Giao tiếp thực sự rất quan trọng để gắn kết con người với nhau. Tuy nhiên, chắc hẳn trong chúng ta đã có người từng trải qua cảm giác e ngại, tự ti khi giao tiếp chỉ bởi hơi thở có mùi hôi. Hôi miệng kéo dài hay hôi miệng lâu năm không chỉ gây phiền toái cho bản thân người đó mà còn là nỗi ám ảnh của những người xung quanh. Hiện tượng hôi miệng lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn đọc chớ nên coi thường.
Mục lục
- Hôi miệng lâu năm là biểu hiện của những bệnh lý nào?
- Hôi miệng kéo dài do bệnh lý răng miệng
- Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh dạ dày
- Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh đường hô hấp
- Hôi miệng dai dẳng do bị nhiễm trùng xoang
- Hôi miệng do viêm amidan
- Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh thận
- Hôi miệng là dấu hiệu nhiễm Helicobacter pylori
- Hôi miệng là dấu hiệu chức năng gan kém
- Làm thế nào để hết hôi miệng lâu năm?
Nhiều người cho rằng, hôi miệng là do vệ sinh răng miệng kém, tuy nhiên đó chỉ là một trong rất nhiều lý do. Hôi miệng đơn thuần bởi các nguyên nhân bao gồm: ăn đồ ăn có mùi vị nặng như hành,tỏi, tiêu…hay do thức ăn sót lại trong khoang miệng đang trong quá trình phân hủy bởi vi khuẩn dẫn đến mùi khó chịu.
Ngoài ra, hôi miệng do thiếu độ ẩm trong khoang miệng cũng là hiện tượng thường gặp, đặc biệt những người có thói quen hút thuốc, uống rượu bia hoặc ngủ há miệng, sẽ thấy hơi thở của mình có mùi vào một số thời điểm trong ngày, rõ ràng nhất là lúc buổi sáng thức dậy.
Thông thường, hiện tượng hôi miệng do những nguyên nhân này sẽ xảy ra trong thời gian ngắn. Bạn có thể nhanh chóng mùi hơi thở bằng các biện pháp như đánh răng, súc miệng hoặc uống nhiều nước.
Nếu bạn luôn cảm giác hơi thở của mình khi nói, khi thở ra có mùi, tình trạng này không chỉ nhất thời mà kéo dài từ ngày này qua ngày khác thì rất có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó. Vậy hôi miệng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nào, chúng tôi sẽ phân tích rõ sau đây:
Hôi miệng lâu năm là biểu hiện của những bệnh lý nào?
Hôi miệng kéo dài do bệnh lý răng miệng
Các bệnh lý răng miệng có thể gây hôi miệng dai dẳng nếu như không được điều trị sớm bao gồm: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu và cao răng. Nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc các bệnh răng miệng kể trên là do hoạt động của vi khuẩn được tạo điều kiện bởi thói quen vệ sinh răng miệng kém. Nhiễm trùng nướu răng, viêm tủy…không những gây hôi miệng mà còn có thể diễn biến nghiêm trọng hơn với nguy cơ gây mất răng, gãy rụng răng sớm.
Đọc thêm: Tìm hiểu nguyên nhân sâu răng gây hôi miệng
Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh dạ dày
Hơi thở có mùi được cho là một biểu hiện đặc trưng của bệnh lý trào ngược dạ dày, thực quản (GERD). Thông thường, quá trình ăn uống sẽ đưa thức ăn theo đường thực quản đi qua cơ vòng thực quản và xuống tiêu hóa ở dạ dày. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, cơ vòng thực quản gặp vấn đề, rối loạn chức năng đóng mở van dạ dày. Việc này dẫn đến dịch dạ dày gồm dịch vị, thức ăn chưa tiêu hóa hết bị trào ngược lại phía thực quản.
Đi kèm hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản thường là cảm giác cồn cào ở dạ dày, nóng rát thực quản và phản ứng ợ chua, ợ hơi. Mùi của dịch dạ dày bị trào ngược đan xen vào hơi thở, bạn có thể cảm giác rõ rệt mùi hơi thở hơi chua, hôi nếu đưa bàn tay ngang miệng và hà hơi.
Tình trạng hôi miệng liên quan đến bệnh dạ dày sẽ được cải thiện khi bạn tích cực điều trị bệnh lý gốc. Nếu nghi vấn triệu chứng hôi miệng liên quan đến bệnh dạ dày, hãy đi khám sớm để chữa trị, tránh để bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, thực quản…
Đọc thêm: Tìm hiểu chi tiết về tình trạng hôi miệng do hở van dạ dày
Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh đường hô hấp
Chúng ta đều biết 80% người hút thuốc có hơi thở hôi, khi hơi thở có mùi diễn ra trong một thời gian dài thường liên quan đến bệnh phổi như nhiễm trùng phổi, viêm phế quản, áp xe phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, khí phế thũng thậm chí là ung thư phổi. mức độ hôi miệng khác nhau. Khi phổi bị tổn thương thường có biểu hiện hôi miệng, sốt và khạc đờm mủ. Việc tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp được xác định là nguyên nhân dẫn đến mùi hơi thở khó chịu.
Hôi miệng dai dẳng do bị nhiễm trùng xoang
Khi các vị trí ổ xoang quanh mũi bị viêm gây ra phản ứng tiết chất nhầy, dịch nhầy đặc có màu vàng hoặc xanh chảy ngược xuống sau cổ họng, là lý do khiến hơi thở bị hôi. Viêm xoang thường có biểu hiện nghẹt mũi, chảy nước mũi, hơi thở hôi, ho, sốt, đau răng hàm trên, người mệt mỏi, giảm khứu giác. Bệnh thường dai dẳng, khó điều trị và dễ bị tái lại khi gặp các yếu tố thời tiết bất lợi.
Đọc thêm: Cách cải thiện hôi miệng do viêm xoang (có hướng dẫn chi tiết)
Hôi miệng do viêm amidan
Viêm amidan cũng thuộc dạng viêm nhiễm đường hô hấp, amidan sưng to, đau họng, khó nuốt, sốt, quan sát thấy vùng amidan có xuất hiện mủ màu trắng, vàng, và đặc biệt là hôi miệng.
Hôi miệng lâu ngày có liên quan đến bệnh thận
Người ta nhận thấy trên lâm sàng những bệnh nhân bị bệnh thận và viêm thận mãn tính đều có mùi nước tiểu và hơi thở có mùi hôi ở miệng. Uremia hay còn gọi là suy thận mãn tính, sau khi người bệnh không có nước tiểu thì các chất độc trong cơ thể như nitơ urê sẽ không thể đào thải ra khỏi cơ thể, tích tụ lâu ngày trong cơ thể, các vi sinh vật chứa urê sẽ giải phóng ra amoniac và các chất độc hại khác không thể đào thải ra ngoài cơ thể sẽ bị giữ lại trong máu sẽ được đào thải ra ngoài qua khoang miệng, lúc này khí thở ra của người bệnh sẽ có mùi nước tiểu, đây cũng là một trong những triệu chứng của người bệnh. với bệnh thận đã phát triển đến giai đoạn muộn.
Hôi miệng là dấu hiệu nhiễm Helicobacter pylori
Hôi miệng lâu ngày có thể do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Nhiễm Helicobacter pylori có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp và mãn tính, biểu hiện lâm sàng là đau bụng trên và khó chịu, khó tiêu, thức ăn bị tích tụ lâu trong đường tiêu hóa để bị vi khuẩn phân hủy và phát ra mùi hôi. Vi khuẩn Helicobacter pylori cũng tồn tại trong nướu của miệng, gây viêm nha chu và hôi miệng. Giải pháp là đảm bảo vệ sinh răng miệng, vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
Hôi miệng là dấu hiệu chức năng gan kém
Hôi miệng thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề liên quan đến gan . Chức năng chính của gan là giải độc và giúp chuyển hóa các chất độc khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu chức năng gan bị suy giảm và giảm khả năng trao đổi chất , các chất độc hại trong cơ thể không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ dẫn đến hôi miệng.
Làm thế nào để hết hôi miệng lâu năm?
Như đã phân tích ở trên, hôi miệng kéo dài đa phần là biểu hiện của các bệnh lý. Vì vậy, chừng nào các bệnh gốc còn tồn tại thì chứng hôi miệng sẽ không thể nào chữa khỏi dứt điểm được. Thông qua dấu hiệu hôi miệng, nếu nghi ngờ bản thân có thể đang mắc các bệnh lý kể trên thì bạn đừng chần chừ việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết các bệnh lý có gây hôi miệng đều có thể biến chứng nguy hiểm hơn, đưa đến hậu quả xấu với sức khỏe, thậm chí là tử vong. Đồng thời, điều trị tận gốc các bệnh lý nguyên nhân mới khiến hơi thở của bạn trở lại thơm tho, dễ chịu.
Tuy rằng, việc chữa trị hôi miệng lâu năm không đơn giản nhưng một số lưu ý dưới đây của chúng tôi có thể giúp bạn khắc phục phần nào tình trạng hôi miệng và phòng ngừa hôi miệng có thể trầm trọng hơn.
Phương pháp để giảm hoặc ngăn ngừa hơi thở có mùi:
- Đánh răng thường xuyên trong ngày: Việc chăm chỉ chải răng giúp loại bỏ lượng lớn vi khuẩn và các cặn thức ăn cũng như mảng bám trong khoang miệng, đây là những thứ có thể khiến tình trạng hôi miệng của bạn nặng hơn. Tuy nhiên, việc chải răng quá nhiều lần trong ngày cũng không tốt cho men răng. Các nha sĩ khuyến cáo đánh răng 2-3 lần/ngày là phù hợp nhất để bảo vệ răng miệng
- Bàn chải đánh răng cần được thay mới định kỳ. Sử dụng kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn, làm sạch tốt và hương liệu thơm mát cũng giúp hơi thở tươi mới hơn.
- Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ loại bỏ các mảnh thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng, giúp kiểm soát hơi thở có mùi.
- Sử dụng nước súc miệng thường xuyên
- Làm sạch lưỡi: Lưỡi là nơi chứa nhiều vi khuẩn và mảng bám là nguồn gốc của mùi hôi miệng. Bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng để chải lưỡi hoặc dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng giúp lấy đi hết mảng bám thức ăn trên bề mặt lưỡi, cải thiện hơi thở có mùi.
- Tránh khô miệng. Để giữ cho miệng luôn ẩm ướt, hãy tránh hút thuốc lá và uống nhiều nước , hạn chế uống cà phê, nước ngọt hoặc rượu vì có thể dẫn đến khô miệng hơn. Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là không đường) để kích thích tiết nước bọt.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn. Tránh các loại thực phẩm như hành và tỏi có thể gây hôi miệng. Giảm ăn nhiều thức ăn có đường vì chúng cũng có liên quan đến chứng hôi miệng.
- Lên lịch khám răng định kỳ. Hãy đến gặp nha sĩ của bạn thường xuyên , thường là hai lần một năm, để được khám và làm sạch răng kỹ càng.
Qua đây có thể thấy răng, hôi miệng lâu năm tiềm ẩn những mối nguy hại lớn đối với sức khỏe, chứ không đơn thuần chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp và các mối quan hệ cá nhân. Mong rằng, quý bạn đọc sẽ quan tâm theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên, để ngăn chặn sớm những nguy cơ bệnh lý. Cảm ơn các bạn!