Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, cách điều trị cũng không quá khó khăn. Nếu bé nhà bạn gặp phải tình trạng này thì hãy tham khảo ngay những thông tin hữu ích có trong bài viết trên đây.
Mục lục
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn
Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất. Bệnh hình thành do các yếu tố như sau:
Chế độ ăn uống không khoa học
Trẻ bị nóng trong người, gây mụn nhọt là do chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nhất là giai đoạn bé đang bú mẹ. Các cha mẹ hãy cân nhắc lại thực đơn hàng ngày xem, không nên cho bé ăn đồ nóng, thực phẩm quá nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng… Trẻ bị thiếu chất xơ cũng là yếu tố chính dẫn đến việc nổi mụn trên da, bé quấy khóc.
Do cho bé ăn dặm quá sớm
Nguyên nhân tiếp theo khiến cho bé bị nóng nổi mụn đó là do bạn cho bé ăn dặm quá sớm. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều cha mẹ thường mắc phải. Theo các chuyên gia y tế, thời gian lý tưởng nhất để bé tập ăn dặm đó là từ 4 đến 6 tháng tuổi.
Nhiều cha mẹ khi bé chưa được 4 tháng đã cho tiếp xúc với các loại đồ ăn rắn. Lúc này, chức năng tiêu hóa của trẻ đột ngột thay đổi, cơ thể bé chưa thích nghi kịp. Độc tố có trong cơ thể chưa kịp đào thải, dẫn đến tình trạng nóng trong người.
Hệ miễn dịch suy giảm
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc bé bị nóng trong người đó là hệ miễn dịch suy giảm. Gan và thận bị ảnh hưởng tiêu cực, quá trình đào thải độc tố bị ảnh hưởng lớn. Độc tố theo thời gian tích tụ dần vào sâu bên trong cơ thể gây nên nóng bức trong người, mụn nhọt xuất hiện trên da, bé khó chịu, quấy khóc.
Do bé ăn sữa ngoài quá sớm
Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn là do đâu? Nguyên nhân có thể là do bé ăn sữa ngoài. Sữa cho bé có rất nhiều loại nhưng không phải loại sữa nào cũng phù hợp với cơ thể. Nếu dùng không đúng cách, nguồn dinh dưỡng không phù hợp khiến trẻ dễ bị nóng trong người, táo bón.
Ngoài nguyên nhân cho bé ăn sữa ngoài, có thể bạn không biết cách pha sữa cũng sẽ khiến bé bị nóng trong người nếu pha không đúng cách. Sữa pha cần ấm vừa phải, không pha quá nóng cũng không nên để quá lạnh. Một tình trạng khác là sữa bị vón cục cũng sẽ gây nóng trong.
Xen thêm: Trẻ 2 tuổi bị dị ứng nổi mề đay phải làm gì?
Một số biểu hiện phổ biến nhất
Trẻ bị nóng nổi mụn, gây khó chịu trong người. Đi kèm với đó là một số dấu hiệu, triệu chứng phổ biến dưới đây:
- Xuất hiện tình trạng táo bón khi trẻ đi ngoài.
- Bé ngủ không ngon giấc, chán ăn hoặc hay đổ mồ hôi trộm.
- Trong miệng bé xuất hiện nhiều vết loét khác nhau.
- Môi và da bé khô lại.
- Trên cơ thể bé xuất hiện các vết mẩn đỏ, nổi mụn.
- Bé sốt cao, gây nên tình trạng quấy khóc.
Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu trên cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân. Trong một số trường hợp bé bị sốt do thay đổi thời tiết, các dấu hiệu cũng gần giống khi bị nóng trong người, nổi mụn.
Cách xử lý khi bé bị nóng trong người
Bé bị nóng trong người khi đang ăn dặm hoặc khi đang bú mẹ, cách xử lý sẽ khác nhau. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, có thể tham khảo các thông tin hữu ích dưới đây.
Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ
Khi trẻ sơ sinh đang bú mẹ, sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết và chủ yếu. Theo các chuyên gia y tế, bé càng nạp vào cơ thể nhiều sữa, nguy cơ bị nóng trong người sẽ càng giảm. Ngoài ra các bà mẹ cũng cần phải uống nhiều nước.
Khi cơ thể người mẹ đủ nước, nguồn sữa sẽ được cải thiện. Hãy áp dụng các chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ cơ thể. Các mẹ không nên ăn nhiều đường, chất béo mà nên tăng cường bổ sung vào cơ thể các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin.
Có thế bạn chưa biết: Trẻ nổi mề đay sốt: Nguyên nhân, biểu hiện và lưu ý quan trọng
Với trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
Dù biết là sữa ngoài không tốt bằng sữa mẹ, nhưng nhiều bà mẹ bị mất sữa hoặc lượng sữa không đủ để nuôi dưỡng bé nên phải dùng thêm sữa theo công thức. Hãy lưu ý về tỉ lệ sữa, nhiệt độ nước và quy trình pha. Hãy chọn những loại sữa bổ sung nhiều chất xơ hòa tan và có thành phần dưỡng chất gần giống với sữa mẹ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi, không cần uống thêm nước. Nếu trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn nhiều trên da, mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.
Với trẻ đang ăn dặm
Như đã nói ở trên sau từ 4 đến 6 tháng bé bắt đầu quá trình ăn dặm. Cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, hạn chế tối đa tình trạng nóng trong người. Với các khẩu phần ăn, hãy phân chia theo nhóm chất, giảm bột đường, chất béo, chất đạm, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ. Đồng thời, cần cho bé uống nhiều nước, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, thanh lọc cơ thể.
Các loại thực phẩm tốt cho mẹ và bé
Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn, ngoài việc cải thiện chế độ dinh dưỡng cho bé thì cơ thể người mẹ cũng cần phải nạp đủ chất. Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn tham khảo.
Khi trẻ đang bú mẹ
Sữa là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể bé. Chính vì thế để có được dòng sữa chất lượng, các mẹ cần nạp vào cơ thể các thực phẩm dưới đây:
- Các loại thịt: Thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gan…
- Các loại hải sản: Cá mòi, cá hồi, động vật có vỏ, rong biển…
- Hoa quả: Chuối tiêu, quả sung, quả na, quả táo xanh, vú sữa, đu đủ…
- Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt lanh, hạt chia, hạt cây gai dầu…
- Một số loại thực phẩm khác: Khoai tây, yến mạch, socola đen. kiều mạch. Với trẻ vừa bú mẹ, vừa uống sữa theo công thức, các bậc cha mẹ cần chọn thành phần sữa chứa nhiều chất xơ. Các mẹ không nên dùng các loại thực phẩm chế biến lại nhiều lần.
Khi trẻ ăn dặm
Khi bé bắt đầu quá trình ăn dặm, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa nguy cơ nóng, nổi mụn. Bạn nên cho bé ăn những loại thực phẩm dưới đây:
- Hoa quả giàu vitamin C: Các loại như cam, bưởi, quýt… rất tốt cho sức khỏe của bé. Bạn có thể biến tấu và kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau tạo thành nước ép, giúp bé tăng cường sức đề kháng.
- Quả táo: Trong táo có nhiều chất xơ, kali, vitamin B, vitamin C… Chất Pectin có trong loại quả này giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất.
- Quả đu đủ: Trong đu đủ có nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp nhuận phế, giải độc, giải nhiệt. Khi bé ăn vào cơ thể tăng cường sức đề kháng, bé khỏe mạnh hơn.
- Bột sắn dây: Bột sắn dây có tác dụng chữa các bệnh như cảm nắng, sốt cao, cung cấp đầy đủ các chất như canxi, photpho, xenluloza… Các mẹ có thể chế biến thành chè bột sắn dây để bé dễ ăn hơn.
- Rau má: Rau má có tính hàn, vị đắng, nó được sử dụng rất nhiều trong Đông Y. Khi cho bé ăn sẽ giảm nguy cơ trẻ bị nóng, nổi mụn, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh vàng da, sỏi đường tiết niệu…
- Rau ngót: Trong rau ngót có chứa đạm, vitamin C, B1, B2… có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Các mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để tăng cường dưỡng chất.
- Nước dừa: Bên cạnh nước lọc thì nước dừa cũng rất cần thiết. Trong nước này có chứa kali, acid lauric và canxi thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Lưu ý không nên cho bé uống nước dừa đóng hộp, chỉ nên sử dụng nước dừa nguyên chất.
Một vài lưu ý quan trọng khi trẻ sơ sinh nóng nổi mụn
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể bé. Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn dễ sinh nhiệt miệng, nổi mẩn đỏ… Chính vì thế, bạn cần lưu ý ngay những vấn đề dưới đây:
- Trong quá trình ăn dặm, khi trẻ bị nóng trong người, nhiệt miệng, xuất hiện tình trạng biếng ăn nên cho bé uống sữa mát nhẹ. Đồng thời bổ sung các loại thức ăn ít gia vị để các vết loét dịu hơn. Khi các vết loét xuất hiện ngày càng nhiều nên đưa bé đi khám bác sĩ.
- Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn, nổi mẩn ngứa, hãy tắm và vệ sinh cho bé mỗi ngày để làm sạch cơ thể.
- Không nên ủ con quá ấm, nhất là khi bé bị nóng đầu. Bên cạnh đó, bạn hãy lựa chọn những loại quần áo rộng rãi, mát mẻ, không gây kích ứng da.
- Có thể sử dụng kem bôi hăm vào các vùng như bẹn, nách, cổ, kẽ mông… để phòng ngừa các vết mẩn đỏ, ngứa ngáy trên bề mặt da.
Trẻ sơ sinh bị nóng nổi mụn có nguy hiểm không? Bệnh này không nguy hiểm nhưng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cả mẹ và bé, giúp bé hấp thụ được nguồn sữa chất lượng, nhiều dinh dưỡng nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích nhất trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.