Niềng răng mắc cài sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả chỉnh nha tốt và chi phí vừa phải. Đặc biệt, nhờ phần mắc cài có màu sắc gần giống với màu răng thật nên không để lộ dấu vết “niềng răng”, giúp người đeo niềng cảm thấy tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, vài người thấy dấu hiệu mắc cài sứ bị vàng. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên và làm thế nào để khắc phục? Mọi người tìm hiểu ngay thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
Chất liệu của niềng răng mắc cài sứ
Đúng như tên gọi, niềng răng mắc cài sứ sử dụng hệ thống mắc cài làm từ chất liệu sứ cao cấp gắn chặt lên trên bề mặt răng, còn dây cung đặt trong rãnh mắc cài giúp tạo ra lực ổn định đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ được chia làm 2 loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc (hay tự đóng). Trong đó, mắc cài sứ tự buộc có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn khi sử dụng mắc cài bằng sứ có chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên các rãnh mắc cài. Nhờ vậy, răng di chuyển dễ dàng, rút ngắn tối đa thời gian niềng răng.
Thực chất, niềng răng mắc cài sứ được ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1978 với chất liệu mắc cài làm từ Nhôm Oxit (còn gọi là A-lu-min) rắn chắc. Sau này với sự cải tiến của ngành nha khoa, nhôm oxit đã bị thay thế bằng chất liệu sứ cao cấp vừa đẹp về thẩm mỹ, lực tác động cũng tốt hơn. Còn về phần dây cung, bạn có 2 lựa chọn, hoặc là théo không gỉ, hoặc là dây niken trong. Dây cung bằng thép không gỉ có độ bền, cứng hơn, kéo chỉnh răng ổn định hơn nhưng vẫn hơi lộ khi giao tiếp. Dây niken trong có màu trắng mang tới tính thẩm mỹ tốt. Nhưng so về độ cứng thì không bằng thép không gỉ.
Xem chi tiết: Quy trình niềng răng mắc cài sứ
Vì sao niềng răng mắc cài sứ bị vàng?
Hiện tượng niềng răng mắc cài sứ bị vàng thực chất không phổ biến mà chỉ xảy ra với một số trường hợp mà nguyên nhân chính bao gồm:
– Sử dụng đồ ăn, nước uống có chứa màu sắc tự nhiên: ví dụ như củ dền, nước tương, trà, cà phê, rượu vang đỏ…làm chúng bám vào mắc cài và khó làm sạch hơn.
– Vệ sinh răng miệng chưa cẩn thận: niềng răng bao gồm rất nhiều khí cụ trong khoang miệng nên khi làm sạch, có một số người chưa đủ kiên nhẫn để loại bỏ hết mảng bám, vụn thức ăn còn sót lại khiến mắc cài đổi màu.
– Niềng răng ở cơ sở kém chất lượng: đây cũng có thể là nguyên nhân chính khiến cho mắc cài dùng chưa được bao lâu đã vàng. Họ sử dụng mắc cài không rõ nguồn gốc, không được kiểm định rõ ràng…
Khi đã xác định được nguyên nhân làm sao niềng răng mắc cài sứ bị vàng thì giờ là lúc bạn tìm hiểu cách khắc phục.
Cách giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng
Vì niềng răng mắc cài sứ có màu giống với răng thật nên khi bị biến đổi màu rất dễ nhận ra. Mọi người chú ý những điều dưới đây để tránh phiền toái và luôn có cảm thấy tự tin nhất khi giao tiếp nhé.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Ăn uống những thực phẩm có quá nhiều màu sắc là nguyên nhân khiến mắc cài sứ bị vàng. Vậy nên để tránh tối đa tình trạng này, bạn chú ý chế độ ăn uống sau đây:
- Không ăn những thức ăn, đồ uống có màu đậm như nghệ, cà phê, nước ngọt có ga, nước trái cây đóng hộp…Còn nếu thèm quá không chịu được thì chỉ dùng 1 chút và vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau đó để tránh bị màu bám vào.
- Không ăn những thức ăn quá dẻo, quá dính cũng làm cho chúng dễ mắc vào các khí cụ khác.
- Nên bổ sung thường xuyên các thực phẩm giàu chất xơ, canxi, hoa quả tự nhiên…để răng chắc khỏe hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Với người niềng răng, trong khoang miệng có rất nhiều khí cụ nên sau khi ăn xong, bạn chú ý cẩn thận, tỉ mỉ làm sạch hết bên trong, loại bỏ phần vụn thức ăn còn sót lại, tránh hình thành mảng bám hoặc tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Theo các chuyên gian, bạn nên đánh răng 2-3 lần/ngày sau khi ăn, chọn đúng loại bàn chải phù hợp nhất cho người niềng răng như bàn chải rãnh, bàn chải điện hay bàn chải kẽ.
– Trước khi đánh răng, bạn súc miệng từ 1-2 lần với nước sạch để loại bỏ hết thức ăn thừa còn tích tụ.
– Làm ướt bàn chải, cho 1 lượng kem đánh răng lên, đặt bàn chải nghiêng 45 độ so với bề mặt răng và chải nhẹ nhàng cả mặt trong, mặt ngoài và mặt nhai của răng. Khi chải bạn chú ý phàn mép nướu, phần răng phía sau rồi di chuyển xuống phần răng dưới. Mỗi mặt răng bạn nên chải từ khoảng 10-20 lần giúp răng loại bỏ hoàn toàn mảng bám.
Bạn nên trang bị thêm 1 chiếc bàn chải kẽ có kích thước nhỏ với lông mảnh, mềm và dễ luồn lách vào những góc khuất bên trong miệng, kẽ răng. Vẫn thay bàn chải này đều đặn 3 tháng/1 lần.
Đọc thêm: Niềng răng có phải lí do gây tụt lợi?
Dùng chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa cũng là dụng cụ có thể làm sạch thức ăn thừa trong kẽ răng mà bàn chải chưa thể đến được. Chỉ nha khoa hiện nay bao gồm 2 loại là chỉ cuộn và chỉ tăm. Tuy nhiên với người niềng răng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem dùng sản phẩm nào là thích hợp nhất. Tần suất sử dụng chỉ nha khoa là từ 1-2 lần/ngày là tương đối hiệu quả rồi.
Dùng thêm máy tăm nước
Máy tăm nước là sản phẩm chăm sóc răng miệng ngày càng được ưa chuộng hơn. Nguyên lý hoạt động là sử dụng tia nước với áp suất cao để làm sạch thức ăn còn tích tụ trong các kẽ răng, mô nướu. Bên cạnh đó, chúng dễ dàng massage toàn bộ khoang miệng, giảm tình trạng đau buốt.
Đặc biệt với người đang đeo niềng răng mắc cài sứ, thức ăn dễ bị vướng lại trong các kẽ răng, khí cụ, nhất là cuối cung hàm của răng số 6,7,8. Vì sản phẩm này có chi phí hơi cao so với các dụng cụ khác nên bạn cân nhắc vào điều kiện tài chính của bản thân. Tuy nhiên để làm sạch răng hoàn toàn thì đây là thiết bị hữu ích.
Dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày
Sau khi đã đánh răng xong, dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước, bạn nhớ dùng thêm nước súc miệng lần nữa để phòng ngừa tình trạng mắc cài sứ bị vàng. Trong nước súc miệng có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn sẽ tiêu diệt các vi khuẩn còn tích tụ trong khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
Lấy cao răng thường xuyên
Dù đang niềng răng nhưng bạn vẫn cần lấy cao răng thường xuyên để giữ cho mắc cài sứ không bị ố vàng. Cao răng tích tụ nhiều là nguyên nhân khiến cho mắc cài, men răng đổi màu, gia tăng lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Tần suất lấy cao răng có thể từ 4-6 tháng/lần bởi mắc cài sứ làm thức ăn dễ dính và tích tụ cao răng diễn ra nhanh hơn. Bạn đến chỉnh khí cụ có thể nhờ bác sĩ tư vấn thêm về dịch vụ này nhé.
Mắc cài sứ bị vàng thực chất không cần quá lo lắng mà chỉ cần tìm đúng nguyên nhân là chúng ta sẽ có được giải pháp phù hợp. Trong quá trình niềng răng mắc cài sứ, mọi người chú ý một chút để nếu xảy ra thì nhanh chóng khắc phục.