Với những ai đang niềng răng, chắc hẳn sẽ quen dần với việc trong quá trình niềng răng sẽ phải thực hiện các thủ thuật cũng như tiểu phẫu đặc biệt là nhổ răng khi niềng răng. Niềng răng rồi có nhổ thêm răng được không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay thần kinh không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Khi nào cần nhổ răng khi niềng răng
Việc nhổ răng khi niềng răng nhằm mục đích chủ yếu là để tạo ra khoảng trống, giúp di chuyển răng về đúng vị trí. Nếu không thực hiện nhổ răng khi niềng răng thì răng sẽ không đủ khoảng trống để dịch chuyển, gây ra tình trạng răng bị xô lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả quá trình niềng răng. Thậm chí có thể khiến ca niềng răng đó thành ca hỏng, không thành công.
Các trường hợp nhổ răng khi niềng răng:
- Những trường hợp bệnh nhân khi niềng răng bị hô, vẩu hoặc răng mọc chen, khấp khểnh chúc thì đa số sẽ được chỉ định nhổ răng và điều này là tất nhiên. Tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định nhổ trước khi niềng hay trong khi niềng. Với trường hợp nhổ trong khi niềng sẽ được nhổ ngay vào giai đoạn đầu, răng đang làm quen với mắc cài mới.
- Niềng răng ở tuổi trưởng thành: Đây là độ tuổi có hệ thống xương hàm đã ổn định, chắc chắn, chức năng, cấu tạo đã hoàn chỉnh, thậm chí đã mọc cả răng khôn. Cũng còn tùy vào tình trạng răng có khoảng trống nhiều hay ít, đủ để cho răng dịch chuyển không mà bác sĩ sẽ khám và sau đó chỉ định nhổ răng, nhưng thường thì độ tuổi này niềng sẽ cần phải nhổ bỏ 1 số răng để hiệu quả niềng được tốt hơn.
- Nhổ răng khôn: Răng khôn là răng mọc cuối cùng nên chúng thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang, đâm vào các răng khác dẫn đến nguy cơ gây lệch khớp cắn, sâu răng,hoặc bị viêm nướu, viêm nha chu,… Do đó mà răng khôn cần được nhổ bỏ vừa tạo khoảng trống di chuyển răng, vừa giúp bạn tránh những nguy cơ do răng khôn mọc trong quá trình niềng răng như gây các bệnh lý răng miệng hoặc làm xô lệch hàm răng.
Để chắc chắn mình có phải nhổ răng khi niềng răng không thì bạn nên đi thăm khám sớm và được bác sĩ tư vấn một cách kỹ càng, bởi không phải tất cả những ai niềng răng đều phải nhổ răng. Với trường hợp răng mọc thưa, hoặc răng khấp khểnh, hô nhẹ thì có thể không cần phải nhổ răng. Đối tượng đặc biệt là trẻ em cũng được hạn chế tối đa việc nhổ răng khi niềng răng.
Đọc thêm: Niềng răng cần nhổ những răng nào?
Nhổ răng khi niềng răng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Việc nhổ răng niềng răng sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của bạn, vì trước khi đưa ra quyết định nhổ răng khi niềng răng bác sĩ nha khoa đã cân nhắc và tính toán một cách kỹ lưỡng. Điều này được thể hiện rất rõ trong phác đồ điều trị. Nếu bạn không đồng ý bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra cách giải quyết khác. Đồng thời, những răng được chỉ định nhổ thông thường là những răng ít quan trọng như răng số 4, đảm bảo ít chức năng nhất trong cung hàm. Vì vậy mà bạn không cần lo lắng nhổ răng khi niềng răng ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt là thần kinh.
Tuy nhiên, những điều lo lắng đó của bạn đều có cơ sở và hoàn toàn hợp lý vì chân răng nằm sâu dưới lớp nướu, lại rất gần với các dây thần kinh quan trọng, của não bộ. Nếu quá trình nhổ răng không được thực hiện một cách an toàn, chính xác thì sẽ rất dễ gây ra những biến chứng không mong muốn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Để việc nhổ răng khi niềng răng ít gặp rủi ro nhất và diễn ra an toàn, nhanh chóng thì bạn nên tìm hiểu và lựa chọn kĩ nha khoa mà bạn thực hiện niềng răng. Một nha khoa uy tín sẽ có đủ các trạng thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, đạt chuẩn phục vụ cho từng dịch vụ của khách hàng. Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định chính đến việc nhổ răng của bạn. Bác sĩ “mát tay” sẽ nhổ một cách rất nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây đau đớn đặc biệt là an toàn tuyệt đối, bạn không cần lo lắng các rủi ro có thể xảy ra.
Các răng thường được chỉ định nhổ để phục vụ cho quá trình niềng răng diễn ra tốt hơn là răng số 4, răng số 5, răng số 8 (răng khôn). Việc nhổ bao nhiêu cái còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Thông thường các bác sĩ sẽ hạn chế việc phải nhổ răng khi niềng, đảm bảo được tối đa số lượng răng của bệnh nhân.
Đọc thêm: Tìm hiểu về các phương pháp niềng răng hiện nay
Nhổ răng khi niềng răng cần lưu ý những gì?
Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng là rất quan trọng quyết định xem tốc độ lành vết thương của bạn ra sao và tránh được các biến chứng, rủi ro nguy hiểm do việc không vệ sinh răng miệng kỹ càng mà thành. Những lưu ý sau đây không chỉ giúp sức khỏe răng miệng của bạn trở nên khả quan hơn mà còn hình thành thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
- Hiểu rõ tình trạng răng miệng của mình để chủ động và có tâm lý vững vàng, tránh lo lắng quá mức khi thực hiện nhổ răng.
- Sau khi nhổ răng xong hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, cắn chặt miếng bông trong miệng tầm 30-45 phút để máu ngừng chảy.
- Nếu hết thuốc tê cảm thấy quá đau nhức hãy uống thuốc giảm đau mà bác sĩ kê cho bạn. Lưu ý không tự ý mua thuốc giảm đau ngoài đơn thuốc. Khi hết thuốc giảm đau cần liên hệ với bác sĩ để tham khảo ý kiến và nếu có thể sẽ được kê thêm thuốc giảm đau.
- Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng, tránh các vận động mạnh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu kéo dài, ảnh hưởng đến vết thương đặc biệt là sau khi nhổ răng khôn. Nên ăn các thức ăn nhẹ, lỏng, mềm không phải dùng sức nhai nhiều để vết nhổ được ổn định và hồi phục dần. Sau 2-3 ngày, bạn có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên tránh đồ ăn, uống có cồn, chất tạo màu, các đồ ăn cứng như gân, sụn…đồ ăn dẻo, dính, nhiều vụn,…bởi chúng không tốt cho răng của bạn trong suốt quá trình niềng răng và khó khăn trong việc vệ sinh.
- Không đánh răng, chải răng mạnh mà thật nhẹ nhàng, từ từ. Không súc miệng quá mạnh, sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, từ từ vừa sạch sẽ mà vừa an toàn cho vết thương mới. Hãy tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ theo lịch hẹn.
Nhổ răng khi niềng răng là tiểu phẫu diễn ra rất nhanh chóng, an toàn, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe hay thần kinh, vì vậy mà bạn không cần lo lắng khi bác sĩ chỉ định nhổ răng bởi khi ra quyết định gì bác sĩ đã có những tính toán và xem xét kỹ lưỡng. Trước khi có quyết định quan trọng liên quan đến sức khỏe, hy vọng bạn sẽ lựa chọn và cân nhắc thật kỹ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả tối đa.