Sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà là cách xoa dịu cơn đau nhanh chóng và hiệu quả. Nếu đang băn khoăn đau răng uống thuốc gì, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc không kê đơn dưới đây. Tuy nhiên hãy sử dụng đúng liều lượng ghi trên bao bì và đến nha khoa thăm khám càng sớm càng tốt nhé.
Mục lục
1. Các nguyên nhân chính gây đau răng
Muốn điều trị chứng đau răng tận gốc, bạn cần biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên. Điển hình trong đó bao gồm:
– Mọc răng khôn
Răng khôn hay răng số 8 thường mọc trong giai đoạn từ 18- 25 tuổi. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường và bạn có thể mọc đến 4 chiếc chia đều cho hai hàm. Tuy nhiên vì mọc sau khi các răng khác trên cung hàm đã ổn định, không có đủ khoảng trống nên chúng thường có xu hướng đâm lệch vào nướu.
Bạn cảm thấy hàm bị cứng, khó mở miệng, sưng răng, đau nhức cực kỳ khó chịu. Nó kéo dài trong vài ngày đến cả tuần, lặp đi lặp lại trong thời gian phát triển của răng.
Nếu quan sát được, bạn sẽ thấy phần nướu trong cùng, ngay vị trí mọc răng khôn bị sưng đỏ, thậm chí bị tụ mủ. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như nóng sốt, mệt mỏi trong người, ăn uống khó khăn.
Có thể bạn quan tâm: Răng khôn bị sâu có trám được không?
– Sâu răng, viêm tủy
Sâu răng cũng là bệnh mà đa số chúng ta đều mắc phải ở bất kỳ độ tuổi nào bao gồm cả người lớn và trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo làm cho vụn thức ăn còn sót lại. Chúng sẽ dần phân hủy, tạo ra các axit bào mòn men răng. Khi bị sâu răng, răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn, dễ chịu tác động từ xung quanh dẫn tới những cơn đau.
Nếu sâu răng không điều trị sớm ngày càng ăn mòn vào ngà răng, cuối cùng gây viêm tủy răng. Lúc này cơn đau của bạn sẽ mãnh liệt hơn.
Xem thêm: Răng sâu vào tủy có nguy hiểm không, điều trị thế nào?
– Áp xe răng
Áp xe răng là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng chân răng, xảy ra khi dưới nướu bị tổn thương, xoang sâu phát triển. Khi chân răng bị nhiễm trùng, nước bọt có tính sát khuẩn nhẹ không thể tác dụng đến, mô nướu rút hết chất lỏng nhiễm bệnh. Vậy nên dịch mủ không thoát được ra qua đường nướu mà tích tụ trong chân răng tạo thành ổ áp xe.
Triệu chứng điển hình của áp xe răng ngoài những cơn đau nhức khó chịu còn là tình trạng sưng mặt nghiêm trọng, sốt, chóng mặt, ớn lạnh, đổ mồ hôi,…
– Chấn thương ở răng
Nếu không may răng của bạn bị chấn thương thì độ nhạy cảm cũng tăng cao. Khi ăn nhai những đồ quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây kích ứng làm cho răng ê buốt, khó chịu. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau răng còn tùy thuộc vào chấn thương mà răng phải chịu. Chấn thương càng nặng thì những cơn đau diễn ra càng lớn.
– Các bệnh về nướu
Một số bệnh về nướu như viêm nướu, viêm nha chu cũng làm cho phần nướu bao quanh chân răng nhạy cảm hơn. Khi bạn ăn uống các món quá nóng, quá lạnh dễ dẫn đến những cơn đau khó chịu.
2. Đau răng uống thuốc gì?
Paracetamol/ Acetaminophen
Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau rất phổ biến và có mặt trong hầu hết các tủ thuốc gia đình. Thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, thường sau khoảng 15-30 phút sử dụng. Đây là lựa chọn an toàn cho nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Tuy nhiên, dù là thuốc giảm đau thông dụng nhưng bạn cần sử dụng đúng liều lượng để tránh gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là gan. Các chuyên gia y tế khuyến cáo:
- Liều tối đa cho người lớn không vượt quá 4000mg/ngày.
- Liều cho trẻ em không quá 75mg/kg theo trọng lượng cơ thể.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Nhóm thuốc NSAIDs bao gồm các loại như Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib,… thường được dùng trong trường hợp đau răng dữ dội, kèm theo sưng tấy và ê buốt. Không chỉ giảm đau, nhóm thuốc này còn có tác dụng kháng viêm, giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong miệng.
Mặc dù các thuốc NSAIDs có tác dụng tốt, nhưng bạn cần lưu ý rằng mỗi loại thuốc trong nhóm này có liều dùng và thời gian phát huy tác dụng khác nhau. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt với những người có bệnh lý nền về tiêu hóa, tim mạch hoặc phụ nữ mang thai.
Nhóm thuốc gây tê tại chỗ
Các thuốc gây tê như Prilocaine, Lidocaine, Tetracaine và Benzocaine được sử dụng dưới dạng gel hoặc xịt để giảm đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng thường không kéo dài lâu, vì vậy chúng không thể giải quyết triệt để cơn đau kéo dài.
Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc gây tê có thể gây ra tác dụng phụ, vì hóa chất trong thuốc có thể thẩm thấu qua nướu răng và gây tổn thương cho mô. Nếu sử dụng quá nhiều, có thể dẫn đến tình trạng răng lung lay, tiêu chân răng hoặc gãy rụng.
Thuốc giảm đau răng cho phụ nữ mang thai và trẻ em
Phụ nữ mang thai và trẻ em là những đối tượng rất nhạy cảm, vì vậy khi sử dụng thuốc giảm đau răng, cần đặc biệt cẩn trọng.
- Paracetamol/ Acetaminophen: Đây là thuốc giảm đau an toàn cho phụ nữ mang thai và trẻ em khi sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, bạn cần tránh sử dụng quá liều.
- Ibuprofen: Là thuốc giảm đau và chống viêm không steroid, Ibuprofen chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và dưới sự giám sát của bác sĩ trong thời kỳ mang thai.
Cần lưu ý rằng Aspirin không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi, vì thuốc này có thể gây các vấn đề nghiêm trọng như chảy máu chân răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
3. Hiệu quả thực sự của thuốc trị đau răng là như thế nào?
Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng xoa dịu cơn đau tạm thời, nhưng bản chất của nó không thể điều trị triệt để nguyên nhân gây đau. Vi khuẩn là thủ phạm chính gây ra các bệnh lý như sâu răng và viêm nha chu. Do đó, thuốc chỉ làm giảm cảm giác đau, còn khi thuốc hết tác dụng, cơn đau sẽ lại quay trở lại.
Ví dụ, với các trường hợp đau răng do mọc răng khôn, thuốc giảm đau chỉ có thể làm giảm cơn đau trong một thời gian ngắn. Nếu chưa giải quyết triệt để vấn đề răng khôn, cơn đau sẽ vẫn kéo dài và tái diễn. Một vấn đề khác là việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Trong những lần đầu sử dụng, bạn sẽ thấy thuốc có hiệu quả rõ rệt, nhưng càng sử dụng lâu dài, thuốc sẽ mất dần tác dụng và bạn phải tăng liều để cảm thấy hiệu quả.
Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc giảm đau mà không kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng cách hay tiếp tục sử dụng các chất kích thích như rượu bia sẽ khiến thuốc khó phát huy tác dụng tối đa. Nếu tình trạng sức khỏe răng miệng không được cải thiện, thuốc giảm đau sẽ chỉ mang lại hiệu quả nhất thời mà không thể giải quyết triệt để vấn đề.
Vì nguyên nhân gây đau răng có thể rất đa dạng và tùy thuộc vào từng người, để tìm ra thuốc trị đau răng hiệu quả nhất cho trường hợp cụ thể của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Xem thêm: Nguyên nhân gây đau răng sau điều trị Tủy và cách khắc phục
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà
Để mang lại hiệu quả giảm đau tốt cũng như phòng tránh tác dụng phụ, rủi ro khi sử dụng thuốc giảm đau răng tại nhà, bạn lưu ý một vài điều dưới đây.
Về lượng sử dụng
- Không sử dụng quá liều thuốc ghi trên bao bì. Nếu dùng lâu dài, tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Nếu dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, ngừng sử dụng và liên hệ bác sĩ.
- Nếu đang dùng thuốc khác hoặc có bệnh mãn tính, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc giảm đau.
Về cách dùng
- Tránh lạm dụng thuốc, vì có thể gây nhờn thuốc và giảm hiệu quả.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và hạn chế sử dụng chất kích thích để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Súc miệng với nước muối sinh lý trước khi dùng thuốc để tăng hiệu quả.
Về mục đích sử dụng
- Nếu đau răng do mọc răng khôn, thuốc chỉ giảm đau tạm thời. Hãy đến bác sĩ nha khoa để điều trị tận gốc.
- Không tự chữa trị các vấn đề nha khoa phức tạp bằng thuốc giảm đau.
Xem thêm: Đau răng nên ăn gì, kiêng gì?
5. Một số cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả
Chườm đá lạnh
Chườm đá là cách giảm đau nhanh và đơn giản, đặc biệt hiệu quả khi đau do sưng nướu hoặc mọc răng khôn. Đá giúp làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh và giảm sưng viêm.
Cách thực hiện:
- Bọc đá trong khăn sạch, chườm quanh vùng má bị đau trong 5-10 phút, nghỉ một chút rồi chườm tiếp.
- Hoặc bạn có thể đặt đá vào lòng bàn tay cùng bên với răng đau, xoa nhẹ trong 7 phút cho đến khi cảm thấy tê.
Hỏi đáp: Đau răng chườm nóng hay lạnh tốt hơn?
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối ấm giúp loại bỏ mảnh vụn thức ăn, giảm sưng và giảm đau răng.
Cách thực hiện:
- Pha 1 thìa muối với nước ấm, khuấy đều rồi súc miệng hoặc ngậm trong 1 phút, sau đó súc lại với nước sạch.
Sử dụng bạc hà
Trà bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà có tác dụng gây tê và kháng khuẩn, giúp làm dịu cơn đau răng.
Cách thực hiện:
- Pha lá bạc hà khô với nước sôi trong 20 phút, uống hoặc súc miệng.
- Hoặc dùng tinh dầu bạc hà, chấm lên răng đau rồi súc miệng lại.
Sử dụng lá ổi non
Lá ổi non kết hợp muối có tác dụng giảm đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nhai lá ổi non đã rửa sạch và ngâm với nước muối loãng, đắp lên vùng đau khoảng 5-10 phút rồi súc miệng lại.
- Hoặc đun lá ổi với muối, để nguội rồi súc miệng.
Sử dụng tỏi
Tỏi chứa Allicin có khả năng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Nghiền 1 nhánh tỏi, trộn với muối và chút nước, sau đó đắp lên răng đau. Sau khi đắp xong, đánh răng lại.
Sử dụng đinh hương
Đinh hương chứa Eugenol, hợp chất gây tê tự nhiên, giúp giảm đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chấm 1 giọt tinh dầu đinh hương lên bông gòn rồi đắp lên răng đau trong 5-10 phút, sau đó đánh răng lại.
Sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương có tính sát trùng và kháng nấm, giúp giảm đau răng.
Cách thực hiện:
- Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào nước ấm, súc miệng trong 1-2 phút rồi đánh răng lại.
Sử dụng gel lô hội
Gel nha đam có tác dụng giảm đau răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bôi gel lô hội lên vùng răng đau, massage nhẹ rồi đánh răng lại.
Thuốc giảm đau răng không kê đơn có nhiều loại khác nhau. Sử dụng chúng tuy mang đến hiệu quả nhanh nhưng không thể điều trị tận gốc căn bệnh. Càng để lâu, hậu quả gây ra sẽ càng nghiêm trọng. Bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín thăm khám cụ thể nhé.