Vớ y khoa là một giải pháp y tế hữu dụng cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân với khả năng chống trào ngược máu, giúp giảm đau, giảm sưng phù chân hiệu quả. Trong bài viết này, mời các bạn tìm hiểu chi tiết về công dụng và cách dùng vớ y khoa nhé!
Mục lục
1. Vớ dành cho người giãn tĩnh mạch chân có tác dụng gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng xảy ra do hệ thống van trong lòng tĩnh mạch chân suy yếu khiến cho dòng máu tích tụ lại và không thể trở về tim. Một trong những phương pháp đơn giản đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị suy giãn tĩnh mạch chân hiện nay là sử dụng vớ y khoa (hay còn gọi là vớ áp lực).
Vớ dành cho người giãn tĩnh mạch chân hoạt động theo nguyên lý tạo áp lực cao ở khu vực gần mắt cá chân và bàn chân, tăng thêm lực ép để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng lưu lượng máu về tim. Nhờ đó, việc sử dụng vớ giãn tĩnh mạch chân có tác dụng:
- Cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy dẫn lưu bạch huyết
- Ngăn ngừa sưng phù bàn chân, cục máu đông
- Hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân
- Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu và loét tĩnh mạch
- Phòng ngừa hạ huyết áp tư thế đứng
Tham khảo: 7 dòng vớ y khoa chất lượng năm 2023
Cách dùng vớ y khoa đúng và hiệu quả
Thời điểm dùng vớ
Khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, trọng lực tác động vào quá trình lưu thông máu trong tĩnh mạch kết hợp với các van bị tổn thương ngăn cản dòng máu di chuyển từ chân trở về tim. Đó là lý do vì sao bạn thường cảm thấy hai chân dễ chịu vào buổi sáng, nhưng chúng lại ngứa ngáy, bứt rứt, sưng lên và đau nhức, nặng nề hơn trong ngày.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên dùng vớ y khoa ngay sau khi ngủ dậy, trước khi ra khỏi giường để giữ cho các van ở đúng vị trí, giúp lưu thông máu diễn ra thuận lợi suốt ngày dài.
Các bước mang vớ y khoa
Cách mang vớ y khoa cũng dễ dàng như mang những đôi vớ bình thường khác, thường được thực hiện qua 3 bước như sau:
- Bước 1: Thoa kem dưỡng ẩm lên chân để tránh da bị khô, dễ trầy xước trong thời gian dùng vớ.
- Bước 2: Sau khi da đã hấp thu hết kem dưỡng ẩm, bạn nhẹ nhàng mang vớ vào hết chân, không kéo quá mạnh khiến vớ bị rách hoặc ảnh hưởng đến độ co giãn của vớ.
- Bước 3: Căn chỉnh vớ, vuốt phẳng các nếp nhăn trên vớ.
Kiểm tra chân sau khi cởi vớ y khoa
Sau khi cởi vớ y khoa, bạn nên kiểm tra xem chân có xuất hiện những dấu hiệu bất thường hay không. Nếu thấy da nổi mẩn đỏ, xước, nứt, rách, xuất hiện các vết tím, vết lõm… bạn nên đến gặp chuyên gia để có hướng xử lý phù hợp nhất, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến chân và làm bệnh thêm nặng.
3. Lưu ý khi sử dụng vớ cho người giãn tĩnh mạch
Khác với các loại vớ thông thường, vớ cho người suy giãn tĩnh mạch là một sản phẩm y tế và người dùng cần mất thời gian để làm quen. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng vớ y khoa chữa giãn tĩnh mạch chân:
- Kiên trì mang vớ đều đặn hàng ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
- Không nên mang vớ vào ban đêm, việc đeo vớ quá lâu có thể gây tổn thương da, khó chịu.
- Giặt vớ thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, sau đó phơi khô trong bóng râm và bảo quản sạch sẽ, khô thoáng để tránh vi khuẩn tích tụ.
- Nên có nhiều hơi một đôi vớ để thay đổi hàng ngày cũng như đề phòng vớ bị giãn, rách làm giảm hiệu quả điều trị.
- Kiểm tra vùng chân thường xuyên để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, nếu phát hiện làn da bị kích ứng, mẩn ngứa, tê, tái,… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý kịp thời.