Răng nanh tuy nhỏ bé nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề thẩm mỹ và khả năng nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân nên có người bị mất răng nanh, họ muốn trồng lại hoặc cải thiện chiếc răng trở nên duyên dáng hơn. Vậy trồng răng nanh đẹp bao nhiêu tiền? Và đâu là phương pháp chuẩn đẹp nhất. Hãy tìm hiểu ngay thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Mục lục
Tìm hiểu vị trí và chức năng của răng nanh
Răng nanh là chiếc răng nằm sát với 4 răng cửa, nằm giữa răng cửa phía trước và răng cối phía trong. Phần mặt nhai của răng nanh không bằng răng cửa, không có gờ rãnh và to như răng cối mà chúng dài, hơi nhọn, sắc bén với nhiệm vụ chính là đảm nhận chức năng cắn xé thức ăn.
Ngoài ra, răng nanh thường nằm ở góc hàm nên có vai trò nâng đỡ, giúp cho khuôn mặt của bạn trẻ trung hơn. Một số răng nanh mà mọc không đúng chỗ sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại để thực hiện đúng chức năng của mình.
Trên thực tế bạn sẽ thấy có nhiều người sở hữu chiếc răng nanh khểnh lên. Nguyên nhân có thể do di truyền hoặc trong quá trình mọc răng vĩnh viễn, các răng xô vào nhau, đẩy răng nanh về phía trước. Những chiếc răng khểnh này vừa duyên dáng, lạ mắt nhất là với con gái. Đây cũng là xu hướng làm đẹp mà nhiều cô nàng đang theo đuổi.
Hậu quả nghiêm trọng khi mất răng nanh
Với những vị trí quan trọng như trên nên nếu không may mất đi răng nanh sẽ để lại hậu quả như:
– Làm suy giảm chức năng cắn xé thức ăn: vì răng nanh có cấu tạo chắc hơn răng cửa chuyên dùng để xử lý thức ăn dai, cứng. Do vậy nếu bị mất răng nanh, các răng cửa phải hoạt động nhiều hơn, lâu ngày làm cho răng suy yếu.
– Ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa: khi thiếu răng nanh, hoạt động ăn sẽ bị suy giảm, thức ăn không được xé nhỏ làm cho dạ dày khó tiêu hóa hơn, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, gây bệnh đau dạ dày, đại tràng…
– Ảnh hưởng tới phát âm: Gây khó khăn khi phát âm, lâu dần cũng dễ hình thành tật nói ngọng.
– Bị tiêu xương hàm, răng kế cận mất đi lực nâng đỡ, dễ bị đổ nghiêng về phía có khoảng trống. Bên cạnh đó, vùng da ở vị trí mất răng bị nhăn lại, hóp vào bên trong khiến cho khuôn mặt trông già đi.
– Dễ gặp các bệnh về răng: phần nướu ở vị trí mất răng nanh dễ bị tồn đọng thức ăn, khó vệ sinh, lâu ngày hình thành mảng bám, tích tụ vi khuẩn gây ra bệnh sưng nướu, viêm nha chu…
Đọc thêm:
Trồng răng nanh đẹp chi phí bao nhiêu?
Chi phí đắp mặt răng nanh
Đắp mặt răng nanh là phương pháp phục hình lại phần mặt trước của chiếc răng. Theo đó, bác sĩ sử dụng các loại mặt răng sứ được thiết kế riêng sao cho giống với phần mặt răng thật bị mất của bệnh nhân. Tiếp theo là dùng keo dán chuyên dụng trong nha khoa để gắn các mặt răng sứ nhân tạo này vào cùi răng đã được mài mỏng trước đó.
Phương pháp này dễ thực hiện nhất. Tùy thuộc vào chất liệu lựa chọn làm mặt răng giả mà mức giá có sự chênh lệch nhất định. Thông thường, đắp mặt răng nanh có chi phí khoảng từ 3 triệu- 18 triệu/ răng. Bạn có thể lựa chọn loại răng sứ phù hợp nhất với trường hợp và khả năng tài chính của bản thân.
Những trường hợp nên sử dụng phương pháp đắp mặt răng nanh:
- Răng nanh bị sứt mẻ
- Răng nanh có kẽ hở
- Răng nanh không đều, to nhỏ bất thường
- Răng nanh bị xỉn màu và muốn tẩy trắng
Bọc răng nanh sứ
Bọc răng sứ cho răng nanh là phương pháp phục hình răng bằng các mão răng sứ giả được chế tác giống nhất với răng thật. Hiện nay có nhiều loại răng sứ khác nhau với những ưu điểm và hạn chế riêng. Tùy theo tình trạng của bạn, mức chi phí bệnh nhân có thể bỏ ra mà chọn phương pháp tốt nhất.
Răng sứ được chia làm 2 loại là răng sứ kim loại và răng sứ 100% sứ.
– Bọc sứ kim loại: có thể được làm từ chất liệu Ni, Cr, Co, Titan…với chi phí dao động từ khoảng 1- 2,5 triệu đồng/răng.
– Răng 100% sứ: có thể được làm từ chất liệu Nacera, Ceramill, Lisi…với chi phí dao động từ khoảng 6- 10 triệu đồng/răng.
Trồng răng nanh phục hình giá bao nhiêu?
Ngoài trồng răng nanh đẹp với nhu cầu thẩm mỹ thì nhiều người không may bị mất răng cũng mong muốn có được một hàm răng chuẩn nhất. Như đã trình bày ở trên thì mất răng nanh còn ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Lúc này, bạn tham khảo ngay những phương pháp hiệu quả dưới đây nhé!
Hàm giả tháo lắp
Sử dụng hàm giả tháo lắp là phương pháp trồng răng truyền thống nhất và có thể áp dụng cho cả răng nanh. Cách chế tác này đơn giản nhất với các dụng cụ không quá phức tạp. Bác sĩ sẽ lấy mẫu khuôn răng rồi dùng mẫu này thiết kế mẫu răng giả có kích thước phù hợp với chiếc răng nanh cần phục hình.
Ưu điểm của cách làm này là dễ dàng tháo lắp, vệ sinh răng miệng dễ dàng. Tuy nhiên nhiều người bị phản ứng với phần kim loại của hàm. Tuổi thọ của hàm cũng không lâu dài.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháo trồng răng nanh cố định bằng cách mài 2 răng kế cận để làm trụ đỡ cho dãy cầu sứ. Điều kiện để trồng được răng nanh là hai trụ răng kế cận phải khỏe mạnh và mọc ngay ngắn.
So với hàm giả tháo lắp thì cầu răng sứ chắc chắn hơn. Nhưng phương pháp này chỉ phục hình phần trên của răng mà không có chân răng nên răng dễ bị lệch nếu sử dụng lực quá mạnh khi cắn xé thức ăn. Chúng cũng không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm và vẫn có thể xảy ra trường hợp bị viêm nướu, hôi miệng…
Xem thêm: Độ bền của cầu răng sứ là bao lâu? Làm cầu răng sứ ở đâu tốt?
Trồng răng implant
Trồng răng hay cấy ghép implant là phương pháp mới nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ cấy ghép 1 trụ implant đóng vai trò tương đương với chân răng bên trong xương hàm, bên trên gắn khớp nối abutment và mão răng sứ để phục hình.
Phần trụ implant được làm bằng chất liệu titanium có độ an toàn cao nhất, khả năng tích hợp với xương hàm nhanh chóng. Màu của răng sứ cũng giống với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Trồng răng implant còn phục hồi được cả chân răng nên ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm.
Vì là phương pháp ưu việt nhất hiện nay nên tuổi thọ của răng lên tới 20 năm, thậm chí là suốt đời nếu bạn có chế độ chăm sóc tốt.
Nếu đang có nhu cầu muốn trồng răng nanh đẹp hay phục hình răng nanh thẩm mỹ, bạn nên tìm hiểu các địa chỉ uy tín, được trực tiếp bác sĩ thăm khám để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!