Thường xuyên uống cà phê sẽ khiến cho răng thật bị ngả vàng nhưng còn đối với răng sứ thì sao. Liệu rằng người bọc răng sứ có uống cà phê được không? Có những cách nào để hạn chế tình trạng đen răng sau khi thưởng thức cà phê? Hãy cùng nha khoa Phú Hòa tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bọc răng sứ có uống cà phê được không?
“Bọc răng sứ có uống cà phê được không” là thắc mắc của rất nhiều tín đồ đam mê mãnh liệt với cà phê. Bởi lẽ sau khi bọc răng, chúng ta cần một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng để nâng cao tuổi thọ cũng như màu sắc răng sứ. Trong cà phê lại chứa nhiều thành phần tanin khiến các hợp chất bám màu vào răng làm răng trở nên ố vàng, ngả màu.
Khi đã phủ sứ thẩm mỹ, việc uống cà phê có thể gây nên tình trạng đen răng hay nhiễm màu. Ngoài ra, cà phê còn mang tính axit nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây mòn răng sứ. Thêm vào đó là tình trạng hôi miệng vì chúng dễ bám vào lưỡi làm gia tăng vi khuẩn gây hôi miệng.
Sau khi phủ sứ thẩm mỹ, bạn nên kiêng dùng các đồ uống sậm màu như cà phê, nước uống có ga,.. Những loại thức uống này không hề tốt cho sức khỏe cũng như không bảo vệ được hàm răng trắng sáng tự nhiên lâu nhất. Đặc biệt, trong khoảng vài ngày đầu tiên sau khi phủ sứ thẩm mỹ, cần lưu ý kiêng cử hoàn toàn những loại thức ăn, đồ uống này để đảm bảo răng sứ được ổn định hoàn toàn.
2. Cách hạn chế tình trạng đen răng sứ khi uống cà phê
Giải đáp cho thắc mắc “bọc răng sứ có uống cà phê được không” thì câu trả lời là vẫn có thể. Trên thị trường hiện nay có một số loại răng phủ sứ có khả năng kháng màu thực phẩm giúp răng luôn trắng sáng và không bị mài mòn trong môi trường axit. Một số loại răng sứ có khả năng chống mài mòn hiệu quả như răng sứ Lava Plus, răng sứ Venus, răng sứ Cercon,..
Mặc dù đã có các loại răng sứ cao cấp có khả năng kháng màu, chống mài mòn hiệu quả, nhưng việc sử dụng quá nhiều cà phê khi phủ sứ là điều không nên. Tham khảo một số cách giúp ngăn ngừa tình trạng đen răng khi uống cà phê như sau
2.1 Sử dụng ống hút trong khi uống cà phê
Việc uống trực tiếp từ miệng ly sẽ giúp tanin có trong cà phê tiếp xúc nhiều trên răng sứ. Đặt ống hút tiếp xúc vào lưỡi và hạn chế tối đa đầu ống chạm vào răng sứ khi hút để hạn chế tình trạng đen răng. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng ống hút khi uống các thực phẩm có màu khác như cacao, nước ngọt,…
2.2 Súc miệng ngay sau khi uống cà phê
Ngay khi vừa uống cà phê xong, lượng tanin sẽ nằm trên bề mặt của răng sứ và chưa bám chặt vào bề mặt của răng. Bạn có thể loại bỏ chúng nhanh chóng bằng cách súc miệng bằng nước sạch thông thường hoặc tốt hơn là sử dụng nước súc miệng.
Lưu ý nên súc miệng trong vòng 1 giờ sau khi uống cà phê. Tuyệt đối không nên để lâu hơn tránh tình trạng tanin bám chặt, gây ố vàng răng sứ. Có thể sử dụng đồ cạo lưỡi để làm sạch phần cà phê bám trên bề mặt lưỡi tránh gây hôi miệng.
2.3 Vệ sinh răng miệng khoa học
Bọc răng sứ có tốt không? Việc chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp tăng cường tuổi thọ và độ sáng màu của răng sứ. Thường xuyên chải răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch các mảng bám từ thực phẩm đọng lại. Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa làm sạch sâu các thức ăn giắt vào chân răng. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn gây nhiễm màu tương tự cà phê như sốt cà chua, cà ri,…
Một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học, đúng cách sẽ giúp răng bạn luôn chắc khỏe, bền đẹp
Thực hiện cạo vôi răng định kỳ cũng là một cách hiệu quả để răng sứ không bị bám màu từ cà phê. Bạn nên đến nha khoa theo định kỳ để làm sạch các mảng bám trên răng sứ giúp răng trắng sáng lâu bền hơn.
Giải đáp cho việc bọc răng sứ rồi có uống cà phê được không là vẫn có thể nhưng nên hạn chế tối đa. Nếu muốn giữ răng sứ bền lâu, sáng đẹp thì vẫn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có màu như cafe, soda, nước ngọt,.. Đây đều là những loại thực phẩm khiến răng mòn dần và thay đổi tính chất.