Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua những tác động khó chịu của hơi thở có mùi. Còn được gọi là chứng hôi miệng, hôi miệng có thể khiến chúng ta xấu hổ và ngại nói chuyện với người khác. Thông thường, tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại hơi thở khó chịu là bàn chải đánh răng đáng tin cậy của bạn; Nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày để giữ cho miệng sạch sẽ và hơi thở thơm tho. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã đánh răng và vấn đề vẫn tiếp diễn?
Có một số lý do khác nhau có thể gây hôi miệng dù đã đánh răng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân khiến hơi thở của bạn có mùi dù cho đã đánh răng thường xuyên.
Mục lục
6 nguyên nhân có thể gây hôi miệng dù cho đã đánh răng
Khô miệng
Khô miệng là tình trạng khoang miệng thiếu độ ẩm cần thiết do việc giảm tiết hoặc ngưng tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch răng miệng, khi bị khô miệng, các loại vi khuẩn gây mùi có thể hoạt động mạnh mẽ hơn, sinh ra mùi hôi trong hơi thở.
Lý do gây khô miệng:
- Thói quen ngủ há miệng dẫn đến sự mất nước trong lúc ngủ, đó là lý do khi ngủ dậy chúng ta thường có cảm giác hôi miệng.
- Hút thuốc lá, uống rượu bia, cafe khiến tuyến nước bọt bị ức chế gây giảm tiết nước bọt và khô miệng.
- Tác dụng phụ của thuốc tây: một số loại thuốc kê toa có thể gây ra tác dụng phụ là tình trạng mất nước trong cơ thể và cả khoang miệng dẫn đến miệng bị khô. Khi gặp vấn đề này, bạn cần phản ánh ngay với bác sĩ để điều chỉnh
Biện pháp để chống hôi miệng do khoang miệng thiếu độ ẩm là uống nhiều nước hơn. Nước giúp rửa trôi vi khuẩn đồng thời cấp ẩm giúp giảm nguy cơ khiến hơi thở có mùi.
Bệnh răng miệng
Bệnh lý răng miệng phổ biến có thể gây ra hậu quả hôi miệng gồm
Sâu răng: Tình trạng răng bị ăn mòn bởi vi khuẩn tạo ra các lỗ tích tụ thức ăn làm ổ cho vi khuẩn trú ngụ và dần dần ăn sâu vào tủy được gọi là sâu răng. Chính vì sự hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm mà phát sinh ra mùi hôi trong hơi thở. Tình trạng sâu răng gây hôi miệng rất phổ biến hiện nay.
Viêm nha chu: Đây là một bệnh nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng gây ra bởi vi khuẩn. Đây là bệnh lý viêm lợi nặng biểu hiện bởi nướu sưng đỏ, chảy máu, có thể có ổ mủ chân răng, hôi miệng và cảm giác răng lỏng lẻo.
Cao răng: Sự lắng đọng của khoáng chất kết hợp với mảng bám do thức ăn tích tụ lâu ngày trên răng tạo nên chất bám cứng trên các vị trí của răng gọi là cao răng. Cao răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng vì đây chính là nơi vi khuẩn gây mùi trú ngụ và sinh sôi. Cao răng còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.
Mảng bám ở lưỡi: Lớp mảng bám ở lưỡi hình thành do thức ăn dính lại cũng có thể gây ra mùi khó chịu trong hơi thở.
Thức ăn
Sau khi bạn ăn một số loại thực phẩm có hương vị nặng như tỏi, hành…, mùi của chúng có thể ngấm vào máu, theo đường hô hấp tới phổi và đi lên đường miệng, khiến cho hơi thở cũng đan xen mùi thực phẩm đó.
Vấn đề dạ dày
Hôi miệng do gặp phải các vấn đề về dạ dày, phổ biến nhất là trào ngược dạ dày, thực quản. Bệnh lý do cơ chế đóng mở van dạ dày gặp trục trặc, khiến dịch vị dạ dày có mùi thức ăn chưa tiêu hóa bị đẩy ngược lên phía thực quản gây ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu. Sự trào ngược này đẩy luồng khí có mùi hôi lên miệng nên dù có đánh răng liên tục, bạn không thể ngăn được mùi hơi thở này.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể xuất phát từ chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ kết hợp với tình trạng tâm lý stress, căng thẳng kéo dài. Ngoài gây hôi miệng, bệnh trào ngược dạ dày, thực quản còn có thể biến chứng thành viêm loét dạ dày, viêm thực quản và gia tăng nguy cơ bị ung thư.
Các bệnh lý khác
Viêm xoang, viêm amidan mạn tính, đái tháo đường cũng có thể là tác nhân gây hôi miệng, chỉ có điều trị dứt điểm những căn bệnh này mới chấm dứt tình trạng hơi thở có mùi hôi.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ khiến miệng bị mất đi độ ẩm như thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc kháng histamine…có thể làm giảm tiết nước bọt , từ đó vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh gây hôi miệng. Hãy phản hồi cho bác sĩ điều trị về tác dụng không mong muốn này để tìm kiếm lời khuyên.
Cách nhận biết tình trạng hôi miệng
Tất cả những nguyên nhân trên có khả năng gây ra mùi hơi thở kéo dài, biện pháp đánh răng không thể loại bỏ triệt để được tình trạng hôi miệng này. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể và nguyên nhân mà mức độ và biểu hiện của hiện tượng hôi miệng ở mỗi người là khác nhau. Chẳng hạn như: người bị hôi miệng nặng có thể tự cảm nhận được mùi trong hơi thở của mình. Mùi hôi miệng thường thấy có mùi như bắp cải thối rữa hoặc có mùi chua, kèm theo cảm giác đắng miệng, diễn ra cả ngày.
Đối với người bị tật ngủ há miệng thì thường mùi hôi miệng rõ rệt nhất vào buổi sáng mỗi khi thức dậy hoặc hôi miệng do thức ăn thì tình trạng này sẽ xảy ra sau khi ăn chúng khoảng 1-2 giờ và có thể tự động biến mất.
Những trường hợp bị hôi miệng nhẹ có thể không tự cảm nhận được thì nên nhờ người thân đánh giá tình trạng mùi hơi thở của mình hoặc tự dùng bàn tay che miệng rồi hà hơi để kiểm chứng xem mình có bị hôi miệng không.
Cách cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả
Bất kể nguyên nhân gốc rễ gây ra hôi miệng của bạn là gì, bạn có thể phát triển những thói quen lành mạnh để cố gắng chống lại nó. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày trong hai phút là bước đầu tiên. Nhưng bạn có thể làm gì khác nếu hơi thở hôi vẫn còn sau khi đánh răng?
Dùng chỉ nha khoa hàng ngày: Dùng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ các mảnh thức ăn bị sót khi đánh răng hoặc sau khi ăn do hàm răng chúng ta có những vị trí khuất rất khó làm sạch chỉ bằng bàn chải răng. Thói quen này giúp giảm nguy cơ vi khuẩn gây mùi phát triển.
Uống nhiều nước: Uống nước trong cả ngày giúp rửa trôi các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Nó cũng có thể giúp chữa khô miệng mãn tính, một thủ phạm hôi miệng khác.
Nhai kẹo cao su không đường: Nhai kẹo cao su kích thích tiết nước bọt, giúp giữ cho miệng của bạn ngậm nước và đồng thời cũng các mảng bám cũng có thể bị cuốn đi trong quá trình nhai kẹo cao su. Hơn nữa, hương liệu của các loại kẹo cao su giúp miệng thơm tho hơn.
Ăn thực phẩm làm sạch răng: Một số loại trái cây và rau giòn, bao gồm táo, cần tây và những loại khác, có thể giúp làm sạch răng của bạn. Trên thực tế, cần tây đã được gọi là “chỉ nha khoa của tự nhiên!”
Làm sạch lưỡi của bạn: Trong quá trình đánh răng, bạn nên làm sạch các cặn bám trên bề mặt lưỡi hàng ngày. Nếu không dùng bàn chải đánh răng để chải lưỡi, bạn hãy thử dụng cụ cạo lưỡi (một dụng cụ rẻ tiền có ở các hiệu thuốc) để ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn gây mùi.
Bỏ hút thuốc: Hút thuốc gây hôi miệng và vô vàn tác hại đến sức khỏe. Nếu bạn cần trợ giúp để bỏ hút thuốc, hãy tìm hiểu các tài liệu hữu ích , chẳng hạn các bước để lập “kế hoạch bỏ thuốc”, các cách để kiểm soát cơn thèm thuốc của bạn và hơn thế nữa.
Đi khám nha sĩ thường xuyên: Đi khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra tổng quát răng miệng và lấy cao răng định kỳ. Đây là cách thức loại bỏ mùi hôi trong hơi thở hiệu quả nhất bởi nó chặn đứng nguy cơ phát triển và hình thành các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, có thể gây hôi miệng nặng. Ngoài ra việc nói chuyện với chuyên gia về tình trạng hôi miệng của mình, bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và có những hướng dẫn điều trị phù hợp nhất.
Khi có những nghi ngờ mùi hôi miệng là dấu hiệu ban đầu của những bệnh lý dạ dày, thực quản, gan, thận, tụy…cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Bạn đọc đừng chần chừ vì đây là những bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. Hơn nữa, tình trạng hôi miệng cũng chỉ có thể chấm dứt nếu như các căn bệnh này được điều trị tận gốc.
Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi vì sao đã đánh răng thường xuyên mà mùi hôi miệng vẫn tồn tại. Nội dung trên bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Chúng tối muốn nhấn mạnh răng hãy luôn tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi có bất kỳ dấu hiệu không tốt nào của răng miệng nói riêng và sức khỏe nói chung. Cảm ơn quý bạn đọc!