lỏng và không màu. Thêm vào đó, nếu cha mẹ thấy bé hay hắt hơi, nước mắt chảy nhiều, da nổi ban đỏ thì đây là dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết.
Nên làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?
Trên thực tế, có không ít mẹ cho rằng, trời nắng nóng mới khiến bé bị dị ứng. Tuy nhiên, bé có thể gặp tình trạng dị ứng ở cả thời tiết nóng, lạnh và nhiều gió. Chính vì vậy, né bé bị dị ứng khi giao mùa, thay đổi thời tiết thì cha mẹ cần chăm sóc bé theo những gợi ý dưới đây:
Trẻ bị dị ứng do thời tiết nắng nóng
Đối với trẻ bị dị ứng do thời tiết nắng nóng thì việc đầu tiên mẹ nên làm là vệ sinh sạch sẽ cho bé. Hãy đảm bảo người bé luôn khô ráo, thoáng mát. Đối với những vùng da bị nổi sần, lên ba đỏ, mẹ nên ngâm trong nước ấm lâu hơn một chút. Sau khi da khô, hãy thoa lên đó một lượng kem dưỡng ẩm vừa phải.
Việc thoa kem dưỡng ẩm cho bé sẽ tránh được tình trạng da khô. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nên sử dụng những sản phẩm an toàn cho da. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng kem thoa cho bé bị dự ứng. Thêm nữa, ba mẹ cần để ý, không cho bé gãi lên vùng da mẩn đỏ. Hãy cắt móng tay cho bé, đối với trẻ sơ sinh mẹ có thể mang bao tay cho con.
Trẻ bị dị ứng gió
Dựa vào các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết, nếu biết bé bị dị ứng gió thì việc đầu tiên mẹ cần làm là tránh gió cho bé. Mẹ hãy hạn chế cho bé ra ngoài. Trong trường hợp cần thiết, hãy mặc kín cho bé để chắn nắng, gió. Kết hợp với đó là thoa kem dưỡng ẩm để làn da không bị khô. Nếu thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ
Thời điểm giao mùa bé rất dễ bị dị ứng. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng tránh cho con. Dưới đây là cách phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ mẹ có thể tham khảo:
Về chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm tươi mới, giàu vitamin và chất xơ. Điển hình như rau lá xanh, các loại rau củ, trái cây tươi,….
- Bổ sung cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng. Không nên quá kiêng khem, điều này có thể khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Nếu bé không dị ứng với các loại thực phẩm thì mẹ nên đa dạng thực đơn cho con.
- Bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết để giúp con tăng sức đề kháng.
Đọc thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì?
Về chế độ sinh hoạt
- Vào thời điểm giao mùa, mẹ nên hạn chế cho bé sinh hoạt ngoài trời.
- Khi ra ngoài cần trang bị cho bé đầy đủ như: khăn cổ, mũ, tất,…
- Hạn chế cho bé dùng các đồ vải có khả năng bám nhiều bụi bẩn cũng như môi trường nhiều khói bụi.
- Đối với thời tiết nắng nóng, hãy cho trẻ tắm nước mát, vệ sinh mũi và răng miệng thường xuyên.
- Vệ sinh nơi ở của bé sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp để tránh ẩm mốc, bám bụi.
- Nếu xuất hiện các dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết thì mẹ cần lập tức vệ sinh toàn bộ phòng ốc. Hãy thay chăn ga thường xuyên để bé không tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng khác.
- Đối với thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cho trẻ, hạ chế để trẻ chơi ngoài trời.
- Đối với thời tiết nóng, hãy tắm cho bé 2 lần/ngày để cơ thể trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Cho bé mặc quần áo chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
Đọc thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết nên tắm lá gì?
Trên đây là những dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết cũng như một số thông tin hữu ích mà chúng tôi đã chia sẻ. Trẻ em sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch đang hoàn thiện, chính vì vậy, cha mẹ hãy chăm sóc bé thật tốt khi thời tiết thay đổi. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc!