Mùa hè nắng nóng đã đến rồi, thèm những que kem mát lạnh, đầy màu sắc mà đang niềng răng thì sao đây. Niềng răng ăn kem được không cũng là băn khoăn của nhiều người khi không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của chúng. Nếu vậy thì tìm hiểu ngay thông tin dưới đây được giải đáp trực tiếp từ các chuyên gia nhé.
Mục lục
Vì sao cần chú ý chế độ dinh dưỡng khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng, các bộ phận trong miệng như má, môi, nướu…chưa kịp thích ứng với những khí cụ chủ yếu là mắc cài, dây cung sẽ làm cho bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, cộm lên khi ăn nhai. Ngày đầu chưa quen với lực kéo có thể bị đau ê ẩm.
Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần khi đã quen dần thì mọi người thấy việc đeo mắc cài trở nên bình thường, không còn cảm giác đau nữa, quá trình ăn uống cũng thoải mái hơn nhiều. Tùy vào cơ địa, độ nhạy cảm của răng, có người sau khi niềng răng sẽ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ nhưng có người sẽ không cảm giác đau.
Sau khi niềng răng, phần răng và hàm của bạn sẽ yếu hơn bình thường do mắc cài, dây cung được gắn lên trên để co kéo và điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Bởi vậy nên việc ăn uống hay vệ sinh răng miệng cần được chú ý nhiều hơn.
Niềng răng ăn kem được không?
“Bác sĩ ơi, cho em hỏi là niềng răng ăn kem được không ạ?. Em ăn vào sợ ê buốt với hỏng mắc cài…”. Đây có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người khi đang vào mùa hè oi nóng và kem trở thành món ăn khoái khẩu không thể thiếu.
Như đã chia sẻ ở trên thì niềng răng mắc cài thời gian đầu xuất hiện tình trạng ê buốt. Để hạn chế tình trạng trên, bạn có thể dùng một ít kem lạnh. Kem trên thị trường hiện nay có nhiều loại như kem que, kem ly, kem cốc…Tuy nhiên vì răng bị yếu hơn nên đừng ăn kem que quá cứng mà chuyển qua dùng kem ly, kem cốc. Bạn ăn chút một, miếng nhỏ thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng đừng ăn quá nhiều sẽ làm cho tình trạng thêm nghiêm trọng hơn.
Còn với niềng răng trong suốt Invisalign thì bạn có thể ăn các loại kem khác nhau, nhưng vẫn ưu tiên dùng loại mềm, không quá lạnh để tránh làm tổn thương răng. Ưu điểm nổi bật của Invisalign là mọi người dễ dàng tháo niềng răng trong quá trình ăn uống và ăn được nhiều loại thực phẩm yêu thích.
Mách bạn những món nên ăn sau khi niềng răng
Trong thời gian 2-3 ngày đầu đến 1 tuần, bạn nên ăn những thực phẩm mềm, mỏng, ít mảnh vụn và giàu dinh dưỡng để đảm bảo cho khí cụ luôn hoạt động tốt nhất.
– Các sản phẩm từ sữa: bao gồm bơ, phô mai, bánh, thức uống từ sữa, sữa chua. Công dụng chính của sản phẩm này giúp bạn bổ sung thêm năng lượng, dinh dưỡng, khắc phục trường hợp hóp má, sụt cân khi niềng răng. Thực phẩm mềm giảm áp lực tác động lên răng khi mới đeo mắc cài và đang dần di chuyển. Bạn cũng có thể ăn kem để giảm đau nhưng không nên ăn quá nhiều.
– Các sản phẩm xốp mềm: ví dụ như bột ngũ cốc, đậu hũ, bánh mì, bánh bông lan, bánh xốp mềm không hạt đều ngon miệng, bổ dưỡng, có lợi cho cơ thể và không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai.
– Các sản phẩm từ trứng: trứng luộc, trứng chiên, bánh flan…vì hàm lượng vitamin D dồi dào có trong trứng rất tốt cho răng miệng.
– Thức ăn chín mềm: như cháo, súp, ngũ cốc, bún, phở, cơm mềm…Hay các món ăn từ thịt cấ, rau củ chế biến ở dạng mềm, băm nhuyễn, ninh nhừ…
– Trái cây nên uống ở dạng nước ép hoặc sinh tố để bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể
Những loại thực phẩm chúng tôi gợi ý ở trên vừa dễ ăn, dễ nhai đồng thời có thêm chất dinh dưỡng. Chỉ cần bạn biết cách chế biến kĩ, biết cách phối hợp với nhiều loại thực phẩm để giảm bớt sức nhai của răng. Bạn cũng hạn chế tác động lực vào mắc cài, dây cung, làm đứt khí cụ thì không có gì cản trở cho quá trình hoàn thiện hàm răng của bạn.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách chế biến một số món ăn tốt cho người niềng răng
Những món không nên ăn sau khi niềng răng
Trong khi niềng răng, bạn cố gắng kiêng tối đa những thực phẩm sau nhằm hạn chế hư hỏng khí cụ và tác động đến kết quả điều trị.
- Không ăn thực phẩm dai và dẻo như bánh mì, pizza, bánh dày, bánh nếp…
- Không ăn thực phẩm giòn, cứng như nước đá, kẹo cứng, bỏng ngô, khoai tây chiên…
- Không ăn thực phẩm dính như kẹo caramen, gummy…
- Không ăn thực phẩm cứng như các loại hạt
- Không ăn trái cây cứng như xoài xanh, lê, táo, ổi…
- Không ăn đồ nhiều tinh bột, đồ ngọt như bánh kẹo, thức ăn nhanh vì các loại này dễ sinh ra axit cũng như mảng bám gây sâu răng, bệnh về lợi trong khi đang niềng răng.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống trà, cà phê, soda cũng như nước tạo màu khác sẽ tác động xấu đến răng.
- Không được dùng răng cắn mở đồ vật sẽ làm hư khí cụ, khiến răng bị tổn thương
Việc tạo thói quen ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn ngừa được rủi ro về bung tuột mắc cài trong suốt quá trình chỉnh nha. Ăn uống cẩn thận còn giảm cảm giác đau nhức thời gian đầu, rút ngắn thời gian niềng răng vì sút mắc cài tốn thời gian niềng lại. Bạn cũng cần học thói quen ăn uống từ tốn, nhẹ nhàng, ăn chậm, nhai kỹ hơn để giảm các bệnh về đường tiêu hóa nữa nhé.