Hầu như mọi người đều biết về sự cần thiết của việc sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, để sử dụng đúng cách, bạn cần phải nắm được những quy tắc cơ bản.
Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp danh sách 9 điều sai lầm mà bạn cần tránh khi sử dụng kem chống nắng, hãy cùng check xem đó là gì nhé.
Mục lục
- Sai lầm số 1: Sử dụng kem không đúng thời điểm
- Sai lầm số 2: Chọn kem chống nắng có thành phần độc hại
- Sai lầm số 3: Kem chống nắng có chỉ số càng cao càng tốt
- Sai lầm số 4: Không thoa kem chống nắng lặp lại
- Sai lầm số 5: Chỉ thoa kem khi ra ngoài trời nắng
- Sai lầm số 6: Không thoa kem khắp cơ thể
- Sai lầm số 7: Bạn không bảo quản kem chống nắng đúng cách
- Sai lầm số 8: Tận dụng kem chống nắng hết hạn
- Sai lầm số 9: Không dùng kem chống nắng vì đã sử dụng mỹ phẩm trang điểm
Trước khi bắt đầu chúng ta cùng tìm hiểu các chỉ số cơ bản liên quan tới kem chống nắng nhé.
UVA: tia cực tím sóng dài thuộc nhóm A, chiếm 95% tổng số bức xạ tia cực tím. Chúng tiếp cận bề mặt trái đất quanh năm và xuyên qua các đám mây. Tiếp xúc với tia UVA không gây đau đớn, nhưng có thể gây nám sạm và ung thư da.
UVB: tia cực tím sóng trung bình của nhóm B, chiếm 5% bức xạ UV. Chúng có nhiệm vụ mang lại cho làn da của bạn một màu đồng. Đồng thời, có khả năng xâm nhập sâu vào tế bào da, tia UVB gây mẩn đỏ và bỏng rát, dị ứng, thậm chí là phát triển thành các khối u.
PA (protection grade of UVA): Đây là là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố. Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu “+”, được hiểu như sau: PA+ có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
SPF (Sun Protection Factor): Chỉ số này này cho biết mức độ bảo vệ sản phẩm khỏi UVB. Và giá trị của hệ số càng cao thì khả năng bảo vệ càng mạnh và thời gian tiếp xúc an toàn với bức xạ tia cực tím càng dài. SPF dao động từ 15-100.
Sai lầm số 1: Sử dụng kem không đúng thời điểm
Qua phim ảnh hoặc thực tế, chắc chắn bạn đã từng thấy hình ảnh một số người khách du lịch trải khăn tắm và bôi kem chống nắng trên bãi biển. Nhưng bạn không nên làm như họ. Tất cả các loại kem chống năng đều cần thời gian để thẩm thấu và phát huy tác dụng (thường là từ 15-30 phút). Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng trước đó và chờ cho tới khi hết thời gian hãy ra biển để không bị tia UV làm da bị tổn thương.
Ánh nắng ngoài bãi biển rất gay gắt, đừng quên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2h bạn nhé.
Sai lầm số 2: Chọn kem chống nắng có thành phần độc hại
Bạn không nên mua một loại kem có chứa oxybenzone. Vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nền nội tiết tố. Methylisothiazolinone có thể gây dị ứng và gây phát ban trên da.
Bạn nên chọn mua kem chống nắng có thành phần “kẽm” và “titanium dioxide” trên bao bì. Những người có da nhạy cảm nên chọn lựa kem chống nắng vật lý thay vì hóa học.
Sai lầm số 3: Kem chống nắng có chỉ số càng cao càng tốt
Giá trị SPF cho biết hiện tượng đỏ da khi dùng kem chống nắng xảy ra chậm hơn bao nhiêu lần so với da không được bảo vệ. Bất kể giá trị SPF là bao nhiêu, khả năng chống tia cực tím của nó chỉ kéo dài trong khoảng hai giờ, sau đó kem phải được thay mới. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời ngay cả với kem chống nắng là điều không mong muốn.
Do đó, với điều kiện thời tiết nắng gắt, bạn chỉ cần dùng kem chống nắng có SPF =50 là ổn, thời tiết nắng nhẹ, râm mát, hay trong nhà có thể cân nhắc loại chỉ số SPF thấp hơn.
Sai lầm số 4: Không thoa kem chống nắng lặp lại
Giống như tất cả các loại mỹ phẩm khác, kem chống nắng có thể bị rửa trôi bởi dầu nhờn, mồ hôi và nước. Dù cho loại kem chống nắng đó có được quảng cáo là lâu trôi đi chăng nữa.
Do đó, để đảm bảo duy trì tác dụng chống nắng bền bỉ cả ngày, bạn nên thoa kem chống nắng sau mỗi 2h nếu ở ngoài trời liên tục. Ở trong phòng mát, bạn chỉ cần bôi lặp lại sau 4h đồng hồ là ổn.
Sai lầm số 5: Chỉ thoa kem khi ra ngoài trời nắng
Bạn biết đấy, việc thoa kem chống nắng khi ra ngoài là điều đương nhiên. Nhưng nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, sử dụng nó khi thời tiết râm mát hoặc ở trong nhà là không cần thiết.
Vào những ngày nhiều mây, làn da của chúng ta cần được bảo vệ. Các nhà khoa học thuộc Viện Da liễu Hoa Kỳ đã chứng minh được rằng 80% tia UV cũng xuyên qua các đám mây và có thể ảnh hưởng đến da.
Ngay cả khi bạn trốn dưới một chiếc ô để tránh khỏi ánh nắng mặt trời, hơn 30% bức xạ tia cực tím ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta. Đối với những ngày nhiều mây, tốt hơn là mua một loại kem đặc biệt có mức SPF thấp hơn.
Thực tế, tia UV có thể xuyên qua cả kính. Nếu ngồi sát cửa sổ, ô tô, da của bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi nắng mặt trời. Ngay cả khi cách ly hoàn toàn khỏi ánh nắng mặt trời, thì các thiết bị đèn chiếu và màn hình điện tử cũng là nguồn sáng gây hại cho da.
Sai lầm số 6: Không thoa kem khắp cơ thể
Khi ra ngoài, nhiều người chỉ chú trọng bảo vệ da ở vùng mặt mà không thoa kem chống nắng cả body. Có thể bạn chưa biết, áo phông và các loại quần áo thông thường vẫn cho phép khoảng 70% tia UVA và khoảng 20% tia UVB xuyên qua.
Do đó, bạn cần thoa kem chống nắng cho cả cơ thể, đừng quên một số vị trí dễ bị bỏ sót như mũi, môi (dùng son dưỡng có chỉ số chống nắng), bàn chân, bàn tay. Nếu ở ngoài biển, hãy dùng cả xịt chống nắng bảo vệ tóc và da đầu bạn nhé.
Có thể bạn muốn biết: Chai kem chống nắng 50ml dùng bao lâu thì hết?
Sai lầm số 7: Bạn không bảo quản kem chống nắng đúng cách
Kem chống nắng có thể bị mất hoặc giảm đặc tính bảo vệ nếu như chúng ta không bảo quản chúng đúng cách. Kem chống nắng cần được giữ ở những nơi mát mẻ, khô ráo và không bị tia nắng mặt trời chiếu vào. Không để nó trong xe hơi, cốp xe, ngay cạnh bếp, bạu cửa sổ nơi có nhiệt độ không khí lên tới 40 ° C. Nếu không, kem sẽ bị tách nước và nhanh chóng hết hạn sử dụng.
Sai lầm số 8: Tận dụng kem chống nắng hết hạn
Đừng cố tiết kiệm một chút kem chống nắng đã quá hạn mà gây ra những sai lầm không mong muốn.
Bất kỳ sản phẩm nào cũng có ngày hết hạn riêng, tuân theo các quy định về bảo quản và sử dụng. Cần phải nhớ rằng kem chống nắng thường có thời hạn sử dụng là 3 năm khi chưa mở nắp. Tuy nhiên, khi đã bóc seal, thời hạn sử dụng thực tế của nó không được như vậy. Thời gian sử dụng thực tế có thể là ngắn hay dài tùy vào điều kiện bảo quản. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm duy trì khả năng chống nắng tốt nhất, bạn chỉ nên dùng nó trong vòng 6-12 tháng sau khi mở nắp.
Đọc thêm: Những thành phần nguy hiểm trong kem chống nắng hóa học
Sai lầm số 9: Không dùng kem chống nắng vì đã sử dụng mỹ phẩm trang điểm
Gần đây, các nhà sản xuất mỹ phẩm tung ra hàng loạt các loại mỹ phẩm trang điểm được quảng cáo có công dụng đa nhiệm. Ví dụ như kem nền không chỉ dùng làm lớp lót trang điểm mà còn có khả năng dưỡng ẩm và chống nắng cho da. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những đặc điểm bổ sung này ở các loại mỹ phẩm không vượt trội, do đó, nó không đảm bảo khả năng chống nắng hiệu quả, nhất là khi chỉ thoa một lớp mỏng.
Chính vì thế, hãy sử dụng kem chống nắng sau các bước dưỡng da và trước các bước trang điểm để bảo vệ làn da của bạn nhé.
Bạn cần có khả năng kết hợp giữa mỹ phẩm và kem chống nắng. Nếu loại kem bạn chọn có bộ lọc vật lý, thì bạn có thể thoa mọi thứ theo cách phù hợp với mình.
Khi sử dụng bộ lọc hóa học, kem chỉ được thoa lên cơ thể sạch. Sau khi nó được hấp thụ tốt, tức là sau 20 phút có thể thoa kem dưỡng da hoặc mỹ phẩm trang trí.