Khi thời tiết thay đổi thất thường, những trẻ có cơ địa bị dị ứng thường rất dễ bị tổn thương. Bệnh tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Hãy cùng xem những dấu hiệu và hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết trong bài viết này để biết cách phòng tránh và điều trị đúng cách các mẹ nhé!
Mục lục
Dị ứng thời tiết ở trẻ em là bệnh gì?
Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng với những thay đổi bất thường của thời tiết. Bệnh có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, đặc biệt là với những người có cơ địa bị dị ứng. Tuy nhiên, trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh này nhất, bởi cơ địa của các các bé còn yếu.
Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, cơ thể bé chưa kịp thích ứng dẫn đến phản ứng quá mức gây ra dị ứng. Ngoài ra, độ ẩm tăng sẽ làm sản sinh ra vi khuẩn, vi rút, những chất gây dị ứng cho bé. Khi mắc bệnh trẻ thường có biểu hiện ngứa da, nóng rát, bỏ ăn, quấy khóc khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Dị ứng thời tiết cần có phương pháp điều trị nhanh chóng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tâm lý của trẻ.
Đọc thêm: Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết
Những hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết
Để tình trạng dị ứng thời tiết ở trẻ nhanh chóng hồi phục và không để lại những biến chứng nguy hiểm, phụ huynh nên trang bị kiến thức về bệnh lý này. Dưới đây là những hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết để mọi người nhận biết:
Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ mọc khắp người. Các nốt mụn đỏ có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành cụm khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, nhất là về đêm.
Mụn đỏ có thể mọc ở các bộ phận dễ nhạy cảm của bé như tay, chân, cổ, lưng…Phụ huynh cần chú ý để sớm có phương pháp cải thiện tình trạng bệnh cho bé.
Khi cơ thể nổi mụn sẽ gây ngứa trên da. Theo phản ứng thông thường nhiều trẻ sẽ đưa tay lên gãi liên tục vô tình khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Khi gãi nhiều sẽ khiến các nốt mụn vỡ ra. Nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong da gây viêm.
Bệnh dị ứng thời tiết rất hay gặp ở trẻ, điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi những cơn ngứa ngáy, khó chịu sẽ khiến trẻ chán ăn, quấy khóc nhiều ngày.
Trẻ có hiện tượng ngạt mũi, chảy nước mũi, đau mũi. Thậm chí có nhiều trẻ còn cảm giác đau họng, ho và hắt hơi liên tục.
Dị ứng thời tiết khiến trẻ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không chịu chơi. Một số trẻ còn có biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần.
Các nốt mụn sau một thời gian xuất hiện sẽ dần khô và có dấu hiệu bong tróc, đóng vảy. Điều này gây mất thẩm mỹ, nhất là khi chúng mọc ở trên mặt trẻ.
Trẻ bị dị ứng thời tiết là tình trạng phổ biến. Do đó, phụ huynh không cần quá lo lắng và phải luôn bình tĩnh để xử lý mọi việc. Khi da có dấu hiệu như hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết trên, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, cần giữ cho cơ thể bé luôn khỏe mạnh, hạn chế ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm, cua…để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Đọc thêm: Trẻ bị ho dị ứng thời tiết nên uống thuốc gì?
Trẻ bị dị ứng thời tiết bao lâu thì khỏi?
Chắc hẳn khi nhìn những hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết trên, tất cả các bậc cha mẹ đều cảm thấy xót con. Tuy nhiên, đây là tình trạng bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm.
Với những trẻ có hệ miễn dịch tốt, cơ thể khỏe mạnh thì bệnh sẽ thuyên giảm dần sau 3-4 ngày. Ngược lại, với những trường hợp bệnh nặng có thể làm bùng phát thêm: viêm mũi dị ứng, hen suyễn….Khi ở thể nặng bệnh có thể kéo dài sang vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Điều này tùy thuộc vào phương pháp điều trị, cách chăm sóc và thể trạng của bé.
Do đó, khi thấy con có những biểu hiện của bệnh dị ứng thời tiết phụ huynh nên đưa bé đến thăm khám tại cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Bằng kinh nghiệm và kiến thức thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra phương phá điều trị thích hợp và hướng dẫn mẹ chăm sóc bé đúng cách.
Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết
Như đã trình bày ở trên, với những trường hợp bệnh nhẹ, nếu biết chăm sóc và vệ sinh đúng cách bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Ngược lại, nếu chăm sóc không khoa học bệnh sẽ diễn biến nặng thêm. Đặc biệt chú ý không cho trẻ gãi để tránh gây sưng, viêm nhiễm. Với những trường hợp bệnh tiến triển nặng, phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý an toàn nhất. Dưới đây là một số cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết, phụ huynh có thể tham khảo:
- Khi thời tiết giao mùa, mẹ nên hạn chế cho bé ra khỏi nhà để tránh các tác động xấu từ môi trường như gió độc, bụi bẩn. Khi có việc ra ngoài, cần che chắn cẩn thận, đeo khẩu trang, giữ ấm cho bé.
- Chú ý quan sát những dấu hiệu, hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết từng ngày để nhận biết tình trạng bệnh.
- Hạn chế cho trẻ gãi hay động tay vào các nốt mẩn ngứa để không gây tổn thương và gây nhiễm trùng da.
- Giữ vệ sinh thân thể và quần áo của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát. Phụ huynh nên chọn những bộ đồ thoáng mát, không thô cứng để tránh cọ sát lên vùng da tổn thương của bé.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, phấn hoa, và các tác nhân dễ gây dị ứng.
- Thoa các loại kem dưỡng để giữ ẩm cho da.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Đọc thêm: Trẻ bị dị ứng thời tiết nên tắm lá gì cho nhanh khỏi?
Các biện pháp hòng tránh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ dị ứng thời tiết
Với những trẻ có cơ địa bị dị ứng, khi thời tiết giao mùa bé rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc phòng tránh sẽ giúp bảo vệ bé, tránh được những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp giúp mẹ phòng tránh, bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị dị ứng thời tiết:
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Ăn uống khoa học, đủ chất. Bổ sung thêm các loại rau, củ quả để tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị dị ứng.
- Sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, khoáng chất như: cam, bưởi,..để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Giữ ấm cơ thể cho bé mỗi khi thời tiết giao mùa. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, cần lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Vận động, khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, chống lại mọi bệnh tật.
Trên đây là những dấu hiệu và hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết phụ huynh nên biết để sớm phát hiện và có phương pháp xử lý đúng đắn. Cùng với đó là các hướng dẫn xử lý, phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với mọi người. Chúc các bé nhà mình luôn nhiều sức khỏe!