Một nghiên cứu gần đây về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua kem chống nắng của người tiêu dùng cho thấy:
- Chỉ 39% người tiêu dùng cho biết khả năng bảo vệ phổ rộng là một yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hàng của họ.
- 79% người tiêu dùng xem xét tới khả năng chống kháng nước của sản phẩm
- 75% xem xét đến yếu tố giá cả.
Từ đây có thể thấy rằng, nhiều người thực sự không hiểu khái niệm kem chống nắng phổ rộng là gì, vì vậy họ không nhận ra sự quan trọng của nó khi quyết định mua hàng. Vậy chính xác thì thuật ngữ này có nghĩa là gì, và tại sao nó lại quan trọng? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Kem chống nắng phổ rộng là gì?
Để hiểu về loại kem chống nắng này, trước tiên bạn cần biết được các tia gây hại trong ánh nắng mặt trời.
Có ba loại tia UV do ánh nắng mặt trời tạo ra: tia UVA, UVB và UVC.
Tia UVC có bước sóng ngắn nhất trong ba tia và bị tầng ôzôn hấp thụ trước khi đến Trái đất, có nghĩa là chúng ta không phải lo lắng về việc chống lại chúng.
Tuy nhiên, tia UVB và tia UVA xuyên qua bầu khí quyển của Trái đất và có thể đến da của chúng ta.
Tia UVB có bước sóng trung bình, nó có thể gây đen sạm, bỏng rát da.
Tia UVA có bước sóng dài nhất và chiếm 95% bức xạ UV trên bề mặt Trái đất, nó có thể xâm nhập vào da sâu hơn tia UVB và là nguyên nhân gây lão hóa và ung thư da.
Vào năm 2011, FDA đã ban hành các quy định mới, bất kỳ loại kem chống nắng nào lưu hành trên thị trường dán nhãn là kem chống nắng phổ rộng thì đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn của FDA về khả năng bảo vệ cả tia UVB và UVA.
Bạn có thể nhận biết kem chống nắng phổ rộng thông qua các ký hiệu SPF và PA trên thân chai hay các dòng chữ “Broad Spectrum” hoặc “Full Spectrum”, hoặc các ký hiệu viết tắt như:
- UVA-UVB, UVA / UVB
- UVA1, UVA2
- SPF 60-12 có nghĩa là SPF 60 và PA +++.
Tiêu chí chọn kem chống nắng phổ rộng
SPF từ 30 – 50
SPF là chỉ số đo lường khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB, SPF dao động từ 1-100.
Là người dùng, bạn có thể tìm hiểu hiệu quả của một loại kem chống nắng bằng cách nhân giá trị của SPF với thời gian bạn bị cháy nắng mà không cần thoa kem chống nắng. Do đó, nếu bạn mất 10 phút để bị cháy nắng khi bạn chưa thoa kem chống nắng, bạn sẽ bị cháy nắng với mức độ tương tự trong 150 phút trong khi cường độ ánh nắng tương tự và bạn đã thoa kem chống nắng có SPF 15.
Thang đo chỉ số chống nắng (SPF):
- SPF 15 có thể ngăn chặn 93% tia UVB
- SPF 30 có thể ngăn chặn 97% tia UVB
- SPF 50 có khả năng ngăn chặn 98% tia UVB
Sử dụng kem chống nắng SPF cao (trên 50) là nó có thể phản tác dụng. Khi bạn sử dụng những sản phẩm có SPF quá cao, bạn có xu hướng phụ thuộc vào nó và cho rằng mình có thể hoạt động dưới nắng lâu hơn, chính việc này dẫn tới nguy cơ bị cháy nắng, do bạn bỏ quên việc thoa lại kem chống nắng và không sử dụng các đồ vật che chắn cơ thể. Vì vậy, đừng chỉ dựa vào kem chống nắng để chống nắng. Sử dụng các phương pháp chống nắng khác như mũ, kính râm, quần áo và bóng râm.
Ngoài ra, các sản phẩm có SPF quá cao thường có mật độ hạt chống nắng cao hơn, nên khó tán trên da, nó có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn và kích ứng da do bít tắc lỗ chân lông.
PA từ 3+ trở lên
PA là chỉ số đo lường mức độ bảo vệ da khỏi tia UVA, chỉ số này thường được sử dụng ở các nước châu Á.
Thông thường, khi xem trên thân chai kem chống nắng, bạn sẽ thấy sức mạnh của PA được tính bằng các dấu cộng (+) và nó được chia thành 4 mức.
Thông thường trên bao bì kem chống nắng, chỉ số PA được thể hiện kém bằng dấu “+” và nó được chia thành 4 mức
Xếp hạng PA bắt đầu từ PA + và tăng lên PA ++++.
PA + = PPD từ 2-4, mức độ bảo vệ tia UVA kém, bạn sẽ ít bị sạm da hơn từ hai đến bốn lần và do đó da ít bị tổn thương hơn khi ở dưới ánh nắng mặt trời
PA ++ = PPD từ 4 – 8, mức độ chống tia UVA vừa phải, bạn sẽ ít bị sạm da hơn từ 4 đến 8 lần và do đó da ít bị tổn thương hơn khi ở dưới ánh nắng mặt trời
PA +++ = PPD từ 8 – 16, mức độ chống tia UVA cao, bạn sẽ ít bị sạm da hơn từ 8 đến 16 lần và do đó da ít bị tổn thương hơn khi ở dưới ánh nắng mặt trời.
PA ++++ = PPD từ 16 trở lên, mức độ chống tia UVA cực cao, ít bị sạm da hơn 16 lần và do đó da ít bị tổn thương hơn khi ở dưới ánh nắng mặt trời.
Chú ý tới thành phần của sản phẩm
Tiếp theo, bạn muốn xem xét các thành phần hoạt động. Bạn có biết rằng chỉ có hai thành phần hoạt tính được coi là GRASE (thường được FDA công nhận là an toàn và hiệu quả)? Điều này bao gồm titan điôxít và ôxít kẽm. Khi được sử dụng cùng nhau, các thành phần hoạt tính này sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ da của bạn chống lại các tia UVA và UVB có hại.
Vì vậy, lần tới khi bạn đang mua một loại kem chống nắng mới và cảm thấy bối rối trước nhiều sản phẩm kem chống nắng, hãy tìm một sản phẩm được dán nhãn là phổ rộng với SPF ít nhất là 30 và bảng thành phần của nó có titan điôxít và ôxít kẽm.
Các tiêu chí cá nhân khác
Ngoài 3 tiêu chí nói trên, khi xem xét một loại kem chống nắng phù hợp với mình, bạn có thể dựa vào các mong muốn cá nhân để đánh giá, chẳng hạn như:
- Tôi muốn một loại kem chống nắng lâu trôi, kháng nước trong thời gian từ 60 – 80 phút vì tôi hay đi bơi.
- Tôi muốn một loại kem chống nắng nâng tone (chọn kem chống nắng vật lý hoặc lai vật lý hóa học).
- Tôi muốn một loại kem chống nắng có thành phần lành tính, vì tôi đang mang thai.
- Tối muốn một loại kem chống nắng phù hợp với da dầu (chọn kem chống nắng ít ẩm, free oil, kết cấu mỏng nhẹ, dễ tán).
- Tôi muốn một loại kem chống nắng phù hợp với da khô (nên có dưỡng ẩm, tránh cồn và hương liệu).
- Tôi muốn một loại kem chống nắng không cay mắt.
- Tôi muốn một loại kem chống nắng có thêm công dụng dưỡng trắng.
- …
Hướng dẫn sử dụng kem chống nắng đúng cách
Bảo quản sản phẩm đúng cách và luôn kiểm tra hạn sử dụng của sản phẩm
Theo FDA, kem chống nắng phải giữ được khả năng bảo vệ trong tối thiểu ba năm kể từ ngày sản xuất. Vì vậy, đừng bao giờ sử dụng một sản phẩm quá hạn.
Điều này trong thực tế khó có thể xảy ra vì hầu hết các tuýp kem chống nắng có dung tích khá nhỏ, bạn có thể dùng hết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều bạn cần nhớ ở đây là, kem chống nắng một khi đã mở nắp có thể hết hạn nhanh hơn bình thường, đặc biệt nếu điều kiện bảo quản không tốt. Do vậy, bạn nên bảo quản sản phẩm tại nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và nguồn nhiệt cao (chẳng hạn như trong cốp xe máy)
Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng hóa học, hãy thoa một khoảng thời gian trước khi bạn ra ngoài trời.
Các loại kem chống nắng vật lý có tác dụng ngay lập tức khi thoa lên da, tuy nhiên kem chống nắng hóa học thì không như vậy. Nếu bạn đang sử dụng nó, bạn cần bôi lên da và chờ ít nhất 20 phút trước khi ra khỏi nhà để đảm bảo hiệu quả tối ưu.
Dùng đủ lượng kem chống nắng cần thiết
Kem chống nắng thực sự là loại mỹ phẩm đắt tiền và khá tốn kém. Chính vì thế, đôi khi bạn tiết kiệm nó một cách quá đáng, chỉ bôi với lượng rất nhỏ và trên một vùng da nhất định (chẳng hạn như mặt mà bỏ qua cổ hoặc tay chân).
Đây này có vẻ như là một sự tiết kiệm để tăng số lần sử dụng, nhưng bạn biết không nếu dùng quá ít kem chống nắng thì tác dụng của nó không đáng kể, và chính thói quen này lại trở thành hành động lãng phí, vì bạn đã dùng nó nhưng không có hiệu quả.
Để thoa cho toàn bộ mặt và cổ bạn nên dùng với lượng 1/4 thìa cà phê kem chống nắng, với body bạn nên thoa 1 thìa cà phê cho toàn bộ tay chân.
Thoa lại kem chống nắng
Dù kem chống nắng có khả năng bảo vệ tia UV trong thời gian dài, nhưng việc đổ mồ hôi hoặc tắm trong nước có thể khiến lớp kem chống nắng trôi đi nhanh chóng. Do đó, bạn cần phải thoa lại để nâng cấp khả năng bảo vệ. Khi bạn làm việc trong môi trường không có nhiều ánh nắng thì chỉ cần thoa lại sau mỗi 4h, nếu làm việc ngoài trời nắng gắt, bãi biển hay đi bơi, bạn nên thoa lại sau mỗi 2h.
Thoa kem chống nắng hằng ngày
Bất kể điều kiện thời tiết là thế nào, bạn nên duy trì việc bôi kem chống nắng giống như một thói quen quan trọng nhất định phải có để bảo vệ da. Các ngày mùa đông hay ngày râm mát, mặc dù trên trời nhiều mây, nhưng thực sự tia UVA vẫn hoạt động rất mạnh và ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Ngay cả khi bạn có làn da đen sạm, thì việc chống nắng rất cần thiết, quan trọng là nó giúp cho làn da của bạn khỏe mạnh, hạn chế lão hóa và ngăn ngừa ung thư da.
Mặc dù hiện nay trên thì trường có rất nhiều dòng mỹ phẩm tích cực khả năng chống nắng (ví dụ như phấn nền, phấn nước, kem lót), tuy nhiên SPF của những sản phẩm này không cao, chúng chưa hẳn là một sản phẩm chống nắng phổ rộng. Hơn nữa, thoa các sản phẩm này với lượng không đều, và chỉ tập trung tại một số vị trí sẽ không đủ để tạo ra hiệu quả.
Đọc thêm: Những sai lầm điển hình khi dùng kem chống nắng bạn cần biết