Trẻ em có cơ địa và sức đề kháng vô cùng yếu ớt. Việc tắm nắng cho bé không chỉ giúp bổ sung thêm vitamin D mà còn giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên vấn đề ở đây là làm sao để tắm nắng cho bé đúng cách? Để trả lời câu hỏi này mẹ hãy đọc bài viết sau đây nhé!
Tại sao cần tắm nắng cho bé đúng cách?
Tắm nắng cho trẻ mang đến rất nhiều lợi ích. Theo các chuyên gia y tế, tắm nắng giúp bổ sung thêm vitamin D, cải thiện căn bệnh vàng da và suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ánh nắng mặt trời còn có thể diệt khuẩn, ngăn chặn tình trạng hăm tã, rôm sảy, khiến bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Có thể bạn chưa biết, vitamin D là chất rất quan trọng với cơ thể bé, đặc biệt là vitamin D3. Nó đóng vai trò thiết yếu trong việc hấp thu canxi, bảo vệ xương chắc khỏe. Khi cơ thể bé thiếu vitamin D sẽ tiềm tàng nhiều căn bệnh nguy hiểm thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng. Chính vì thế để bé luôn khỏe mạnh ngoài việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần phải tắm nắng cho bé mỗi tuần. Việc tắm nắng phải được thực hiện đúng cách.
Hướng dẫn các bước tắm nắng cho bé
Để bảo vệ cơ thể bé không bị xâm hại bởi các tia UV, bạn cần phải chọn thời điểm để tắm nắng.
Trong ánh nắng mặt trời sẽ bao gồm tia cầu vồng bảy màu và tia UV. Tia cầu vồng bảy màu nhìn thấy được còn tia UV thì không. Tia UV rất có hại cho làn da con người nên khi tiếp xúc với cơ thể bé dễ sinh ung thư da.
Thời điểm lý tưởng nhất để tắm nắng cho trẻ là vào sáng sớm trước 8 giờ hoặc sau 5 giờ chiều. Ngoài ra, các bước tắm nắng cho bé đúng cách tùy thuộc vào mùa hè và mùa đông.
Thời điểm tắm nắng cho bé
Dù là mùa đông hay mùa hè bạn cũng cần lưu ý thời gian tắm cho bé để đem đến hiệu quả cao nhất. Trẻ sơ sinh từ 7 đến 10 ngày tuổi có thể tắm nắng.
Mùa hè thời tiết oi ả và nóng bức. Mặt trời trong mùa hè mọc sớm hơn mùa đông. Chính vì thế bạn cần tranh thủ tắm tránh để các tia cực tím làm hại đến làn da non nớt của trẻ.
Mùa hè nên tắm cho bé vào khung giờ từ 6 đến 7 giờ sáng. Khung giờ từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, các tia cực tím hoạt động mạnh mẽ nhất. Khi ánh nắng chiếu vào da bé sẽ gây tổn thương.
Làm thế nào để tắm nắng cho bé đúng cách vào mùa đông? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Mùa đông thời tiết lạnh buốt và hanh khô trái ngược hoàn toàn so với mùa hè. Nhiều người muốn bảo vệ sức khỏe bé nên mặc nhiều quần áo đồng thời hạn chế cho trẻ ra ngoài. Tuy nhiên, điều này lại gây phản tác dụng. Trẻ không có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng nguy cơ thiếu vitamin D là điều không thể tránh khỏi.
Việc tắm nắng tại nhà vào mùa đông cần thật cẩn thận. Mặt trời trong mùa đông thường mọc muộn và ánh sáng yếu hơn mùa hè. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần chọn những ngày mùa đông nhiệt độ ấm hơn để tắm nắng cho trẻ. Khung giờ lý tưởng nhất là từ 8 giờ đến 9 giờ sáng hoặc 3 đến 5 giờ chiều. Không nên tắm quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Thời gian tắm nắng cho bé là bao lâu?
Tùy thuộc vào độ tuổi, thời gian tắm cũng khác nhau. Trung bình là từ 10 đến 30 phút mỗi ngày. Khi mới bắt đầu, các cha mẹ cho con tắm nắng từ 7 đến 10 phút. Các ngày tiếp theo tăng lên 15 đến 20 phút. Đặc biệt, không cần thiết phải tắm nắng ngoài sân. Bạn có thể đặt bé bên cửa sổ vào buổi sáng sớm cũng được.
Mùa hè nên cho trẻ tắm nắng buổi sáng còn mùa đông nên tắm nắng buổi chiều. Khung giờ sau 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều sẽ có hại cho sức đề kháng của trẻ. Bé rất dễ mắc phải các bệnh như cảm lạnh, ho, sốt…
Hướng dẫn cách tắm nắng cho bé đúng cách
Tắm nắng cho bé đúng cách sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh, hấp thu được tối đa lượng vitamin D vào cơ thể. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý thao tác sao cho đúng. Các hướng dẫn dưới đây sẽ hữu ích với bạn:
- Bước chuẩn bị: Cha mẹ chú ý ban đầu chỉ nên để lộ một phần da bé. Đặt bé ở trong bóng râm tầm 10 phút trong ngày đầu tiên. Những ngày sau tăng dần thời gian lên. Ngày thứ hai đặt bé tầm 20 phút, ngày thứ ba là 30 phút.
- Bước thức hiện: Không mặc quần áo chật, không mặc quá nhiều, để hở bàn chân. Đồng thời cần phải che kín mắt và mặt. Chân bé chia thành 2 phần tắm nắng với 5 phút mặt chân trước và 5 phút mặt chân sau. Đến ngày thứ tư thì cho bé mặc quần áo hở từ đầu gối xuống, tăng thời gian phơi nắng thêm 5 phút. Lưu ý thời gian tắm nắng tối đa cho trẻ là 30 phút không được vượt quá.
Với những bé bị mắc bệnh vàng da vẫn có thể tắm nắng. Thời gian tắm tối đa cũng là 30 phút một lần và nên chọn thời điểm có nắng nhẹ. Ánh nắng mặt trời có thể làm giảm thiểu triệu chứng vàng da ở trẻ. Tuy nhiên đối với những bé bị vàng da do sơ sinh không thể điều trị dứt điểm.
Những lưu ý quan trọng khi tắm nắng cho trẻ
Việc tắm cho trẻ đúng cách ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các bé sau này. Ngoài các bước tắm cho trẻ đề cập trên đây, bạn cùng cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau:
Không nên tắm nắng cho bé qua cửa kính
- Khi tắm nắng, không được để ánh nắng rọi trực tiếp vào mắt bé. Khi thời tiết quá oi nóng không nên tắm, hãy chọn những ngày thời tiết dịu mát hơn. Ngoài ra khi tắm nắng nên đặt trẻ ở những nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm ướt. Không gian yên tĩnh, tránh ồn ào càng tốt.
- Vào mùa đông, khi tắm nắng tuyệt đối tránh xa những không gian có gió lùa tránh làm trẻ cảm lạnh.
- Tuyệt đối không tắm nắng cho bé qua cửa kính. Lúc này cửa kính đã cản ánh nắng mặt trời nên trẻ không thể hấp thụ được vitamin D. Nếu tắm nắng trong phòng cách tốt nhất là nên mở cửa kính ra.
- Những bé có làn da sáng thời gian tắm nắng sẽ ngắn hơn so với trẻ có làn da sậm màu.
- Khi tắm nắng có thể trẻ sẽ bị đổ mồ hôi. Lúc này, các mẹ nên cho con bú để bù lại lượng nước đã mất trước đó. Không bú có thể uống nước cũng được. Vào mùa hè sau khi tắm nắng bạn có thể chờ một lúc để tắm qua cho bé. Tuyệt đối không tắm luôn ngay sau khi phơi nắng.
- Khi tắm nắng, trên da trẻ xuất hiện mẩn đỏ cần dừng việc tắm lại và đi khám bác sĩ.
Tắm nắng mang nhiều lợi ích, giúp bé phát triển khỏe mạnh hơn. Bài viết đã hướng dẫn bạn cách tắm nắng cho bé đúng cách cũng như những lưu ý quan trọng bạn cần nắm được. Hãy thật cẩn thận và làm theo hướng dẫn để giúp trẻ hấp thụ đầy đủ vitamin D cần thiết cho cơ thể.