Khi nghe đến thuật ngữ “mụn nội tiết tố”, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ tới những đốm mụn đáng ghét đã hành hạ mình trong suốt những năm tháng học trò. Nhưng thực tế, mụn nội tiết vẫn có thể xuất hiện khi bạn đã trưởng thành – bất thình lình “hạ cánh nơi mặt tiền” đúng vào ngày cưới của bạn chẳng hạn.
Vì vậy, nếu bạn đang phải đối mặt với sự tồn tại của mụn nội tiết, hãy tiếp tục đọc nội dung sau đây để hiểu về nguyên nhân chúng hình thành và cách để loại bỏ hiệu quả.
Mục lục
Mụn nội tiết tố là gì?
Mụn nội tiết là mụn trứng cá hình thành do sự thay đổi các hormone trong cơ thể, trong đó chủ yếu là sự dao động của estrogen và progesterone.
Mụn nội tiết cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa ví dụ như đa nang buồng trứng và bệnh tuyến giáp.
Cần lưu ý rằng các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến rối loạn nội tiết, sản xuất bã nhờn dư thừa và mụn trứng cá nội tiết tố ở người lớn như là: yếu tố di truyền, căng thẳng kéo dài, chăm sóc da không đúng cách, chất kích thích và chế độ ăn uống.
Làm thế nào để nhận biết đâu là mụn nội tiết?
Theo các bác sĩ da liễu, dưới đây là một số dấu hiệu cho biết bạn đang có mụn trứng cá nội tiết:
1. Mụn nổi nhiều ở tuổi thanh thiếu niên
Giai đoạn dậy thì là khoảng thời gian bùng nổ hoạt động của các loại hormone sinh dục. Mụn nội tiết có khả năng “tấn công” cao nhất trong độ tuổi từ 18-20.
Nhưng chỉ riêng tuổi tác sẽ không quyết định liệu mụn có bùng phát hay không. Di truyền có thể quyết định thời điểm bùng phát nội tiết tố bắt đầu và dừng lại.
Theo bác sĩ da liễu Marina Peredo (phó giáo sư lâm sàng về da liễu tại bệnh viện Mount Sinai) nói rằng “Trong suốt sự nghiệp chuyên môn của mình, tôi đã phát hiện ra rằng gần một nửa phụ nữ ở độ tuổi 20 bị mụn trứng cá nội tiết.”
2. Mụn trứng cá xuất hiện xung quanh cằm và đường viền hàm
Một trong những dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết tố là vị trí đặc biệt của nó trên khuôn mặt. Nếu bạn nhận thấy nhiều mụn bọc, mụn nang ở cằm hoặc vùng viền hàm thì khả năng cao đó chính là mụn nội tiết.
Điều này là do những hormone dư thừa trong cơ thể kích thích các tuyến dầu — nhiều trong số đó nằm xung quanh vùng cằm. Các tuyến dầu dư thừa này làm cho da của bạn trở thành điểm chính cho các loại mụn này.
Mặc dù cằm và đường viền hàm là những vị trí cực kỳ phổ biến đối với mụn nội tiết tố, nhưng nó cũng có thể nổi lên dọc theo mặt hoặc xuống cổ của bạn. Nếu bạn cũng bị mụn ở lưng, ngực và vai, đặc biệt là xung quanh chu kỳ kinh nguyệt, thì chúng cũng có thể là dấu hiệu để chỉ ra mụn nội tiết.
3. Mụn thường xuất hiện vào cùng một thời điểm mỗi tháng
Mụn nội tiết tố xuất hiện theo chu kỳ, và thường xuyên nhất là thời điểm trước khi có kinh nguyệt vài ngày (giai đoạn tiền kinh nguyệt). Điều này đúng ngay cả ở phụ nữ sau mãn kinh, bởi mức độ estrogen và progesterone vẫn dao động hàng tháng, mặc dù thấp hơn phụ nữ tiền mãn kinh”.
4. Bạn đang bị căng thẳng kéo dài
Căng thẳng là một trong những thủ phạm gây thay đổi nội tiết sinh dục và dẫn đến mụn. Khi chúng ta bị căng thẳng kéo dài, hormone cortisol tăng tiết và kích thích sản xuất progesternone, khiến cho bã nhờn bài tiết nhiều hơn. Bã nhờn làm tắc nghẽn các lỗ chân lông và gây ra mụn.
5. Mụn trên mặt bạn chủ yếu là mụn viêm nghiêm trọng
Nếu bị mụn nội tiết tố, bạn có thể thấy rằng đa phần chúng là các dạng mụn viêm nghiêm trọng như mụn sưng tấy, mụn bọc mủ, mụn nang, thay vì chỉ có mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng.
Mụn nội tiết tố có tự hết không?
Nếu đang bị mụn do nội tiết tố, tất nhiên bạn không phải sống chung với nó mãi mãi. Tất cả các dạng mụn trứng cá, bao gồm cả mụn trứng cá do nội tiết tố, có thể cải thiện theo thời gian khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi về nội tiết tố hoặc sinh lý. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đó là một vấn đề mãn tính sẽ khó thoát khỏi nếu không có phương pháp điều trị riêng.
Cần làm gì để loại bỏ mụn nội tiết tố?
Mụn nội tiết khá khó chịu và cứng đầu. Hầu hết những người bị mụn trứng cá do nội tiết tố đã thử các phương pháp điều trị không kê đơn nhưng không có kết quả. Nếu chúng không hiệu quả, bạn có thể phải nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ da liễu để kê các đơn thuốc phù hợp để điều trị cho bạn.
Một điểm khác cần lưu ý, các biện pháp điều trị tại nhà như thoa tinh dầu hay bôi mật ong không có tác dụng đáng kể cho mụn nội tiết, thậm chí có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Tốt nhất bạn nên tham khảo một số loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị được đề xuất dưới đây:
Sữa rửa mặt
Quy trình loại bỏ mụn nội tiết nên bắt đầu với việc chọn lựa một loại sữa rửa mặt không kê đơn phù hợp. Cụ thể, bạn hãy tìm các loại sữa rửa mặt có các thành phần như axit glycolic, lactic hoặc salicylic.
Các thành phần này có tác dụng tẩy tế bào chết trên da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Bạn có thể tham khảo một số loại như:
- La-Roche Posay Effaclar Medicated Cleanser
- Paula’s Choice Pore Normalizing Cleanser
- Eucerin Pro Acne Cleansing Foam
- CeraVe Acne Control Cleanser with 2% Salicylic Acid BHA 2%
Nếu bạn có da mụn nhạy cảm, bạn nên chọn sữa rửa mặt có chiết xuất thiên nhiên như Esunvy với chiết xuất lô hội và hành tây tím giúp giữ ẩm da, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm hiệu quả.
Bôi Retinoids tại chỗ
Bác sĩ da liễu thường kê đơn retinoids để điều trị mụn nội tiết nhẹ đến trung bình. Retinoids giúp loại bỏ các tế bào da chết để ngăn tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là giải pháp đáng để điều trị lâu dài vì hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng và được biết đến với tác dụng ngăn ngừa mụn mới trong thời gian dài.
Mặc dù bạn có thể mua các sản phẩm có chứa retinol như Differin Gel không cần kê đơn ở quầy thuốc hay các cửa hàng mỹ phẩm, nhưng bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn sản phẩm với nồng độ cao hơn nhiều, để loại bỏ mụn nội tiết tố.
Lưu ý quan trọng:
- Retinoids, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn, có thể khiến da bị khô, ửng đỏ, bong tróc và đau rát. Vì vậy, hãy đảm bảo làm theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu một cách cẩn thận. Bạn có thể giảm kích ứng bằng cách giảm tần suất sử dụng (vài lần 1 tuần thay vì bôi thường xuyên) và chăm sử dụng kem dưỡng ẩm để bảo vệ da.
- Nếu bạn có làn da đặc biệt nhạy cảm hoặc tình trạng da như bệnh rosacea, thì việc sử dụng retinoids có thể quá “khắc nghiệt” và khiến nổi mụn nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh dùng retinoids nếu đang mang thai. Tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ da liễu trước khi bắt đầu điều trị.
Kiểm soát sinh sản
Thuốc tránh thai có thể là một liệu pháp nội tiết giúp bạn cải thiện mụn hiệu quả.
Trên thực tế, một số loại, như Ortho Tri-Cyclen 10 và YAZ 11 , được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị mụn nội tiết tố.
Những loại thuốc tránh thai này thường bao gồm ethinyl estradiol (một dạng tổng hợp của estrogen) cộng với progestin norgestimate, norethindrone acetate hoặc drospirenone (dạng tổng hợp của progesterone), hoạt động cùng nhau để thay đổi mức độ và hoạt động của các hormone có thể gây ra mụn trứng cá. Nếu không dùng thuốc, bạn có thể hỏi bác sĩ xem họ có khuyên dùng loại thuốc này để giúp ổn định nội tiết tố và điều trị mụn trứng cá do nội tiết tố hay không.
Thuốc kháng nội tiết tố nam
Thuốc kháng nội tiết tố nam chủ yếu giúp giảm lượng hormone nam androgen dư thừa trong cơ thể. Chẳng hạn như viên thuốc spironolactone, hoạt động bằng cách ngăn chặn các thụ thể androgen để làm giảm các hoạt động và tác động của testosterone trong cơ thể. Khi được sử dụng ở liều lượng thấp, spironolactone hoạt động rất tốt để cải thiện mụn trứng cá dạng nang và giảm sản xuất dầu tổng thể trên da.
Isotretinoin
Một giải pháp mạnh mẽ hơn để loại bỏ mụn nội tiết đó chính là Isotretinoin. Isotretinoin là một dạng vitamin A dạng uống (có nghĩa là nó tương tự như retinoid nhưng được dùng bằng đường uống) làm giảm lượng dầu tiết ra bởi các tuyến dầu trên da của bạn, giúp da tự tái tạo nhanh hơn. Isotretinoin thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá nặng. Nhưng nó cũng có thể là một cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả đối với mụn trứng cá vừa phải không đáp ứng với các phương pháp điều trị OTC, đang tạo ra sẹo mụn trên da.
Bởi vì đây là một phương pháp điều trị mạnh với các tác dụng phụ tiềm ẩn, vì vậy nó không phù hợp để điều trị mụn ở những phụ nữ đang mang thai hoặc có mong muốn sinh con trong thời gian gần. Thành phần này có thể gây dị tật bẩm sinh, vì vậy khuyến không mang thai trong thời gian dùng thuốc và sau khi ngưng thuốc 3 tháng. Bên cạnh đó, không uống chung Iso với vitamin A.
Lưu ý:
Việc điều trị mụn nội tiết sẽ hiệu quả hơn nếu chú ý chăm sóc da đúng cách. Những người bị mụn nội tiết nên sử dụng mỹ phẩm dành riêng cho da mụn trứng cá không chứa ethanol. Sau khi làm sạch da mặt, nên dưỡng ẩm cho da.
Bên cạnh đó, khi bị mụn bạn cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống để tránh các thực phẩm có thể kích thích mụn “trỗi dậy”. Xem chi tiết trong bài: Khi bị mụn nên ăn gì, kiêng gì?