Để giảm bớt tình trạng răng bị sưng đau, một số người chọn cách chườm đá lạnh lên răng. Tuy nhiên số khác thì cho rằng chườm nóng mới hiệu quả. Vậy đau răng chườm nóng hay lạnh mới là tốt nhất. Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp cụ thể, đồng thời mách bạn một số cách chữa đau răng tại nhà đơn giản nhé.
Mục lục
1. Các nguyên nhân gây đau nhức răng là gì?
– Sâu răng
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu làm cho răng của bạn bị đau buốt. Sau khi ăn uống, đường và tinh bột từ hạt thức ăn không được vệ sinh cẩn thận, sạch sẽ tạo ra mảng bám dính vào men răng. Lâu dần tạo thành axit ăn mòn các lớp từ men răng đến ngà răng rồi tủy răng.
Những dấu hiệu nhận biết sâu răng điển hình:
- Bạn thấy trên răng xuất hiện các lỗ sâu từ nhỏ đến lớn, có màu ố vàng, nâu, đen tùy vào mức độ nghiêm trọng.
- Bạn thấy đau nhức và khó chịu, nhất là khi ăn các đồ ăn kích thích quá ngọt, quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay.
- Khi ăn bạn thấy thức ăn thường hay bị mắc vào lỗ sâu răng.
Điều nguy hiểm của sâu răng là có thể dẫn tới tình trạng viêm tủy rồi mất răng hoàn toàn. Bạn cần chú ý sức khỏe răng miệng của bản thân, sớm phát hiện và điều trị sớm để không cho bệnh sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đọc thêm: 7 mẹo chữa đau răng sâu tại nhà
– Viêm tủy răng
Tủy răng nằm ở trong cùng của răng là nơi chứa rất nhiều dây thần kinh cảm giác quan trọng. Khi răng bị sâu lâu ngày mà không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến tủy răng, gây sưng viêm. Các triệu chứng đau buốt của một chiếc răng bị viêm tủy có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương.
– Áp xe răng (chân răng có mủ)
Áp xe răng là biến chứng từ việc nhiễm trùng răng miệng. Vi khuẩn từ các mảng bám trên răng không được làm sạch cẩn thận gây ra mủ chân răng hay nướu răng. Ngoài ra, tình trạng áp xe răng có thể xảy ra khi răng bị chấn thương, sứt mẻ. Khi đó men răng bị vỡ làm cho vi trùng len lỏi vào tủy răng, nhiễm trùng răng dẫn tới áp xe.
Những dấu hiệu nhận biết áp xe răng điển hình:
- Vùng răng đau nhức có khối áp xe và chèn lên dây thần kinh quanh răng, nướu, chân răng, tủy răng.
- Vùng áp xe và khu vực xung quanh bị sưng đỏ lên, nhức nhối. Nếu nặng hơn có thể bị chảy mủ
- Khi ăn hoặc nhai, bạn thấy những cơn đau liên tục tăng lên
- Bạn thấy miệng có vị đắng và hơi thở mùi hôi khó chịu
- Bị áp xe nặng có thể gây nên nóng, sốt, sưng hạch ở cổ và khiến cơ thể mệt mỏi.
– Bệnh về nướu
Bệnh về nướu có thể bao gồm viêm nướu hoặc viêm nha chu là một dạng nhiễm trùng bao quanh răng.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh về nướu điển hình:
- Bạn thấy răng bị đau nhức, dễ bị tổn thương, chảy máu
- Nướu bị sưng đỏ, đau rát, khó chịu và không còn ôm sát phần chân răng.
- Răng bị tụt nướu làm cho phần chân răng hiện ra nhiều hơn
- Răng có thể xuất hiện túi mủ quanh nướu
– Mọc răng khôn
Mọc răng khôn hay răng số 8 cũng gây ra cảm giác đau nhức cực kỳ khó chịu. Nó có thể kéo dài trong vài ngày, thậm chí cả tuần khiến bạn “mất ăn mất ngủ”. Răng khôn thường mọc trong thời điểm từ 18- 15 tuổi khi bạn trưởng thành. Tuy nhiên vì mọc sau khi cung hàm đã được phủ kín bởi các răng khác nên răng khôn thường mọc lệch, xiên xẹo, mọc ngầm, đâm vào răng xung quanh.
Những dấu hiệu nhận biết mọc răng khôn điển hình:
- Cơn đau nhức âm ỉ, kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, răng càng phát triển mạnh thì càng đau. Thời gian mọc răng có thể kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng và có thể là vài năm.
- Phần nướu chỗ mọc răng khôn bị sưng đỏ gây tình trạng đau buốt. Nếu nặng hơn còn bị lợi trùm răng khôn, có mủ.
- Phần hàm bị cứng, khó cử động, khó mở miệng, ăn uống
- Dễ gây tình trạng sốt, cơ thể chán ăn, mệt mỏi
Đọc thêm: Tại sao nên nhổ răng khôn hàm dưới càng sớm càng tốt?
– Chấn thương răng, nứt răng
Theo thời gian từ áp lực cắn và nhai, răng của bạn cũng bị suy yếu. Khi cắn phải vật gì đó quá cứng, rắn dễ gây ra vết nứt từ nhỏ đến lớn, thậm chí là mẻ răng.
Những dấu hiệu nhận biết chấn thương răng điển hình:
- Cơn đau thường xuất hiện khi bạn ăn nhai
- Răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ nóng, lạnh, thức ăn ngọt, chua
– Loạn năng khớp thái dương hàm
Nếu bạn thấy khớp thái dương hàm bị đau, nguyên nhân có thể do thoái hóa sụn khớp thái dương, thói quen ăn một bên quá lâu, do chịu ảnh hưởng của chấn thương từ tai nạn,… Điều này cũng dẫn tới những cơn đau nhức cho răng.
Những dấu hiệu nhận biết loạn khớp thái dương hàm điển hình:
- Răng hàm có cảm giác đau nhức khó chịu
- Khi há miệng bạn nghe thấy tiếng lạo xạo ở thái dương hàm
2. Sự khác biệt giữa hiệu quả của chườm lạnh và chườm nóng
Khi bị đau răng, nhiều người chọn chườm lạnh và chườm nóng. Tuy nhiên bạn cần biết áp dụng những cách này vào đúng trường hợp mới đạt hiệu quả tối ưu.
Các trường hợp nên chườm lạnh
Chườm lạnh là phương pháp sử dụng các vật có nhiệt độ thấp như đá viên, tác động vào khu vực cần trị liệu, làm tê và giảm bớt cơn đau hiệu quả.
– Những trường hợp đau răng nên chườm lạnh:
- Bị đau răng, đau đầu với những cơn đau mạnh
- Đau do chấn thương phần mềm, bong gân
- Đau lưng do làm việc mạnh hoặc vận động sai tư thế gây nên giãn cơ, giãn dây chằng
- Bạn muốn hạ thân nhiệt khi bị sốt cao do cơn đau răng gây ra
Hiện nay có 2 cách chườm lạnh chính là tác động lạnh liên tục và tác động lạnh không liên tục.
– Tác động lạnh liên tục: Giúp các mạch máu nhỏ co lại, làm giảm dòng chảy của máu. Khi đó việc tuần hoàn máu của máu tại vị trí chườm bị giảm xuống, giảm tiêu thụ oxy, giảm triệu chứng do viêm và đau, giảm phù nề rất hiệu quả.
– Tác động lạnh không liên tục: Là tác động lên vận mạch, ban đầu sẽ gây co mạch. Sau đó gây giãn mạch xung huyết và làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tăng khả năng vận động của các bệnh nhân co cứng khớp, giảm giật co cơ.
Các trường hợp nên chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp sử dụng những vật có nhiệt độ cao như túi chườm nóng để tác động vào khu vực bị sưng, đau. Công dụng của chúng là giãn mao mạch tại chỗ, giúp việc tuần hoàn máu diễn ra nhanh hơn. Tăng cường dinh dưỡng, chuyển hóa tại chỗ nhanh chóng, điều hòa chức năng thần kinh ổn định.
– Những trường hợp nên chườm nóng:
- Cơn đau do chứng đau mãn tính như đau cổ vai cánh tay, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn,…
- Giãn các cơ, phục vụ cho các kỹ thuật trị liệu dễ dàng hơn
- Tăng cường dinh dưỡng tại chỗ trong trường hợp vết thương sâu, lâu lành.
– Những trường hợp tuyệt đối không được chườm nóng
- Răng có ổ viêm và chúng bắt đầu xuất hiện mủ
- Bạn bị giãn mạch da
- Chấn thương mới đang bị tụ máu
- Vùng đang bị chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu.
3. Đau răng chườm lạnh hay chườm nóng hiệu quả hơn?
Theo các bác sĩ, khi bị đau răng, bạn nên chọn chườm lạnh sẽ tốt hơn. Vì chườm lạnh làm cho các mạch máu xung quanh răng bị co lại giúp giảm quá trình tuần hoàn và chuyển hóa. Ngoài ra, chườm lạnh còn hạn chế sự hoạt động của các dây thần kinh ở khu vực đau răng giúp giảm đau cấp tốc.
4. Cách chườm lạnh giảm đau răng hiệu quả
Để giảm đau răng bằng phương pháp chườm lạnh, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:
Sử dụng đá viên
- Trước tiên, bạn bọc một vài viên đá vào trong khăn sạch.
- Sau đó chườm lên vùng má, xung quanh khu vực bị đau răng.
- Bạn giữ tư thế này trong khoảng 5- 10 phút thì bỏ ra.
- Nghỉ ngơi một chút rồi bạn chườm tiếp đến khi cảm thấy cơn đau suy giảm.
Sử dụng túi chườm đá lạnh
Túi chườm đá lạnh cũng là cách giúp bạn giảm đau nhanh mà không gây cảm giác khó chịu trong cơ thể. Túi thường có lớp lót TPU công nghệ cao nên không sợ bị nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài. Phần không gian bên trong túi chườm lớn nên chứa được nhiều đá, phù hợp điều trị những cơn đau răng, trầy xước, bầm tím, đau cơ, bong gân, sốt cao. Lớp vải bên ngoài cũng rất mềm mại, dịu nhẹ với làn da, kể cả là với làn da của trẻ em.
Cách sử dụng túi chườm đá lạnh rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một ít đá viên vào bên trong. Sau đó chườm xung quanh má nơi có răng bị đau nhức. Để khoảng 5- 10 phút rồi nghỉ ngơi. Chườm tiếp cho đến khi cảm thấy tốt hơn.
Sử dụng túi đá gel đông lạnh
Đá gel, túi đá gel là một dạng gel lỏng sền sệt được làm từ bột sáp viết tắt của từ S.A.P (Super Absorbent Polymer) siêu hút nước. Sau khi pha bột sáp cùng với nước, bạn cho vào bao nilon thành dạng túi rồi để vào tủ cấp đông khoảng 8- 12 tiếng.
Đến khi túi gel đã đông cứng, bạn chườm lên vùng má, khu vực xung quanh răng bị đau. Giữ khoảng 5- 10 phút rồi nghỉ ngơi. Sau đó bạn chườm tiếp đến khi cảm thấy tốt hơn.
5. Một số bí quyết giảm đau răng hiệu quả khác
Ngoài cách giảm đau răng bằng chườm đá, bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà giúp cải thiện tình trạng trên hiệu quả.
– Sử dụng nước muối
Nước muối có thể giảm nhẹ cơn đau răng nhanh chóng, hiệu quả, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, nó còn tăng cường khả năng chữa lành vết thương, giảm đau họng.
Cách thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn cho 1 thìa muối hạt vào cốc nước ấm với lượng vừa đủ, khuấy tan
- Sau đó bạn súc miệng đều đặn mỗi ngày khoảng 4- 5 lần/ 1 ngày.
– Sử dụng gừng, tỏi
Cả gừng và tỏi đều là những gia vị có thể kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Nhờ đó, chúng hỗ trợ giảm tình trạng sưng đau răng hiệu quả.
Cách 1:
- Bạn bóc sạch vỏ cả gừng và tỏi. Sau đó băm nhuyễn. Thêm chút muối vào
- Tiếp đến bạn cho hỗn hợp này đắp lên vùng răng đau nhức. Bạn sẽ thấy cơn đau dịu lại, cảm giác dễ chịu hơn.
- Để khoảng 5- 10 phút, sau đó bạn súc miệng lại thật sạch với nước ấm.
Cách 2:
- Bạn bóc sạch vỏ gừng và tỏi. Sau đó cho vào máy xay sinh tố cùng 150ml nước. Lọc lấy nước cốt.
- Tiếp đến bạn ngậm nước cốt trong khoảng 5 phút.
- Cuối cùng đánh răng lại cho sạch sẽ.
– Sử dụng đinh hương
Đinh hướng có chứa thành phần Eugenol được ví như hợp chất gây tê tự nhiên. Nhờ đó có thể giảm đau răng hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn giúp chống viêm, kháng khuẩn.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn lấy bông gòn thấm một chút tinh dầu đinh hương
- Sau đó bạn đặt lên khu vực bị đau răng, để khoảng 5- 10 phút
- Cuối cùng bạn cho ra, đánh răng lại sạch sẽ.
– Sử dụng bạc hà
Bạc hà có tính gây tê nên dễ làm dịu cơn đau răng, kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng hiệu quả. Để làm trà bạc hà, bạn chỉ cần ngâm lá bạc hà khô (hoặc lá bạc hà tươi) với nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó thì có thể uống hoặc súc miệng sạch sẽ.
Một cách khác giúp giảm đau răng là bạn dùng tinh dầu bạc hà chấm lên bông gòn rồi áp vào khu vực đau răng. Để khoảng 5 phút thì cho ra rồi đánh răng lại cho sạch.
– Sử dụng cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương có chứa tinh chất thymol giúp sát trùng, kháng nấm rất hiệu quả. Để sử dụng, bạn nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm. Sau đó súc miệng khoảng 4- 5 lần/ngày.
Còn nếu không có cỏ xạ hương, bạn dùng vài giọt tinh dầu húng tây thấm vào miếng bông. Áp nó lên chiếc răng bị đau. Cuối cùng đánh răng lại cho sạch sẽ.
– Sử dụng gel lô hội (nha đam)
Gel nha đam hay lô hội được sử dụng để xoa dịu vết thương ngoài da, làm dịu khu vực nướu bị sưng đau hiệu quả. Nó hoạt động giống như chất kháng khuẩn tự nhiên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây đau răng. Bạn chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại. Cuối cùng súc miệng hoặc đánh răng lại sạch sẽ.
– Sử dụng rượu
Trong rượu có chứa cồn ethanol có thể kháng viêm, sát khuẩn trong trường hợp răng bạn bị đau nhức. Ngoài ra, nó còn loại bỏ được mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Bạn chỉ cần ngậm một ngụm rượu trong 1- 2 phút. Sau đó thì súc miệng và đánh răng sạch sẽ là được. Bên cạnh rượu trắng thì rượu hạt cau, rượu hạt gấc cũng có tác dụng giảm đau răng hiệu quả.
– Sử dụng thuốc giảm đau răng
Nếu bạn muốn giảm đau nhanh nhất thì có thể tìm đến một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil). Những loại thuốc này sẽ làm dịu cơn đau nhức nhanh chóng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên hãy sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Đau răng chườm lạnh mang đến hiệu quả nhanh, an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên để tránh những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám và điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.