Nếu con bạn đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), bạn có thể băn khoăn về các loại thuốc điều trị căn bệnh này.
Các loại thuốc điều trị ADHD có thể tăng cường sự tỉnh táo và giảm chứng hiếu động thái quá của trẻ. Mặc dù những loại thuốc này hữu ích đối với nhiều trẻ ADHD ở các mức độ khác nhau, nhưng chúng dường như không giúp ích nhiều trong một số trường hợp.
Hai loại thuốc ADHD chính là chất kích thích và không chất kích thích. Sau đây là mô tả về những loại thuốc này.
Thuốc kích thích
Thuốc kích thích là loại thuốc được kê đơn nhiều nhất để điều trị ADHD ở trẻ em. Những loại thuốc này đã được sử dụng để điều trị ADHD từ những năm 1960. Chúng là loại thuốc được nghiên cứu nhiều nhất trong số tất cả các loại thuốc được sử dụng cho trẻ em và người lớn. Các nghiên cứu cho thấy, thuốc điều trị ADHD kích thích an toàn khi dùng ở liều lượng quy định và hoạt động tốt trong khoảng 70 đến 80% trường hợp.
Thuốc kích thích nhắm vào một chất dẫn truyền thần kinh (chất hóa học trong não) được gọi là dopamine, đóng một vai trò quan trọng trong để kiểm soát chuyển động và phản ứng cảm xúc của trẻ.
Một số loại thuốc có thể phát huy tác dụng trong vòng khoảng 30 phút sau khi dùng. Nhưng nhiều loại khác phải cần 60 đến 90 phút để phát huy hiệu quả.
Liều lượng của một loại thuốc kích thích đôi khi không nhất thiết phải liên quan đến tuổi tác, cân nặng của trẻ hoặc mức độ nghiêm trọng của triệu trứng, mà có thể nó liên quan tới mức độ nhạy cảm của cơ thể trẻ với loại thuốc cụ thể.
Thuốc kích thích có thể có tác dụng ngắn, nên thường phải uống 2-3 lần/ngày, những loại thuốc có tác dụng lâu hơn thì dùng với tần suất 1 lần/ngày.
Sau đây là danh sách các loại thuốc chất kích thích được sử dụng phổ biến nhất để điều trị ADHD, thuốc có thể ở dạng viên nén, viên nang, dạng lỏng, thậm chí là miếng dán. Chú thích đi kèm mỗi loại thuốc là thời gian loại thuốc đó được FDA chấp thuận. Các loại thuốc có kí hiệu hoa thị có sẵn ở dạng chung. Hãy nhớ rằng các dạng thuốc thông thường được dán nhãn tên hóa học, không phải tên thương hiệu.
Loại methylphenidate
Thuốc hiệu quả trong thời gian ngắn
- Ritalin (1955) *
- Focalin (2001) *
- Dung dịch uống Methylin (2002) *
- Methylin (2003) *
Thuốc hiệu quả lâu hơn:
- Ritalin-SR (1982) *
- Metadate-ER (1999) *
- Methylin-ER (2000) *
- Concerta (2000) *
- Metadate-CD (2001) *
- Ritalin-LA (2002) *
- Focalin-XR (2005) *
- Daytrana Patch (2006)
- Quillivant-XR (2012)
- QuilliChew-ER (2015)
- Aptensio-XR (2015)
Loại amphetamine
Thuốc hiệu quả trong thời gian ngắn
- Dexedrine (1976) *
- Adderall (1960) *
- ProCentra Oral Solution (2008) *
- Evekeo (2012)
- Zenzedi (2013)
Thuốc hiệu quả lâu hơn:
- Dexedrine Spansule (1976) *
- Adderall-XR (2001) *
- Vyvanse (2007)
- Dyanavel-XR (2015)
Nếu con bạn dùng thuốc điều trị ADHD, bạn cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ để điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thuốc phù hợp với tình trạng của bé. Ví dụ, một số trẻ có thể cần một liều tác dụng kéo dài, sau đó là một liều tác dụng ngắn hơn để có thể kiểm soát hành vi cả ngày.
Thuốc không kích thích
Thuốc không kích thích được sử dụng thường xuyên với những đứa trẻ không phản ứng với chất kích thích hoặc những trẻ gặp phản ứng phụ do uống thuốc kích thích.
Không giống như chất kích thích, thuốc không kích thích hoạt động bằng cách tăng hoạt động của não của norepinephrine. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh, giống như dopamine, có liên quan đến sự chú ý. Tuy nhiên, những loại thuốc này phát huy hiệu quả lâu hơn. Cần phải sử dụng từ 4-6 tuần để thấy hiệu quả.
Một số loại thuốc phổ biến gồm:
- Strattera (2002) *
- Tenex (1986) *
- Intuniv (2009) *
- Kapvay (2009) *
Thuốc hạ huyết áp đôi khi cũng được sử dụng để kiểm soát ADHD. Những loại thuốc này thường được kê đơn để điều trị huyết áp cao ở người lớn nhưng trong một số trường hợp, thuốc tác dụng giảm các triệu chứng ADHD – cụ thể là chứng tăng động.
Tác dụng phụ của thuốc ADHD
Tất cả các loại thuốc điều trị ADHD đều có thể có tác dụng phụ. Nhưng, những tác dụng phụ này thường là tạm thời, nếu giảm liều hoặc thay đổi thời gian dùng thuốc thì tác dụng phụ sẽ được loại bỏ.
Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc kích thích điều trị ADHD là: chán ăn, khó ngủ, sụt cân, cáu kỉnh hoặc tăng lo lắng. Strattera có thể gây buồn nôn, nôn và buồn ngủ vào ban ngày. Tenex, Intuniv và Kapvay có thể gây buồn ngủ hoặc chóng mặt.
Mặc dù nhiều người lo sợ rằng thuốc kích thích có thể làm chậm sự phát triển của trẻ em, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chất kích thích thường không ảnh hưởng đến chiều cao của một đứa trẻ. Tuy nhiên, đối với một số trẻ em, chất kích thích có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng một chút.
Các tác dụng phụ rất hiếm gặp hoặc nghiêm trọng của thuốc điều trị ADHD có thể bao gồm các vấn đề về tim ở trẻ em bị dị tật tim từ trước. FDA khuyến cáo các bậc cha mẹ nên làm việc với bác sĩ để đảm bảo con bạn được kiểm tra y tế kỹ lưỡng và xem xét tiền sử sức khỏe trước khi dùng thuốc điều trị ADHD.
Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc điều trị ADHD không nghiêm trọng. Nhưng bất kỳ tác dụng phụ nào cũng nên được thông báo cho bác sĩ . Điều quan trọng là phải làm việc chặt chẽ với bác sĩ hoặc người kê đơn để tìm ra loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất cho trẻ. Theo dõi các dấu của con bạn sau khi dùng thuốc và phản hồi thường xuyên với bác sĩ.
Thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng ADHD , nhưng chúng không phải là “cách chữa trị triệt để”. Nếu một đứa trẻ ngừng dùng thuốc, các triệu chứng sẽ trở lại. Vì thế, việc điều trị bệnh cho trẻ phải kết hợp giữa dùng thuốc và trị liệu hành vi – tâm lý. Nếu trị liệu hành vi nội trú, trẻ sẽ được can thiệp trị liệu tại các trung tâm với số buổi phù hợp.
Với bổ trợ hành vi, cha mẹ, thầy cô giáo và trẻ có thể học được các kỹ thuật và kỹ năng đặc biệt từ nhà trị liệu hay giáo dục viên đặc biệt có kinh nghiệm trong tiếp cận này, điều này giúp cả thiện hành vi của trẻ. Rồi sau đó cha mẹ và thầy cô giáo sử dụng kỹ năng này trong tương tác hằng ngày với trẻ, kết quả đưa đến việc cải thiện chức năng của trẻ trong những lãnh vực chính yếu đã nói ở trên. Ngoài ra, trẻ có ADHD cũng học được những kỹ năng này trong tương tác với trẻ khác.
Nếu trị liệu tại nhà, thầy cô sẽ hướng dẫn cha mẹ cách can thiệp sớm cho trẻ chẳng hạn như:
Hướng dẫn cha mẹ can thiệp sớm cho trẻ tại nhà:
- Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn. Trẻ cần hiểu rõ, chính xác cha mẹ mong muốn gì ở mình.
- Hãy giao việc cho trẻ, điều này giúp trẻ có cảm giác về trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng của trẻ.
- Lập một danh sách những việc phải làm để giúp trẻ nhớ.
- Thói quen là điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ
- Tìm điểm mạnh của trẻ để khuyến khích, động viên trẻ.
- Chấp nhận một số hạn chế của trẻ để thông cảm, tránh chế giễu trẻ.
- Thường xuyên nói trẻ rằng bạn yêu và luôn sẵn sàng giúp đỡ trẻ.
- Tạo cho trẻ chú ý nghe nhìn khi bạn nói
- Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh đòi hỏi tư duy, tránh chơi game, trò bạo lực.
- Cho trẻ tham gia thể dục, thể thao vừa sức.
- Luôn nhắc trẻ luật lệ, nội quy trước khi đên nơi công cộng.
- Thái độ luôn kiên trì, khi dứt khoát, đôi khi ra lệnh. Giao việc có phần thưởng tích cực mỗi khi trẻ làm một điều đúng đắn.
- Nếu trẻ mắc lỗi cần kiên trì nhắc nhở, giải thích, kiểm soát hành vi. Nếu không sửa lỗi có thể phạt bằng hình thức phù hợp như mất quyền lợi, thời gian tách biệt … Tránh đánh mắng trẻ.