Niềng răng ăn đồ cứng có sao không là thắc mắc chung của rất nhiều người trong quá trình thực hiện nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Đối với các trường hợp đeo niềng, việc ăn uống cần phải chú ý thận trọng. Các hoạt động ăn nhai cũng gặp khó khăn hơn bình thường. Do đó, người niềng răng luôn phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, khoa học. Chọn lựa các loại thực phẩm mềm và tốt cho răng miệng.
Mục lục
Giải đáp niềng răng ăn đồ cứng có sao không?
Với thắc mắc “niềng răng ăn đồ cứng có sao không” thì câu trả lời là chắc chắn có ảnh hưởng. Khi dùng các loại thực phẩm cứng thì răng và hàm phải vận động mạnh mới nghiền nát được thức ăn. Điều này không chỉ gây đau răng mà cấu trúc hàm đang trong quá trình chuyển dịch do sự siết chặt cũng sẽ ảnh hưởng theo. Từ đó có thể làm cho khay niềng bung ra hoặc thậm chí bị đứt.
Thực hiện ăn uống theo tiêu chí ăn chậm, nhai chậm và vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Một chế độ ăn tốt sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vừa giảm được các bệnh về tiêu hóa lại tập được thói quen ăn uống đảm bảo khoa học và dinh dưỡng. Khi thiếu vitamin thì sẽ khiến lợi dễ chảy máu. Nhất là chảy máu khi niềng răng sẽ càng khó lành hơn bình thường.
Người mới niềng răng nha khoa nên ăn gì?
Bệnh nhân sau khi gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng thường sẽ cảm thấy đau, căng tức. Nguyên nhân là do răng phải chịu lực siết mạnh và chưa quen được với lực tác động này. Trong khoảng 3 ngày đầu, các món ăn thích hợp nhất cho người niềng răng cần đảm bảo mềm, lỏng, vụn nhưng vẫn đủ chất.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp hạn chế tác động lực mạnh vào hệ thống dây cung và mắc cài. Ngăn chặn hiệu quả tình trạng lệch, bung, tuột hay thậm chí đứt niềng răng. Từ đó giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn, tránh gây cản trở đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Một số loại thực phẩm dinh dưỡng có thể tham khảo sau đây:
Sữa và chế phẩm từ sữa
Trong thời gian đầu khi gắn khí cụ niềng răng, các loại thực phẩm này sẽ giúp bạn bổ sung nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Đồng thời làm giảm áp lực tác động lên răng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắn chỉnh đạt hiệu quả như kế hoạch. Bệnh nhân sẽ tránh được các trường hợp hóp má, sút cân sau niềng răng.
Các loại thực phẩm mềm, xốp
Một số thực phẩm điển hình như bột ngũ cốc, bánh bông lan, bánh xốp mềm, đậu hũ,.. Đây đều là những món ăn ngon, bổ dưỡng và không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
Các món ăn chế biến từ trứng
Điển hình như trứng chiên, trứng luộc hay bánh flan,.. Trong trứng có chứa nhiều vitamin và trứng cũng không hề cứng, dai nên bạn có thể thoải mái thưởng thức.
Thức ăn chín mềm
Một số món ăn ngon có thể thêm vào thực đơn như súp, cháo, bún, phở hay cơm mềm. Các món ăn từ cá, thịt, rau củ quả vẫn có thể sử dụng nhưng phải đảm bảo chúng được chế biến ở dạng mềm như băm nhuyễn hoặc ninh nhừ.
Bên cạnh đó, người niềng răng cũng nên bổ sung các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày. Có thể ăn trực tiếp các loại trái cây mềm hoặc uống sinh tố, nước ép.
Những loại thực phẩm trên vừa dễ ăn nhai, cung cấp đầy đủ dưỡng chất vừa không làm ảnh hưởng đến khí cụ niềng răng. Điều quan trọng là phải chế biến đúng cách để giảm sức nhai và hạn chế tác động lực lên răng.