Răng khôn được loại bỏ một cách nhẹ nhàng, thoải mái chắc chắn là điều tuyệt vời nhất. Tuy nhiên trong vài trường hợp, bạn thấy nhổ răng khôn còn sót chân răng. Điều này có nguy hiểm không? Và đâu là cách xử lý tốt nhất. Mọi người đừng bỏ qua thông tin quan trọng dưới đây nhé!
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết nhổ răng khôn còn sót chân răng
Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể nhận biết các dấu hiệu dưới đây xem còn bị sót chân răng không nhé.
– Răng khôn đã nhổ bỏ phải có đủ số lượng chân răng. Khi đã hoàn thành tiểu phẫu, bác sĩ kiểm tra lại tình trạng răng đã nhổ. Nếu nhận thấy còn sót chân răng, bác sĩ sẽ thông báo với bạn để tiếp tục quá trình điều trị.
– Sau khi nhổ răng khôn, bạn được chụp phim X – quang răng nhằm quan sát vùng mới bị nhổ. Như vậy việc phát hiện sẽ nhanh chóng và sớm có hướng điều trị tốt nhất.
– Đợi khoảng 2 – 3 ngày cảm giác đau nhức sẽ giảm dần. Tuy nhiên thấy tình trạng càng nặng hơn thì khả năng còn sót chân răng tương đối cao. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Những nguyên nhân nhổ răng khôn còn sót chân răng
Trước khi tìm giải pháp xử lý nhổ răng khôn còn sót chân răng, bạn cần biết rõ nguyên nhân vì sao dẫn tới tình trạng này.
Do chủ ý của bác sĩ
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ thăm khám một cách tỉ mỉ, cẩn thận nhất để đưa ra phương án điều trị thích hợp. Việc nhổ răng khôn còn sót chân răng có thể là chủ ý của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn trong các trường hợp sau:
- Nhổ răng khôn cùng lúc với chân răng có nguy cơ gây ra biến chứng, mất máu nhiều, tổn thương tế bào, hệ thống dây thần kinh quanh chân răng
- Nếu chân răng khôn có ổ viêm hoặc răng khôn dị dạng thì việc loại bỏ răng khôn nên để lại chân răng. Điều này nhằm phòng tránh tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh
- Răng khôn ở vị trí phức tạp, nằm sâu trong hàm sát với ống thần kinh và các mạch máu
- Chân răng bị dị dạng phức tạp như chân răng cong, bị quặp,… gây khó khăn cho việc nhổ bỏ
- Chân răng dính với xương hàm: Việc lấy chân răng ra ngoài sẽ có thể gây tổn thương tới xương
Nếu là chủ ý của bác sĩ thì bạn sẽ nhận được thông báo sớm để chuẩn bị sẵn tinh thần và sức khỏe. Trong trường hợp bắt buộc phải giữ lại chân răng, bác sĩ cũng dặn dò những điều cần lưu ý.
Do bác sĩ thực hiện tay nghề kém
Nguyên nhân này cũng không hiếm gặp khi mà bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm hoặc làm việc chưa cẩn thận, tỉ mỉ. Hơn nữa, nếu răng khôn của bạn mà mọc ngầm trong xương hàm, mọc ngang,… thì càng rủi ro nhiều. Đó là lý do vì sao dù nhổ răng khôn, mọi người cũng cần tìm đến địa chỉ nha khoa và bác sĩ thực sự uy tín.
Trang thiết bị không đảm bảo
Nhổ răng khôn là kỹ thuật tương đối khó trong nha khoa. Bên cạnh tay nghề của bác sĩ thì cần các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. Chỉ khi đảm bảo cả 2 yếu tố này thì quá trình tiểu phẫu mới diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận lợi nhất.
Nếu nhổ răng khôn trong trường hợp thiếu trang thiết bị hoặc thiết bị đã cũ, kém chất lượng thì việc dễ xảy ra sai sót là khó tránh. Trước khi chọn địa chỉ nhổ răng khôn, bạn cần tìm hiểu kỹ cả cơ sở vật chất tại phòng khám đó nhé.
Nhổ răng khôn còn sót chân răng có nguy hiểm không?
Chắc hẳn nhiều người nghĩ nhổ răng khôn còn sót chân răng sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên để đánh giá còn tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau.
– Trong trường hợp nhổ răng khôn sót chân răng theo chỉ định của bác sĩ thì nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc tiếp theo có nên nhổ bỏ hay không còn phụ thuộc vào kết quả thăm khám, chụp X – quang răng khôn.
– Trong trường hợp bác sĩ không chỉ định mà bạn nhận thấy còn sót chân răng thì khả năng cao là do sai sót của bác sĩ và kỹ thuật nha khoa. Lúc này, chân răng khôn sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng của người bệnh. Sau đó là đau nhức, thậm chí nhiễm trùng.
Do vậy, việc nhổ răng khôn bị sót chân răng cần phải được xác định rõ ràng với bác sĩ. Nếu không phải là chỉ định của bác sĩ, thấy các dấu hiệu bất thường thì bạn cần đến địa chỉ uy tín để xử lý ngay.
Nhổ răng khôn còn sót lại chân răng có cần lấy ra không?
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có chỉ định lấy chân răng còn sót lại ra hay không.
– Nếu chân răng không gây sưng đau, viêm nhiễm
Trường hợp chân răng còn sót lại nhưng không gây đau nhức, viêm nhiễm thì bạn không cần quá lo lắng. Sau một thời gian, chân răng sẽ được đẩy dần lên từ từ khỏi vị trí nguy hiểm. Hoặc nếu chân răng không hở ra môi trường bên ngoài thì nó sẽ tự nằm im một chỗ và dần dần liền vào xương.
Đây cũng là trường hợp bác sĩ cố tình để lại chân răng như đã trình bày ở trên. Khi đó bác sĩ sẽ cần theo dõi cẩn thận quá trình liền vết thương của bạn và đưa ra phương án giải quyết kịp thời nếu có biến chứng.
– Nếu chân răng gây viêm nhiễm, sưng đau
Nhổ răng khôn còn sót lại chân răng có thể làm quá trình lành vết thương diễn ra lâu hơn. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công khoang miệng. Bạn có thể thấy tình trạng sưng đau kéo dài, sốt cao, nhiễm trùng, nổi hạch ở cổ,… Nếu xuất hiện triệu chứng trên, hãy vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng và lây lan sang răng bên cạnh. Tiếp đó tìm đến các bác sĩ uy tín để lên phương án điều trị thích hợp nhất. Việc lấy chân răng khôn ra hay để lại chân răng trong xương hàm sẽ là vấn đề mà bác sĩ cần thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng.
Làm sao để nhổ răng khôn an toàn, thuận lợi nhất?
Để đảm bảo cho quá trình nhổ răng khôn diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ giàu kinh nghiệm thực hiện. Bên cạnh đó còn bao gồm các trang thiết bị hiện đại. Mọi người tham khảo thêm nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome mới nhất sử dụng sóng siêu âm giúp loại bỏ răng khôn nhẹ nhàng, nhanh chóng, hạn chế tối đa đau nhức.
Vậy là bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Nhổ răng khôn còn sót chân răng phải làm sao. Tùy theo trường hợp của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định nên giữ chân răng hay không. Nếu thấy có bất kỳ vấn đề bất thường nào thì nhớ liên hệ ngay với phòng khám nhé!