Trong quá trình niềng răng, sau một khoảng thời gian nhất định, bạn cần đi siết lại các khí cụ. Mục đích của việc này nhằm giúp răng có thể dịch chuyển đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ đã đề ra. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn không rõ: Niềng răng bao lâu siết một lần? Dưới đây là giải đáp trực tiếp của chuyên gia nhé!
Mục lục
Vì sao cần siết mắc cài khi niềng răng?
Sau khi niềng răng, dưới tác động của lực ăn nhai, khi nói chuyện hay vệ sinh răng miệng làm cho khí cụ có khả năng bị xô lệch, không còn chắc chắn như ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Do vậy, siết lại mắc cài vừa là để hiệu chỉnh lại lực tác động lên răng một cách tốt nhất, vừa giúp đưa răng mọc lệch lạc về đúng vị trí trên cung hàm. Chỉ khi quá trình này thực hiện trơn tru mới giúp bạn sở hữu hàm răng thẳng, đều, chuẩn khớp cắn nhất.
Niềng răng không đơn giản chỉ làm 1 lần là xong mà quá trình này có thể diễn ra từ 1.5 – 2 năm tuỳ tình trạng mỗi người. Do vậy trong quãng thời gian này, bạn cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, đến tái khám định kì nhằm điều chỉnh lại dây cung siết chặt vào răng, mang lại hiệu quả tối ưu.
Niềng răng bao lâu siết một lần?
Với sự phát triển không ngừng của ngành nha khoa, bạn đã có nhiều lựa chọn hơn như: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự động, mắc cài sứ, mắc cài sứ tự động hay niềng răng trong suốt Invisalign.
Người thực hiện niềng răng mắc cài cần phải siết chặt dây cung để điều chỉnh răng theo từng giai đoạn ở địa chỉ nha khoa. Điều này là bắt buộc và quan trọng, quyết định đến kết quả của hàm răng về sau. Theo các chuyên gia, thông thường từ 4 – 5 tuần, bạn cần tái khám một lần. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra được tiến triển của quá trình niềng răng, xử lý các vấn đề như: thay dây thun, tăng lực siết…
Còn với người thực hiện niềng răng không mắc cài hay niềng trong trong suốt Invisalign. Mỗi người sẽ có 1 bộ khay niềng khác nhau được đánh số thứ tự theo từng giai đoạn. Mục đích của chúng cũng tương tự như việc siết khí cụ ở mắc cài. Thời gian bác sĩ hẹn bạn tái khám trong trường hợp này khoảng 2 tháng/lần hay 8 tuần/lần, tiết kiệm thời gian hơn so với niềng răng mắc cài kim loại hay mắc cài sứ.
Đọc thêm: Niềng răng Invisalign giá bao nhiêu?
Những công việc khi siết răng – tái khám định kỳ
Tái khám định kỳ không đơn giản chỉ là chỉnh lại lực siết của các khí cụ mà bác sĩ còn cần đảm nhiệm nhiều công việc hơn. Đó là:
- Kiểm tra kỹ tiến trình dịch chuyển của răng trong từng giai đoạn khác nhau, đảm bảo chúng đang đi đúng hướng, đúng thời gian dự kiến.
- Phát hiện và sớm thay đổi, thay thế dây cung mới, tạo khoảng hay tăng lực siết hàm…
- Thăm khám và kiểm tra sức khoẻ răng miệng tổng thể xem có phát sinh vấn đề nào khi niềng răng không, ví dụ như sâu răng, viêm nha chu…
- Trường hợp bị đứt dây cung, tuột mắc cài do quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng… sẽ được xử lý ngay.
- Giúp khách hàng thấy rõ được sự thay đổi của hàm răng diễn ra như thế nào khi niềng răng.
Các bước siết răng trong khi tái khám định kỳ
Sau khi đã tìm hiểu một phần thông tin ở trên, chắc hẳn bạn băn khoăn không rõ quá trình siết răng diễn ra theo các bước nào.
– Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành tháo các dây nối đàn hồi để giữ giá đỡ ra. Sau đó thì tháo dây vòm chính.
– Sau đó, bác sĩ kiểm tra tình trạng dịch chuyển của răng. Tiến hành siết các khí cụ để chúng tiến dần về vị trí như mong muốn. Lúc này bạn có cảm giác hơi đau khi kéo lò xo và tăng tác dụng lực.
– Tiếp theo, đặt dây vòm trở lại giá đỡ của bạn. Thêm các mối ghép đàn hồi vào để giữ giá đỡ và dây vòm. Cuối cùng là kết thúc quá trình kiểm tra và siết răng.
Sau khi siết răng, bạn có cảm giác đau nhức khi mà lực được tăng cường nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường. Đợi khoảng vài ngày khi đã quen dần thì mọi thứ lại suôn sẻ như ban đầu nhé!
Mách bạn một số cách giảm đau sau khi siết khí cụ
Nhằm làm giảm những cơn đau buốt khó chịu, bạn có thể thực hiện theo những phương pháp đơn giản sau:
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là cách làm đơn giản nhất và có hiệu quả giảm đau rất tốt. Bạn dùng một túi đá lạnh hoặc bọc vài viên đá vào khăn sạch. Sau đó chườm vào má xung quanh khu vực bị ê buốt đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Cứ chườm được một thời gian, bạn cho ra, nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút rồi chườm tiếp nhé. Nhờ hơi lạnh mà cơn đau cũng giảm đi rất nhiều đó.
Chườm nóng
Ngoài chườm lạnh thì bạn cũng dễ dàng áp dụng cả cách chườm nóng để giảm đau. Bạn lấy 1 chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm hoặc có sẵn túi chườm nóng bán ở cửa hàng thì càng tốt. Sau đó chườm vào khu vực răng miệng bị đau nhức. Lưu ý là chỉ dùng nước ấm, không được dùng nước nóng có thể gây bỏng vùng da.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối ấm được coi là “cách giảm đau thần kỳ” lại có thể vệ sinh sạch khoang miệng. Bạn cho chút muối trắng vào cốc nước ấm. Hoà tan hoàn toàn và súc miệng đến khi hết cốc nước. Cách này nên được áp dụng ngày khoảng 2 – 3 lần sau khi đánh răng sạch sẽ.
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu mà cảm thấy các phương pháp trên không cho nhiều hiệu quả, bạn sử dụng thêm thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết. Thuốc giảm đau thường là ibuprofen hoặc acetaminophen. Lưu ý là khi dùng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, đảm bảo sử dụng đúng chỉ dẫn và liều lượng. Đừng nên uống quá nhiều để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Ăn các thức ăn mềm
Sau khi siết răng, khả năng ăn nhai của mọi người cũng gặp khó khăn hơn một chút. Để giảm tình trạng này và không ảnh hưởng đến sức khoẻ, hãy chọn những đồ ăn mềm như cháo loãng, súp, miến, mì… Ngoài ra, tăng cường ăn các thực phẩm có nhiều dinh dưỡng như sữa chua, phô mai, bánh mì xốp mềm, nước sinh tố, nước hoa quả… Những đồ ăn này đều không gây áp lực cho răng nên không sợ bị ảnh hưởng.
Sử dụng sáp nha khoa và dụng cụ bảo hộ
Sáp nha khoa được coi là “vị cứu tinh” tuyệt vời cho những người niềng răng, đặc biệt sau khi siết răng. Nếu không may mắc cài ma sát, làm tổn thương mô mềm bên trong thì bạn có thể vo tròn sáp nha khoa và cho chúng vào vị trí mà dây cung bị thò ra. Điều này cũng giúp giảm đau, bảo vệ tốt nhất khoang miệng.
Nếu cần tham gia hoạt động thể lực thì hãy sử dụng các dụng cụ bảo hộ khác nhằm tránh các va chạm, tổn thương dẫn tới bung tuột khí cụ nhé!
Massage nướu nhẹ nhàng
Massage nước là cách làm giúp các mô dễ thích ứng với các khí cụ niềng răng, mang tới cảm giác dễ chịu, thư giãn. Bạn sử dụng các ngón tay để xoa nhẹ nhàng vùng nướu răng. Thực hiện xoa theo chiều kim đồng hồ, sau đó làm ngược lại sẽ giúp cho cơn đau giảm đi đáng kể.
Vậy là mọi người đã hiểu rõ được niềng răng bao lâu siết một lần, mục đích của công việc này là gì và luôn tuân thủ đúng với lịch tái khám mà bác sĩ đã đề ra nhé!