Bạn cảm thấy tự ti về hàm răng không cân đối, răng hô, lệch lạc… và muốn tìm đến phương pháp niềng răng để cải thiện tình hình. Nhưng lại chưa có nhiều kiến thức về niềng răng. Vậy, niềng răng là gì và việc niềng răng có thực sự mang lại nhiều lợi ích không? Tất cả các vấn đề đó, sẽ được Yên tâm sống khỏe giải đáp trong bài viết hôm nay. Hãy cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Niềng răng là gì?
Niềng răng là một thuật ngữ nha khoa, nói về những thiết bị được sử dụng trong chỉnh hình răng, để điều chỉnh và làm thẳng răng, giúp định vị chúng theo khớp cắn, cải thiện sức khỏe răng miệng và giúp bạn sở hữu hàm răng đều, đẹp, cân đối.
Với phương pháp này, răng được dịch chuyển về vị trí phù hợp trên cung hàm mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng, rướu và các mô mềm trong khoang miệng. Răng sẽ được di chuyển và sắp xếp nhờ lực nắn chỉnh từ từ của dây cung, khí cụ, khay niềng trong suốt và không cần phải trải qua dao hay các biện pháp phẫu thuật.
Đọc thêm: Niềng răng có đau không?
Bao nhiêu tuổi thì được niềng răng?
Ngày nay, việc niềng răng không còn giới hạn về độ tuổi. Ở bất cứ độ tuổi nào, bạn đều có thể niềng răng, chỉ cần bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị và các hướng dẫn của bác sĩ cũng nha khoa, chắc chắn rằng bạn sẽ có một hàm răng khỏe, đẹp, cân đối theo đúng như yêu cầu của bạn.
Trường hợp nào thì nên niềng răng?
Niềng răng hiện đang là phương pháp nha khoa chỉnh hình phổ biến nhất. Những bạn đang rơi vào trạng thái sau đây, thì nên đến tìm bác sĩ nha khoa được tư vấn vàng sớm càng tốt.
– Răng bị hô hay còn gọi là răng vẩu là tình trạng do răng, xương hoặc cả 2 nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ. Răng hô làm giảm tính thẩm mỹ của khuôn mặt, mất cân đối tự nhiên, khẩu hình miệng không đẹp, khiến bạn cười cảm thấy hơi hô.
– Răng móm hay khớp cắn ngược là tình trạng răng bị lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ, làm khuôn mặt không được cân đối, cười không tự nhiên, ảnh hưởng đến chức năng nhai và gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
– Răng thưa là tình trạng các răng trên cung hàm cách mọc xa nhau, không khít sát, khoảng cách giữa các răng xa nhau. Răng thưa sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày bởi thức ăn rất dễ bị dắt vào kẽ răng.
– Răng lệch lạc là trường hợp một hay nhiều răng bị nghiêng, xoay, mọc lệch ra ngoài, lệch vào trong hay mọc ngầm trong xương.
Đọc thêm: Nhổ răng khi niềng răng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Các phương pháp niềng răng hiện đại, phổ biến hiện nay
Có rất nhiều phương pháp niềng răng khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng, tương ứng với chi phí và thời gian niềng răng cũng khác nhau. Các bạn hãy chọn lựa cho mình một phương pháp phù hợp với túi tiền của mình nhé.
Niềng răng mắc cài
– Mắc cài kim loại : Là phương pháp truyền thống sử dụng mắc cài kim loại để dịch chuyển các răng vào vị trí. Niềng răng mắc cài kim loại có ưu điểm là chi phí thấp, hiệu quả cao tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao. Chi phí 24 triệu đồng.
– Mắc cài kim loại buộc : Phương pháp này được cải tiến thêm chốt, đóng mở linh động, cố định dây cung thay vì dùng thun. Thời gian sẽ nhanh hơn phương pháp truyền thống, vệ sinh dễ dàng hơn. Chi phí: 36 triệu đồng.
– Mắc cài sứ / pha lê : Sử dụng chất liệu là sứ thẩm mỹ có màu gần giống với răng thật để dịch chuyển các răng vào đúng vị trí. Do tính thẩm mỹ cao, nên chi phí của phương pháp này sẽ cao hơn. Chất liệu sứ / pha lê dày hơn mắc cài kim loại và phải kiêng nhiều loại thức ăn hơn. Chi phí: 36 triệu đồng.
– Mắc cài sứ tự buộc : Phương pháp này thêm chốt tự đóng hoặc nắp trượt tự động trên rãnh mắc cài, thay thế cho dây thun, ngăn việc bị chệch hoặc bung ra. Chi phí: 48 triệu đồng.
Đọc thêm: Những lưu ý quan trọng khi niềng răng mắc cài
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng vô hình, niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại bậc nhất hiện nay với rất nhiều ưu điểm đáng nói.
Người điều trị không cần phải gắn cố định hệ thống mắc cài, dây cung trên răng, gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi ăn uống, giao tiếp, vệ sinh răng miệng. Niềng răng vô hình là một bộ khay niềng được thiết kế đặc biệt theo hình dáng khuôn răng của bệnh nhân. Mỗi người sẽ phải đeo 20 – 40 bộ khay niềng (thời gian từ 1.5 – 2 năm) để đạt được hiệu quả chỉnh nha. Tuy nhiên, khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng, vấn đề thẩm mỹ cũng được cải tiến đáng kể, mang lại sự tự tin trong suốt liệu trình.
Hiện nay, khay niềng răng trong suốt Invisalign là loại được dùng phổ biến nhất.
Lợi ích của việc niềng răng
Bên cạnh vai trò làm đẹp cho hàm theo ý muốn, thì việc niềng răng có tác dụng rất lớn với sức khỏe chúng ta:
– Giúp hàm răng đều, đẹp, cân đối hơn, bảo đảm thẩm mỹ: Đây là lợi ích mà ai cũng muốn hướng tới. Khi hoàn thành, răng sẽ được sắp xếp lại, khớp cắn sẽ chuẩn hơn, răng sẽ cân đối với cấu trúc xương hàm. Bạn sẽ sở hữu hàm răng đều, đẹp hơn, khuôn mặt cũng trở nên cân đối hơn, giúp bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống.
– Tốt cho sức khỏe: Răng đều đặn, chắc khỏe hơn sẽ giúp cho thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, đảm bảo bạn sẽ có một sức khỏe tốt hơn.
– Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Rõ ràng là việc sử dụng hàm răng sát khít, đều đặn, sẽ hạn chế được thức ăn giắt vào kẽ răng, dễ dàng loại bỏ các mảng và thức ăn thừa khi vệ sinh răng miệng.
– Giảm các bệnh lý về răng miệng: Răng bị lệch, thưa… sẽ tạo các kẽ hở giữa các răng làm cho thức ăn dễ bị giắt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, hôi miệng và các bệnh khác… Niềng răng sẽ đảm bảo giảm thiểu các vấn đề trên.
– Giúp khắc phục những nhược điểm về phát âm: Giọng nói con thường bị chi phối bởi môi, răng và lưỡi. Chính vì thế, một hàm răng đều, đẹp sẽ giúp bạn phát âm chuẩn hơn, rõ chữ hơn và tự tin hơn.
Giờ thì bạn có thể tự tin, không ai nói bạn có hàm răng xấu với những biệt danh khó nghe như: móm, răng thưa, vẩu, ăn đu đủ không cần thìa… nữa nhé.
Trên đây là những thông tin rất bổ ích về niềng răng và lợi ích mà nó mang lại. Bạn có thể tìm hiểu thêm những câu hỏi thường gặp về niềng răng trong bài viết sau: Giải đáp những thắc mắc về niềng răng