Hôi miệng thường không phải vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta. Nhưng đôi khi, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lí mà bạn không hề biết.
Mục lục
Những lí do thông thường khiến hơi thở có mùi hôi
Răng miệng không được chăm sóc đúng cách
Nguyên nhân này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ mắc phải hơn. Nếu răng không được làm sạch, không chải răng hàng ngày thì thức ăn có thể vẫn còn sót lại trong miệng. Theo thời gian, dưới tác động của enzym, những vi khuẩn trong miệng sẽ tiến hành quá trình phân hủy thực phẩm này và khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.
Bên cạnh đó, vi khuẩn sản sinh nhanh cũng khiến những bệnh về răng miệng tăng lên.
Khô miệng
Do nước bọt có chức năng làm sạch khoang miệng, nếu lượng nước bọt tiết ra không đủ, các tế bào hoại tử trong khoang miệng sẽ tích tụ trên lưỡi, nướu và má, sinh ra thối rữa nên gây ra mùi hôi khó chịu trong miệng. Đây chính là lí do tại sao chúng ta thường bị hôi miệng vào buổi sáng sau khi thức dậy, bởi suốt một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, nước bọt tiết ra hạn chế nên miệng bị hôi.
Nội tiết thay đổi
Sự thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ mang thai bị hôi miệng. Sự dao động trong quá trình sản xuất progesterone và estrogen trong cơ thể gây ra mảng bám trên răng của bạn. Vi khuẩn trong mảng bám tạo ra lưu huỳnh, cuối cùng dẫn đến hôi miệng.
Đọc thêm: Bà mẹ sau sinh bị hôi miệng nên làm thế nào?
Do vấn đề ăn uống
Nếu bạn ăn phải những thực phẩm dễ gây mùi chẳng hạn như hành, tỏi, trứng…thì miệng cũng có mùi hôi khó chịu. Những người nghiện rượu hoặc hút thuốc lá thường xuyên cũng gặp phải tình trạng này.
Bên cạnh đó, những người ăn kiêng thường gặp vấn đề hôi miệng. Cơ thể sẽ phân hủy chất béo trong cơ thể để tạo ra năng lượng duy trì hoạt động hàng ngày khi bạn đang áp dụng chế độ ăn kiêng. Lúc đó sẽ sản sinh ra keto – một hóa chất gây mùi khó chịu, giải phóng qua đường thở và gây ra mùi hôi khi bạn nói. Nhưng hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh nó nếu xây dựng lại cho mình một chế độ ăn phù hợp.
Bụng trống rỗng, đói
Khi cơ thể mất nước và đói, khả năng sản xuất nước bọt trong khoang miệng bị giảm đi do đó các vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng và lưỡi được rửa trôi. Do đó sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Mặt khác, nếu khả năng trung hòa kém hay tiết ít nước bọt dẫn đến lượng acid có trong khoang miệng nhiều hơn, là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển, dễ gây sâu răng và hôi miệng. Dạ dày vẫn tiếp tục sản sinh dịch tiêu hóa, tuy nhiên, do lúc này bụng rỗng, không có thức ăn nên có thể gây ra mùi hôi.
Năng lượng được tạo ra do sự phân hủy chất béo khi cơ thể đói giúp các hoạt động hàng ngày của bạn diễn ra bình thường. Khi đó, ceton được giải phóng, nếu chúng giải phóng qua phổi khiến cho miệng có mùi hôi.
Bên cạnh đó, khi đói sự phân hủy của các chất khác cũng khiến cho miệng của bạn có mùi hôi.
Đọc nhanh: Tìm hiểu chi tiết về tình trạng hôi miệng khi đói
Do dùng thuốc
Những loại thuốc có tác dụng không mong muốn là khô miệng, giảm tiết nước bọt cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu. Có thể gặp những tác dụng phụ này trong một số thuốc điều trị bệnh: hen suyễn, giảm đau, tăng huyết áp, nghẹt mũi, béo phì, trầm cảm, động kinh, dị ứng, điều trị mụn trứng cá, bệnh Parkinson,…
Nếu gặp tác dụng phụ là hôi miệng do sử dụng thuốc nào đó thì nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ. Ngoài ra, những loại đồ uống như: cà phê, thức uống có cồn cũng khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.
Hôi miệng là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Các bệnh răng miệng
Hôi miệng do các bệnh lý răng miệng chiếm 80-90%. Trong đó, sâu răng và nha chu là những bệnh lý liên quan phổ biến nhất. Các cặn thức ăn và mảng bám thường đọng lại trong các hốc sâu và khe răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, vi khuẩn bị phân hủy bởi quá trình lên men tạo ra mùi hôi.
Với những người lười vệ sinh răng miệng, thức ăn còn thừa bám lại trên răng gây nên những mảng bám lớn, vi khuẩn phát triển nhanh chính là nguyên nhân chính gây viêm nha chu.
Vi khuẩn trong túi nha chu lên men tạo ra hydrogen sulfide, indole và amoniac, tạo ra mùi hôi. Áp xe nha chu và túi nha chu phần lớn là do tụ cầu vàng kết hợp với nhiễm trùng mầm bệnh nha chu cũng có thể gây ra mùi hôi.
Bên cạnh đó, tình trạng hôi miệng và tải lượng vi khuẩn ở lưỡi cũng có mối quan hệ với nhau. Sự có mặt của lớp màng sinh học trên bề mặt lưỡi là do tác động của độ sâu các gai nhú ở lưng lưỡi. Đây là môi trường thuận lợi giúp các vi khuẩn kỵ khí sinh sôi nhanh hơn, vai trò của nước bọt cũng vì thế mà được hạn chế khiến tình trạng hôi miệng ngày một tăng lên.
Viêm lợi thường là giai đoạn đầu của viêm nha chu. Nếu kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách ở giai đoạn viêm lợi thì bệnh hoàn toàn có thể khỏi hẳn. Tuy nhiên, đa số mọi người đều chủ quan ở giai đoạn này nên bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn hai: viêm nha chu. Ở giai đoạn này, các mô nâng đỡ của răng gần như đã bị phá hủy. Do đó, khả năng mất răng trong giai đoạn này là rất lớn nếu không chữa trị ngay.
Bệnh viêm xoang
Tại sao viêm xoang gây hôi miệng?
Khi gặp những vấn đề về răng miệng như vệ sinh không đúng cách, hợp lý thì hơi thở thường có mùi khó chịu. Tuy nhiên, hôi miệng cũng có thể do một số bệnh về đường hô hấp, sự suy giảm chức năng gan thận,…Trong đó, nguyên nhân gây hôi miệng chiếm tỷ lệ lớn là viêm xoang.
Ở các xoang cạnh mũi, các vi khuẩn xâm nhập gọi là viêm xoang. Các triệu chứng hay gặp như: ngạt mũi, khó thở, nước mũi chảy nhiều,…đôi khi bệnh nhân còn cảm thấy người mệt mỏi, cơ thể khó chịu.
Từ hốc xoang, các vi khuẩn cùng dịch mủ di chuyển xuống đường thở khiến tình trạng viêm họng và mũi đồng thời răng miệng có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, dịch mủ tràn xuống cổ gây đờm, cản trở việc nuốt thức ăn, thức ăn còn dính nhiều trên khoang miệng và các vi khuẩn đến tấn công và phân hủy khiến cho hơi thở có mùi khó chịu.
Viêm xoang gây hôi miệng có nguy hiểm không?
Bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Những biến chứng có thể gặp như:
Nhiễm khuẩn mở rộng: Khi lượng dịch nhầy trong mũi di chuyển xuống cổ họng đồng thời các vi khuẩn cũng di chuyển theo. Tình trạng viêm thanh quản, viêm amidan,…thậm chí là viêm phổi, phế quản có thể xảy ra. Khi đó, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, chi phí và thời gian nhiều hơn.
Tại mắt: Nếu viêm xoang gặp ở những người có sức đề kháng kém hay trẻ nhỏ thì có thể dẫn đến những biến chứng tại mắt: sưng đỏ tại mi mắt, khóe mắt lâu dần sẽ ảnh hưởng tới thị lực. Nếu không được chữa trị kịp thời thì dây thần kinh nhãn cầu có thể bị ảnh hưởng, gây hậu quả nghiêm trọng về thị lực sau này.
Bên cạnh đó, một số biến chứng ít gặp nhưng nếu xảy ra thì vô cùng nguy hiểm như: viêm não, viêm thận, máu bị nhiễm trùng,…
Hở van dạ dày mạn tính
Sau khi thức ăn từ miệng được đưa qua thực quản sẽ được đẩy xuống tâm vị tới dạ dày. Tuy nhiên, tại vị trí của tâm vị có cơ vòng thực quản dưới – đây là cơ quan được xem như là “nắp đậy” của dạ dày, có tác dụng giống như chiếc van một chiều của dạ dày. Chiếc van này có nhiệm vụ giữ thức ăn tại dạ dày, sự trào ngược dịch dạ dày không xảy ra nhờ van này.
Ngược lại, khi van bị hở thì thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên, trong miệng sẽ có tính acid cao hơn, khiến cho hơi thở có mùi hôi. Nếu bệnh nhân bị hôi miệng mà nguyên nhân là bệnh hở van dạ dày thì được xem là một dạng hôi miệng mạn tính. Khi bệnh nhân mắc hở van dạ dày dẫn đến hôi miệng thì quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và phải kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp.
Bên cạnh đó, lượng acid dịch vị nếu trào ngược lên quá nhiều có thể khiến niêm mạc họng và miệng bị bào mòn, phá hủy dần dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có mùi phát triển.
Khi hở van dạ dày gây ra hôi miệng thì khi đó tình trạng bệnh đã ở mức độ nguy hiểm. Như vậy, muốn người bệnh không bị hôi miệng thì phải giải quyết nguyên nhân gây bệnh là bệnh hở van dạ dày.
Ngoài ra, ở dạ dày còn có một van nữa gọi là van môn vị, nhưng van này ít bị hở hơn van tâm vị rất nhiều.
Nếu chủ quan, không phát hiện được nguyên nhân gây hôi miệng là do hở van dạ dày thì bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như: loét dạ dày, thực quản, viêm thực quản,…Thậm chí, nếu tình trạng này kéo dài có thể thay đổi chế độ ăn uống của bạn, không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Lâu dần sẽ khiến bạn bị sụt cân, người mệt mỏi, nôn mửa, khó chịu do chất dinh dưỡng cần thiết không được hấp thu đầy đủ.
Do các bệnh khác
- Ung thư, viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi, lao,
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường: trong hơi thở xuất hiện mùi hoa quả hư hỏng.
- Suy thận,
- Suy gan: Bệnh nhân thở có mùi Amalia.
- Loét dạ dày, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày, nhiễm trùng đường ruột.
Đọc thêm: Hở van tim liệu có phải thủ phạm gây hôi miệng?
Làm sao để cải thiện mùi hôi miệng?
Dùng các sản phẩm để che dấu mùi khó chịu này
Khi tình trạng hôi miệng kéo dài, bạn cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm để mùi khó chịu này được che giấu bớt. Đây được xem là cách điều chỉnh mùi hôi khá hiệu quả. Một số sản phẩm được lựa chọn với mục đích này như: nước súc miệng, kem đánh răng, kẹo cao su, dung dịch xịt thơm miệng,…Có thể lựa chọn những sản phẩm này dựa theo mùi hương và vị mà bạn thích.
Một trong số những sản phẩm được nhiều người lựa chọn là kẹo mềm có thành phần là menthol.
Dùng các sản phẩm để trung hòa các hợp chất gây mùi, trong đó có hợp chất dễ bay hơi chứa sulphur
Các sản phẩm được sử dụng cho mục đích này như là nước súc miệng, kem đánh răng và một số sản phẩm khác. Các thành phần được lựa chọn có chứa trong các sản phẩm thông thường là các chất chống oxy hóa, các ion kim loại.
Sử dụng các sản phẩm có chứa probiotic. Vi khuẩn này nếu được đưa vào trong cơ thể thì đối với hệ tiêu hóa đem lại những tác động có lợi, giúp hạn chế sự bám dính của các yếu tố gây bệnh. Probiotic hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn do đó khắc phục được tình trạng hôi miệng trong một thời gian dài.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng không khoa học điều kiện thuận lợi giúp các mảng bám quanh răng nhiều và dần cứng hơn, nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng.
Theo các chuyên gia khuyến cáo chải răng 2 lần / ngày, mỗi lần 2 phút là tần suất hợp lý giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi.
Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn khi dính thức ăn thừa trên kẽ răng bạn nên sử dụng những loại chỉ nha khoa hay tăm nước để làm sạch chúng. Sau đó, có thể dùng bàn chải chà lưỡi để làm sạch, mục đích để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Bài viết trên đây đã đem đến những thông tin trả lời cho câu hỏi: nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Hy vọng sẽ nhận được những đánh giá và phản hồi tích cực từ bạn đọc.