Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, nhổ răng khôn tại các địa chỉ uy tín diễn ra nhanh chóng, an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nhổ răng khôn bao lâu thì lành. Nếu chung câu hỏi trên thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây. Các chuyên gia sẽ giải đáp quá trình cùng những lưu ý quan trọng nhất.
Mục lục
Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Để hiểu rõ nhổ răng khôn bao lâu thì lành, bạn cần hiểu rõ quy trình. Các công đoạn bao gồm: thăm khám, chụp phim X – quang, tư vấn phương pháp nhổ răng, vệ sinh khoang miệng, gây tê tại vị trí cần nhổ răng. Sau khi nhổ xong và thuốc tê đã hết tác dụng thì quá trình phục hồi tổn thương mới bắt đầu. Quá trình này được chia thành các giai đoạn nhiều giai đoạn khác nhau.
1. Thời điểm 24h sau khi nhổ răng
Ngay sau khi nhổ răng, bác sĩ có thể khâu và cho bạn cắn gạc trong 1h để cầm máu. Cục máu đông hình thành ngay tại vị trí huyệt ổ răng máu. Máu này màu hồng nhạt lẫn với nước bọt hoặc hơi hồn miếng gạc. Bạn cũng không cần quá lo lắng vì máu không còn chảy nhiều thành dòng và đỏ tươi.
Hiện tượng sưng bắt đầu diễn ra nhiều hơn rồi bình thường trở lại sau ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Lúc này, bạn có thể chườm lạnh trong 24h đầu. Sau đó thì chườm ấm để giảm sưng. Vùng huyệt ổ răng xuất hiện màng trắng mà nhiều người lầm tưởng là thức ăn rơi vào hoặc mủ. Nhưng đừng cố gắng lấy chúng ra vì sẽ không tốt cho quá trình lành vết thương.
2. Sau khi nhổ răng khôn từ 1 – 2 tuần
Sau khoảng 1 – 2 tuần tùy cơ địa mỗi người, mô lợi đã lành đáng kể. Theo nghiên cứu thì tốc độ lành của vùng lợi là khoảng 1mm cho mỗi tuần. Cũng chính thời điểm 2 tuần khi lành lợi, bác sĩ sẽ chọn cắt chỉ khoảng ngày thứ 7 đến ngày thứ 10.
Với vùng răng cửa sau khoảng 2 tuần, huyệt ổ răng đã lành dần và gần như đầy. Tuy nhiên đối với vùng răng hàm nhiều chân, huyệt ổ răng chưa lành hẳn nhưng đang đầy dần từ ngoài vào trong. Lỗ chân răng thu nhỏ theo thời gian.
Tuy nhiên vẫn lưu ý là bạn đừng vận động quá manh, ăn đồ cứng hay dùng vật nhọn chọc vào vị trí nhổ răng khôn sẽ làm ảnh hưởng vết thương.
3. Sau khi nhổ răng khôn từ 3 – 4 tuần
Thời điểm sau 3 – 4 tuần, hầu hết các mô mềm đã hoàn thiện. Bạn cũng không cần quá chú ý đến vấn đề chăm sóc vùng phẫu thuật như ăn uống, vệ sinh. Tuy nhiên có thể vẫn còn một số lỗ nhỏ chưa đầy hẳn tại vị trí nhổ răng. Trong trường hợp nhổ răng khôn phức tạp hoặc nhiều chân, bạn cảm nhận được phần lợi có chút nhạy cảm nhẹ khi nhai trực tiếp đồ cứng.
4. Sau khi nhổ răng khôn từ 2 – 4 tháng
Thời gian sau 2 – 4 tháng thì việc lấp đầy các xương hổng đã hoàn thành. Sau khoảng 8 – 10 tuần, lượng xương đã hình thành đáng kể ước tính khoảng 2/3 lượng mô thiếu hụt. Đến tháng thứ 4 thì huyệt ổ răng lấp đầy hoàn toàn bằng xương. Sau đó thêm 2 – 4 tháng nữa sau khi nhổ, các đường viền trở nên hoàn thiện hơn. Cuối cùng mới đạt được mật độ xương như vùng lân cận.
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi khi nhổ răng khôn
Thực chất, quá trình phục hồi của vết thương sau khi nhổ răng khôn với mỗi người là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tình trạng của răng trước khi nhổ răng khôn
Vị trí và thế mọc của răng khôn hay răng số 8 ảnh hưởng nhiều đến việc phục hồi sau khi nhổ răng. Nếu răng khôn mọc thẳng, phát triển bình thường thì ảnh hưởng đến nướu sẽ giảm. Khi đó thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên với trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch phức tạp, bác sĩ cần rạch phần nướu mới loại bỏ được hết chân răng. Vết thương khi mổ cần nhiều thời gian hơn mới hồi phục.
Cơ địa và sức khỏe của mỗi người
Vì cơ địa và sức khỏe của mỗi người là khác nhau nên nó ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau khi nhổ răng khôn. Với người có cơ địa sức khỏe tốt, lỗ hổng sau khi nhổ răng thường lành nhanh hơn hoặc trong khoảng thời gian dự kiến. Còn với người cơ địa không được tốt thì thời gian hồi phục có thể kéo dài.
Ở người lớn tuổi, các mô thiếu săn chắc, đàn hồi, tuần hoàn kém nên quá trình nuôi dưỡng và làm lành vết thương cũng chậm hơn so với người trẻ. Những người có bệnh mãn tính, miễn dịch kém do hóa trị, xạ trị,… thì quá trình phục hồi cũng khó khăn hơn một chút.
Chế độ vệ sinh và chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn sẽ xuất hiện một cục máu đông tại vị trí lỗ răng để cầm máu. Sau khi nhổ từ 7 – 10 ngày, lớp niêm mạc mới xuất hiện và thay thế lớp cũ, tạo cơ sở cho phần thịt phát triển, lấp đầy chân răng. Vì cục máu đông cũng như lớp niêm mạc được hình thành chưa có sự liên kết chặt chẽ nên dễ bị tác động mạnh bởi yếu tố bên ngoài. Các thông tin dưới đây sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn chế độ chăm sóc răng hậu phẫu nhé. Chỉ khi thực hiện tốt điều này thì vết thương cũng nhanh lành và mọi người không còn quá lo lắng.
Chuyên môn và tay nghề của nha sĩ
Bác sĩ chính là nhân tố quan trọng nhất giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng. Những ca tiểu phẫu đơn giản sẽ không khó với bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên với những ca phức tạp đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm để xử lý tốt mọi tình huống xảy ra. Hơn nữa, với nha sĩ trình độ chưa cao dễ khiến bệnh nhân chảy nhiều máu hơn hoặc tệ hơn là nhổ sót chân răng. Vậy nên hãy tìm cho mình một bác sĩ thực sự dày dặn chuyên môn nhé.
Kĩ thuật và công nghệ nhổ răng khôn
So với các răng khác, nhổ răng khôn có độ phức tạp cao nhất nên sự hỗ trợ về công nghệ, kĩ thuật là điều cần thiết. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế tình trạng đau nhức mà còn giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn.
Hiện nay, bạn có thể chọn kĩ thuật nhổ răng truyền thống hoặc sử dụng máy siêu âm Piezotome. Nếu chọn phương pháp truyền thống, bác sĩ sử dụng kìm, dùng lực tay để lấy răng ra khỏi nướu. Điều này dễ làm tăng tỉ lệ mô mềm bị ảnh hưởng. Còn nếu chọn sử dụng máy siêu âm Piezotome, phần mô mềm và xương hàm bị ảnh hưởng sẽ thấp hơn, thời gian phục hồi vết thương cũng giảm đi nhiều.
Đọc thêm: Răng khôn nên nhổ mấy cái?
Những điều nên làm khi sau khi nhổ răng khôn
Như đã phân tích ở trên, quá trình chăm sóc răng miệng, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phục hồi vết thương. Vậy nên bạn đừng bỏ qua thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
– Sau khoảng 1 – 2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn hạn chế khạc nhổ, súc miệng mạnh.
– Có thể dùng bàn chải nhưng cố gắng chải thật nhẹ nhàng, tránh vị trí vừa nhổ răng.
– Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng là tốt nhất. Đừng pha muối hạt vì có thể nồng độ quá mặn hoặc quá nhạt đều không tốt.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Sau khi nhổ răng xong và hết thuốc tê, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau, cùng với thuốc kháng sinh, kháng viêm. Tuy nhiên nhớ tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Chườm lạnh giảm sưng đau
Bạn chuẩn bị 1 miếng vải sạch, bọc vài viên đá rồi chườm phía ngoài vị trí nhổ răng. Thời gian là khoảng 5 – 20 phút rồi nghỉ 5 – 20 phút. Đừng nên chườm liên tục trong thời gian quá dài dễ bị bỏng lạnh.
Việc chườm lạnh này giúp co mạch máu xung quanh, giảm sưng phù và chảy máu. Sau khoảng 2 ngày khi quá trình cầm máu đã ổn định, bạn chườm ấm thay thế nhằm tăng lưu lượng máu đến, giúp cho quá trình hồi phục nướu và xương diễn ra tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng
Trong vài ngày đầu tiên, bạn nên ăn những thức ăn mềm hoặc lạnh như: cháo, bún, miến, bánh flan, sinh tố, nước ép, kem,… Đến ngày tiếp theo, khi ăn uống bình thường thì bạn vẫn chú ý tránh vị trí nhổ răng. Đừng ham đồ quá cứng như xương, đá lạnh nhé.
Nghỉ ngơi nhiều
Sau khi nhổ răng khôn khoảng 1 ngày, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nhiều. Khi nằm ngủ thì nghiêng đầu về phía đối diện bên nhổ răng, kê đầu cao. Tránh đè nén gây áp lực lên vùng răng khôn vừa nhổ.
Những điều cần tránh sau nhổ răng khôn
Cùng với những hành động được khuyến khích ở trên, bạn cũng nên tránh các hoạt động dưới đây giúp cho quá trình lành vết thương nhanh hơn nhé.
Không vận động mạnh
Ít nhất sau 24h đầu tiên khi nhổ răng khôn, bạn không nên hoạt động mạnh. Hoạt động mạnh sẽ làm tăng áp lực máu, ảnh hưởng đến giai đoạn cầm máu, hình thành cục máu đông, khó lấp đầy và bảo vệ ổ răng. Các hoạt động như chạy nhảy, tập thể hình, khiêng đồ vật nặng đều không được khuyến khích.
Không hút thuốc lá
Ít nhất sau 2 – 7 ngày sau khi nhổ răng khôn, bạn không được hút thuốc lá. Các thành phần không tốt trong thuốc lá như carbone monoxide đi vào tế bào máu, làm giảm lượng oxy nuôi tế bào. Điều này làm chậm lành vết thương, tăng nguy cơ viêm nhiễm ổ răng, viêm tủy xương hàm. Hơn nữa động tác hút thuốc cũng gây áp lực lên chỗ nhổ răng, phá hủy cục máu đông.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên nên ngưng hút thuốc trước 1 tuần. Chất Cannabinoid có trong thuốc đào thải rất chậm ra khỏi cơ thể và còn tồn tại nhiều ngày nên sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tê.
Không dùng chất có cồn
Bạn không dùng nước uống có cồn như bia, rượu hoặc nước súc miệng có cồn ít nhất vài ngày sau khi nhổ răng khôn. Càng kiêng các chất này trước và sau khi nhổ răng càng lâu thì khả năng lành vết thương càng cao và hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm.
Ngoài ra, chất cồn cũng tồn tại trong cơ thể nên khi tương tác với thuốc gây tê gây ra nhiều biến chứng khó kiểm soát.
Không sử dụng ống hút
Việc sử dụng ống hút tạo áp lực lên vùng nhổ răng, làm cho cục máu đông thiếu ổn định và dễ bị rớt ra khỏi ổ răng. Hiện tượng này có thể làm viêm ổ răng khô, gây đau, tạo thành mùi hôi khó chịu hoặc gây sốt nhẹ.
Không bỏ hẹn cắt chỉ
Chỉ khâu cố định vết thương khi nhổ răng khôn nếu là chỉ không tự tiêu sẽ tồn tại lâu dài trong miệng. Nếu để càng lâu thì thức ăn tích tụ quanh chỉ càng nhiều, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dễ viêm nhiễm. Bạn nhớ ghi lại lịch hẹn của bác sĩ, sau khoảng 7 – 10 ngày đến địa chỉ nha khoa cắt chỉ khâu.
Nhổ răng khôn bao lâu thì lành đã được chúng tôi giải đáp cụ thể ở trên. Hi vọng mọi người sẽ không còn cảm thấy băn khoăn và bắt đầu lên kế hoạch nhổ răng khôn càng sớm càng tốt nhé!