Niềng răng kéo dài trong khoảng thời gian nhất định nên thi thoảng bạn gặp phải tình trạng tuột mắc cài. Đừng lo lắng vì đây chỉ là “tai nạn” nhỏ và hoàn toàn có thể khắc phục ngay. Nếu đang tìm hiểu nguyên nhân của tuột mắc cài, cách giải quyết thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể nhất dưới đây nhé!
Mục lục
Những nguyên nhân của hiện tượng tuột mắc cài
Tuột mắc cài không phải tự nhiên xảy ra mà xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước tiên bạn hãy tìm hiểu cụ thể để có cách phòng tránh hiệu quả.
Chăm sóc, vệ sinh răng chưa đúng cách
Với người niềng răng, chăm sóc và vệ sinh răng miệng là điều đặc biệt quan trọng. Sở hữu nhiều khí cụ bên trong khoang miệng, nếu không cẩn thận khi chải răng rất dễ xảy ra tình trạng bung tuột mắc cài. Đặc biệt với các bạn nhỏ chưa ý thức được vấn đề này nên làm cho hiện tượng trên có thể thường xuyên xảy ra.
Đọc thêm: Các bước vệ sinh răng miệng đúng chuẩn khi niềng răng
Ăn nhai thực phẩm quá cứng hoặc quá dai
Sau khi gắn mắc cài cố định, bác sĩ sẽ nhắc nhở bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm như cháo, sinh tố, mì, miến…, hạn chế các đồ quá cứng như kẹo, đùi gà, ngô… hay quá dai, quá nóng hoặc quá lạnh. Tuy nhiên nhiều khi không để ý hoặc thèm quá, bạn đã ăn dẫn tới hiện tượng bung mắc cài.
Sử dụng mắc cài kém chất lượng
Vấn đề sử dụng mắc cài kém chất lượng xuất phát từ phía nha khoa, không phải do bản thân bạn. Nhu cầu làm đẹp ngày càng nhiều cũng là lúc có hàng loạt địa chỉ nha khoa ra đời. Nhưng không phải nơi đâu cũng chất lượng. Một số nha khoa kém uy tín sử dụng mắc cài không chắc chắn, chuẩn y khoa. Hậu quả là chỉ sau thời gian ngắn, mắc cài bị bung tuột khiến cho khách hàng gặp rắc rối.
Kỹ thuật niềng răng không đạt chuẩn
Niềng răng là kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Nếu không may gặp đúng bác sĩ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sẽ mắc phải một số sai sót khi gắn mắc cài, siết dây cung, làm cho mắc cài, dây thun dễ tuột, lệch…
Phía trên là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tuột mắc cài khi niềng răng. Mọi người chú ý một chút để tránh cho bản thân gặp phải tình huống như vậy.
Niềng răng tuột mắc cài có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng mắc cài là một trong những phương pháp chỉnh nha lâu đời và được các chuyên gia đánh giá cao kể cả với người bị hô, vẩu, móm, khấp khểnh nặng. Quá trình này tạo lực tác động lên răng nhằm dịch chuyển, đưa chúng về đúng vị trí trên cung hàm.
Tuy nhiên, trong trường hợp niềng răng bị tuột mắc cài sẽ ảnh hưởng không ít đến khả năng dịch chuyển cũng như phác đồ điều trị lúc ban đầu. Nếu không điều chỉnh mắc cài ngay có thể làm chậm quá trình chỉnh nha, thậm chí nặng hơn còn làm răng bị sai lệch.
Hoặc khi niềng răng bị tuột mắc cài do va đập còn làm tổn thương đến mô mềm bên trong khoang miệng. Các khí cụ khi bị bung sẽ cọ xát vào môi, má, lưỡi gây đau nhức. Ngay khi gặp phải tình trạng trên, bạn cần đến ngay đến nha khoa để được kiểm tra lại và điều chỉnh kịp thời.
Mách bạn cách phòng ngừa tuột mắc cài
Để phòng ngừa tình trạng tuột mắc cài có thể xảy ra, mọi người nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc răng miệng và chọn địa chỉ nha khoa uy tín.
Vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách
– Chọn bàn chải, kem đánh răng
Trước tiên, chọn đúng bàn chải khi niềng răng là điều đặc biệt quan trọng. Bạn nên mua bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ hoặc bàn chải điện có kích thước vừa miệng sẽ dễ di chuyển vào những vị trí khuất. Bên cạnh đó, chọn kem đánh răng có chứa thành phần fluoride, có độ mài mòn không cao, ít gây ê buốt.
– Chải răng đúng kỹ thuật
Khi vệ sinh răng miệng, bạn cần thực hiện chải răng thật kỹ, nên từ 2 – 3 lần/ngày sau khi ăn. Nguyên tắc là bạn chải dọc hoặc xoay tròn trên tất cả các bề mặt răng bao gồm: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Với phần mắc cài, bạn chải cả phần cao, phần thấp, phần bên để lấy thức ăn còn thừa và không quên làm sạch lưỡi. Thực tế chứng minh có khoảng 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi nên nhớ giữ cho chúng luôn sạch sẽ.
– Dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước
Chỉ nha khoa là sản phẩm quen thuộc với nhiều người và càng quan trọng khi niềng răng. Bạn dùng đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 20 – 25cm, luồn sợi chỉ qua dây cung và thực hiện động tác kéo ra kéo vào, hất lên hất xuống để làm sạch kẽ răng.
Hoặc nếu có điều kiện hơn, bạn mua thêm máy tăm nước. Sản phẩm này dùng áp lực của các tia nước để làm sạch phần thức ăn còn thừa mắc lại trong các kẽ răng, vị trí bị khuất kín.
– Dùng nước súc miệng
Bước cuối cùng của quá trình chăm sóc răng miệng khi niềng răng là dùng nước súc miệng. Theo chuyên gia, bạn nên sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride vừa để làm sạch hoàn toàn mảng bám, vừa giảm ê buốt và làm chắc răng.
Chế độ ăn uống hợp lý
Như đã trình bày ở trên, ăn những đồ quá cứng hoặc quá dai cũng là nguyên nhân khiến bung tuột mắc cài. Nếu vậy, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Điều này vừa giúp duy trì sức khoẻ ở trạng thái tốt nhất, vừa không để ảnh hưởng đến khí cụ bên trong khoang miệng. Bạn nên ăn các món mềm, lỏng, ít mảnh vụn như:
- Thực phẩm được chế biến từ sữa như: bơ mềm, phô mai, sữa chua,…
- Món ăn làm từ trứng có nhiều vitamin D tốt cho răng.
- Các loại bánh mì, bánh ngọt xốp mềm, không rắc hạt cứng.
- Thực phẩm mềm, xốp như: mì, miến, cơm nấu mềm, ngũ cốc,…
- Thức ăn được nấu chín nhừ, mềm như: súp, phở, bún,…
- Các thực phẩm được chế biến cẩn thận như: thịt hầm, thịt băm viên,…
- Các loại rau quả, món luộc, hấp, đậu phụ, khoai tây nghiền,…
- Các loại trái cây như sinh tố, chuối, nước ép,…
Hỏi đáp: Niềng răng ăn mì được không?
Bên cạnh đó, các đồ cứng, dẻo, dai thì nên bỏ qua vì chúng khiến cho răng phải vận động mạnh để nghiền nát thức ăn. Điều này dễ dẫn tới bung tuột mắc cài.
- Thức ăn dai và dẻo như: bánh nếp, bánh dày, xôi chiên,…
- Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, đồ chiên giòn,…
- Thực phẩm cứng, khó nhai như: xương, sụn, kẹo cứng, đá viên,…
- Thực phẩm phải cần nhiều lực để nhai như: táo, đùi gà chiên, bắp luộc,…
- Những món quá nóng như lẩu, canh nóng hoặc quá lạnh
Đọc chi tiết: Niềng răng nên ăn gì – kiêng gì?
Niềng răng quan trọng nhất vẫn là tìm được địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm vững vàng. Như vậy mới hiểu rõ tình hình của bệnh nhân, lên phác đồ điều trị chính xác và xử lý kịp thời các sự cố xảy ra.