Đau mỏi chân khi mang thai là triệu chứng bình thường khi cơ thể mẹ bầu tăng cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, với sự thay đổi của nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi, hệ thống tĩnh mạch chậu bị chèn ép cũng là lý do khiến mẹ bầu thường bị chuột rút, sưng phù và nhức mỏi chân vào tam cá nguyệt thứ 3 của thai kỳ. Nhưng đôi khi, tình trạng đau mỏi chân có thể là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang mắc phải một bệnh lý nào đó.
Đau mỏi chân khi mang thai là dấu hiệu bệnh gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân
Giãn tĩnh mạch chân là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ mang thai, có thể biểu hiện ngay trong thời kỳ đầu của thai kỳ.
Tại sao phụ nữ mang thai trở thành nạn nhân của chứng giãn tĩnh mạch và tình trạng nổi tĩnh mạch chân biểu hiện rất rõ trong thai kỳ? Trong hầu hết các trường hợp, những thay đổi bệnh lý như vậy có thể xảy ra do phụ nữ mang thai có lượng hormone trong máu cao hơn làm giãn thành mạch. Hormone relaxin chịu trách nhiệm cho việc này.
Khi thành mạch bị giãn nở, khả năng tuần hoàn máu từ chân về tim suy giảm khiến mẹ bầu gặp phải hàng loạt triệu chứng như: đau nhức, tê bì, chuột rút, tĩnh mạch căng phồng, rối loạn sắc tố da hay thậm chí là lở loét chân.
Thông thường, tình trạng đau chân bắt đầu vào ban ngày và chiều muộn, kèm theo sưng phù. Vào ban đêm, chân chân hay bị chuột rút và bồn chồn khó ngủ.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến biến chứng thuyên tắc phổi, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, nếu như cảm giác khó chịu và nóng rát ở chân có vẻ thường xuyên hay nghiêm trọng thì bạn nên thăm khám kịp thời để được tư vấn điều trị đúng cách.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Là hiện tượng đĩa đệm giữa các đốt sống bị mài mòn, vỡ ra và lệch khỏi vị trí sinh lý bình thường gây chèn ép lên các rễ thần kinh. Tình trạng này khiến mẹ bầu liên tục gặp phải những cơn đau cứng lưng lan dọc xuống chân, hai chân không thể nâng cao như bình thường.
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể tiến triển ngay trong thời kỳ mang thai khi mẹ bầu tăng cân quá mức kết hợp với thai nhi phát triển lớn. Bệnh lý này không chỉ gây cản trở vận động mà còn có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo cơ chi, rối loạn bài tiết, bại liệt, hội chứng khập khễnh cách hồi.
Đau dây thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là hệ thống dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, chạy dọc từ thắt lưng xuống đến các ngón chân. Vì vậy, khi dây thần kinh tọa bị tổn thương hay chèn ép, mẹ bầu xuất hiện cảm giác đau dữ dội, âm ỉ kéo dài từ vùng thắt lưng xuống đến ngón chân. Ngoài ra, trên chân còn có thể gặp phải triệu chứng nhức nhối, tê bì, yếu cơ,…
Đau dây thần kinh tọa kéo dài không chỉ khiến mẹ bầu di chuyển, hoạt động khó khăn mà còn làm suy giảm chức năng vận động. Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: teo cơ vận động, cứng cột sống, rối loạn chức năng đại – tiểu tiện,…
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp không phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi mang thai nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Tình trạng này khiến vị trí quanh khớp xương bị sưng to, nóng ấm và đỏ đau kéo dài. Khi ảnh hưởng đến hệ thần kinh, cơn đau có thể lan rộng đến các vị trí mà dây thần kinh đó chi phối.
Đau mỏi chân khi mang thai có thể là một trong những triệu chứng của viêm xương khớp vùng cột sống, khớp háng, đầu gối, cổ chân hay các khớp ngón chân,… Viêm xương khớp có thể tạo thành biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh lý tim mạch. Vì vậy, mẹ bầu không được chủ quan khi gặp phải tình trạng này.
Để biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi chân khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ và chia sẻ với bác sĩ về những dấu hiệu bất thường mình đang gặp phải. Trong một số trường hợp đau do bệnh lý, mẹ bầu cần thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa riêng để có phác đồ điều trị phù hợp.
Làm sao để giảm đau chân khi mang thai?
Uống nhiều nước
Tình trạng phù chân ở bà bầu tăng lên khi cơ thể thiếu nước. Khi không uống đủ nước, cơ thể có xu hướng tích tụ nước để bù đắp sự thiếu hụt. Đây là cơ chế tự nhiên để duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào. Do đó, phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ lượng chất lỏng cần thiết.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn quá mặn khiến cho lượng muối dư thừa trong thức ăn tăng thêm khả năng giữ nước và tạo ra áp lực trong cơ thể. Nước tích cụ ở các mạch máu và các mô xung quanh có thể gây ra tình trạng sưng và đau chân.
Ăn mặn còn làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tới chức năng thận. Do đó, vì sức khỏe tổng thế nói chung, các bà bầu nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, giảm bớt gia vị mặn.
Tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, nhất thiết phải bao gồm các loại thực phẩm giàu protein (đậu, pho mát, cá, thịt).
Kiểm soát cân nặng
Sự thay đổi hormone và nhu cầu dinh dưỡng tự nhiên khi mang thai khiến các mẹ bầu thèm ăn hơn. Nếu không kiểm soát chế độ dinh dưỡng và tập luyện đúng cách, cân nặng “vượt ngưỡng” sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và con.
Thừa cân khi mang thai không chỉ gây cản trở quá trình di chuyển, khiến đôi chân nặng nề và dễ nhức mỏi hơn mà còn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, huyết áp và hô hấp ở cả mẹ và em bé. Ngoài ra, thừa cân khi mang thai có thể tạo ra khó khăn trong việc giảm cân sau sinh và quay trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu.
Tránh đứng lâu trong thời gian dài
Nếu bạn vẫn phải đứng trong một thời gian dài, hãy cố gắng nghỉ ngơi khi có thể – ngồi xuống và nâng cao chân. Nếu chân của bạn bị sưng, hãy nâng chúng thường xuyên nhất có thể.
Không bắt chéo chân khi ngồi
Bắt chéo chân khi ngồi gây căng thẳng cho xương khớp, đồng thời ảnh hưởng tới tuần hoàn máu chân, nên có thể gây ra đau mỏi ở khu vực đầu gối – hông. Điều này có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về khớp, bao gồm viêm khớp và thoái hóa khớp. Nếu tuần hoàn máu bị hạn chế trong thời gian dài, có thể gây ra suy giãn tĩnh mạch chân.
Chính vì thế, khi ngồi nên duy trì tư thế như sau:
- Ngồi thẳng, đặt hông vào ghế và không dựa lưng quá nhiều
- Hai đùi song song với sàn nhà
- Dùng ghế có tựa lưng để giữ cho cột sống lưng ở vị trí đúng.
- Không nên ngồi trong tư thế ngồi cố định quá lâu. Hãy thường xuyên thay đổi tư thế và đứng dậy để nghỉ ngơi và giãn cơ.
Nằm ngủ nghiêng về bên trái
Tĩnh mạch chủ chi dưới (mang lượng máu lớn nhất trong cơ thể) ở bên chân phải. Do đó, khi ngủ các bà bầu nên chuyển sang nằm nghiêng bên trái để tránh tạo ra áp lực cho tĩnh mạch chủ, giúp giảm được tình trạng đau mỏi, tê chân, chuột rút.
Ngủ ở tư thế này giúp máu tuần hoàn tốt hơn, từ đó việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi cũng tốt hơn.
Mẹ bầu có thể dùng thêm gối chữ U cho phụ nữ mang thai hoặc gối kê chân.
Sử dụng vớ y khoa
Dùng vớ y khoa khi mang thai có thể ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch chân, hỗ trợ lưu thông máu, cải thiện tình trạng phù nền, nhức mỏi. Lưu ý rằng việc sử dụng vớ y khoa khi mang thai chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của chuyên gia y tế. Vì thế, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem chi tiết: Công dụng và cách dùng vớ y khoa hiệu quả
Lựa chọn giày dép và trang phục phù hợp
Bà bầu nên lựa chọn giày dép và quần áo phù hợp để vận động thoải mái, hạn chế tình trạng đau chân hay các vấn đề liên quan tới tuần hoàn máu và xương khớp.
Giày – dép:
- Nên lựa chọn giày có đệm nâng, dẻo, mềm, ôm vừa chân và chống trơn trượt.
- Tránh sử dụng dày có mũi nhọn, đế cao, chất liệu cứng, chật.
Quần áo:
- Chọn quần áo có kích thước phù hợp với cơ thể, rộng rãi, thoải mái. Chất liệu mềm mại, có giãn và thoáng mát.
- Không nên mặc quần bó chật, quần có phần eo quá cao hay quần có đai bụng cứng.
Các biện pháp khác giảm mỏi chân
Nếu buổi tối quá mỏi chân, bạn có thể tắm nước ở nhiệt độ phòng, sau đó thoa gel làm mát lên chân và xoa bóp nhẹ.
Nếu cũng bị đau ở bàn chân, hãy thử quy trình sau: đổ nước thật lạnh vào chậu hoặc bồn tắm lớn; sau đó đứng đó và bước từ chân này sang chân khác. Thay vào đó, bạn chỉ cần dội nước lạnh từ vòi lên mắt cá chân và bắp chân. Sau đó lau khô bằng khăn.
Có các loại kem trị liệu và thuốc mỡ nhằm mục đích phòng ngừa và điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Vì các sản phẩm này được sản xuất trên cơ sở chiết xuất hạt dẻ ngựa nên việc sử dụng chúng hoàn toàn vô hại.
Liệu pháp xoa bóp và vận động sẽ ngăn ngừa tình trạng ứ đọng máu và giảm khả năng bị đau nhức chân khi mang thai. Bơi lội khi mang thai cũng rất hữu ích.
Cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt gay gắt trong thời gian dài và hơn nữa, không được cố ý tắm nắng – tia cực tím làm suy yếu thành mạch máu tĩnh mạch và góp phần làm xuất hiện chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai.
Tránh lao động nặng nhọc.