Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị phổ biến mà còn là một vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng trong cuộc sống. Nhiều người biết đến lá tía tô dùng để đun nước tắm, giúp giảm ngứa, giải nhiệt cho trẻ sơ sinh. Vậy thực hư về tác dụng của lá tía tô khi tắm cho trẻ nhỏ thế nào và tắm như thế nào cho đúng cách?. Chúng tôi sẽ giải đáp trong nội dung sau:
Mục lục
Cây tía tô và những điều cần biết
Đặc điểm của cây tía tô
Cây tía tô hay tên gọi khác là cây tử tô, xích tô hoặc é tía và tên khoa học là Folium Perillae Fructescentis
Đây là loài cây thân thảo cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép có khía răng, mặt dưới có màu tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có phủ lông nhám. Hoa nhỏ mọc đối xứng trải dài ở đầu cành. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Cây tía tô phân bổ trên khắp mọi miền ở nước ta và có mặt ở nhiều nước Châu Á, có khả năng phát triển, sinh sôi tốt.
Công dụng của cây tía tô
Lá tía tô là gia vị quan trọng của nhiều món Việt và món Á. Hương vị nồng ấm, giúp dậy mùi thơm của thức ăn, nên được rất nhiều người ưa thích.
Không chỉ là một cây gia vị, tía tô còn được biết đến như một dược liệu quý với các đặc tính dược lý như sau:
- Tinh dầu hoặc nước sắc lá và thân cây tía tô có thể khiến giãn mạch ngoài ra, tăng tiết mồ hôi.
- Tía tô có tác dụng ức chế vi khuẩn đường ruột như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn đại tràng, diệt lỵ amip.
- Tinh dầu tía tô có khả năng giảm bài tiết ở phế quản, giảm cơn co thắt cơ trơn phế quản, tăng bài tiết dịch tiêu hoá, tăng nhu động ruột dạ dày.
- Tía tô có dược tính có thể chống lại nấm Candida, ngăn ngừa dị ứng.
Thành phần hoá học trong các bộ phận của cây tía tô
Thành phần hóa học: Tía tô chứa 0,3-0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô), 20% citral .
Thành phần tinh dầu chiết xuất từ lá và thân cây tía tô chứa chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, α-pinen, hydrocumin, limonen, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.
Tác dụng của việc tắm lá tía tô cho trẻ nhỏ
Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, thường dễ gặp phải tình trạng ma sát nhiều hoặc nóng trong khiến rôm sảy mọc nhiều trên khắp người, khiến các bé ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.
Chính bởi các thành phần có khả năng chống dị ứng, ức chế nấm men, vi khuẩn mà lá tía tô từ lâu được ứng dụng để tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp giảm ngứa, nổi mề đay, rôm sảy, giảm viêm nhiễm và khử trùng các vết mụn, tổn thương.
Hơn nữa, trẻ nhỏ có miễn dịch yếu thường hay ốm sốt, tắm lá tía tô có thể giảm sốt. Do dược tính có thể tăng tiết mồ hôi, tắm xong bằng lá tía tô có thể khử mùi mồ hôi trên cơ thể trẻ rất hiệu quả.
Một số bé có cơ địa dễ bị dị ứng, nổi mề đay hoặc nổi mề đay do nhiễm vi khuẩn, virus. Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tắm lá tía tô để làm thuyên giảm tình trạng dị ứng này.
Tắm nước tía tô thường xuyên có thể bảo vệ da và tạo màng chắn chống muỗi đốt.
Nước tía tô có thể giảm viêm nhiễm, khử trùng bởi nó giúp đẩy các độc tố, bã nhờn hiệu quả và tăng cường tuần hoàn máu dưới da, se khít lỗ chân lông tối đa.
Cách tắm lá tía tô cho trẻ nhỏ
Chuẩn bị nước tắm với lá tía tô
-Để đun nước tắm lá tía tô, bạn cần chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô tươi, 1 thìa muối và 2 lít nước
Trước tiên, lá tía tô cần rửa thật sạch, có thể ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn bám trên lá cây.
Cho lá tía tô và 1 thìa muối biển vào nồi, chế nước và đun sôi cho tới khi sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Pha nước cốt lá tía tô vừa đun với nước sạch vừa đủ. Chú ý nên pha loãng nước tắm, không cần để quá đặc, có thể sẽ không đạt được tác dụng mong muốn. Nhiệt độ nước tắm đạt khoảng 38-40 độ là phù hợp.
Tắm lá tía tô cho bé
Sau khi chuẩn bị sẵn các dụng cụ để tắm cho bé như khăn tắm, khăn quấn, tã, bỉm, quần áo, phấn rôm…Bạn đặt bé vào chậu nước lá tía tô mới pha, tắm thật nhẹ nhàng từng bộ phận trên cơ thể của bé.
Các mẹ nên lưu ý thao tác tắm cho bé thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo làm sạch cơ thể của trẻ. Sau khi tắm bằng nước lá, bạn có thể sấp khăn ướt với nước ấm sạch và lau lại người cho bé, tránh để bé bị vàng da do màu nước lá.
Sau cùng, bạn cần lau khô người cho em bé và mặc quần áo, tã, bỉm, đeo tất và che thóp để trẻ không bị lạnh.
Tắm nước tía tô cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
Da của trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh thường vô cùng nhạy cảm, vì vậy, nếu áp dụng phương pháp tắm lá tía tô cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau:
Tắm nước tía tô cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?
Như chúng tôi cũng đã lưu ý ở trên, lá tía tô dùng đun nước tắm cho trẻ cần được sơ chế sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
– Tuỳ vào cơ địa của từng bé, một số bé da quá nhạy cảm, có thể bị kích ứng với một số chất trong lá tía tô. Chính vì vậy, để chắc chắn con có phù hợp với tắm nước lá tía tô hay không, cha mẹ nên kiểm tra bằng cách sau:
Lấy một chút nước lá tía tô nguyên chất, bôi lên vùng da mỏng như phần dưới cổ tay của em bé. Nếu da bé không có phản ứng mẩn đỏ, ngứa thì bạn có thể dùng nước lá để tắm toàn thân cho bé.
– Bản chất lá tía tô có tính ấm, vị cay, nên liều lượng sử dụng khi đun nước tắm lá cho bé cũng cần lưu ý. Bạn nên sử dụng khoảng 20-30 lá cho 1 lần tắm là vừa đủ. Đồng thời pha loãng nước tắm để bé không bị kích ứng do nước tắm quá đặc. Hơn nữa, lượng tinh dầu quá nồng có thể khiến bé khó chịu.
– Tắm lá tía tô hay tắm với bất kỳ loại lá nào khác chỉ nên thực hiện khoảng 2-3 lần/ tuần. Các ngày còn lại, mẹ có thể tắm bé bằng nước sạch bình thường.
– Nếu da bé đang bị tổn thương, trầy xước hoặc nhiều vết thương hở, bạn nên hạn chế tắm nước lá tía tô cho bé, điều này có thể khiến bé bị xót.
– Lưu ý cuối cùng là nếu tắm lá một thời gian mà các bệnh ngoài da, dị ứng, mẩn ngứa, rôm sảy ở trẻ nhỏ không có dấu hiệu biến chuyển, bạn cần cho trẻ đi khám với bác sĩ nhi khoa để tìm phương án điều trị phù hợp.
Tắm lá tía tô cho trẻ sơ sinh thực sự có hiệu quả thực sự cho các bệnh da liễu, dị ứng, mẩn ngứa ngoài da của trẻ. Tuy nhiên mẹo chữa này có thể tiềm ẩn một số rủi ro như nhiễm trùng, kích ứng da, sưng đỏ,… Vì vậy các bậc cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện cho con trẻ.
Các ứng dụng khác của lá tía tô với trẻ nhỏ
Bên cạnh việc sử dụng lá tía tô làm nước tắm để làm sạch da, trị mẩn ngứa, rôm sảy, dị ứng cho trẻ. Lá tía tô còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc giúp chữa trị các vấn đề phổ biến thường gặp ở trẻ em như sau
Lá tía tô giúp hạ sốt hiệu quả
Dược tính của lá tía tô khiến giãn mạch dưới da, làm ấm nóng cơ thể và bài thải các độc tố qua tuyến mồ hôi. Vì thế, mỗi khi trẻ ốm sốt hoặc để đề phòng trẻ tiêm phòng về bị sốt, các bà mẹ thường cho bé uống nước lá tía tô hoặc ăn cháo có cho thêm lá tía tô và cho bú sữa đủ. Cách làm này có thể giúp bé đỡ bị sốt cao, giúp bé khoan khoái, dễ chịu hơn.
Lưu ý kho sử dụng tía tô để giảm sốt cho con, các mẹ cần kết hợp lau, thấm mồ hôi và cho con mặc quần áo rộng rãi, tránh để mồ hôi thấm ngược trở lại gây cảm lạnh.
Lá tía tô chữa ho cho bé
Nhờ vào khả năng giảm bài tiết ở phế quả, suy yếu cơn co thắt cơ trơn phế quản, lá tía tô có tác dụng làm long đờm, mỗi khi bé ho nhiều, có đờm ở cổ hoặc ho khan lâu ngày.
Cách chế biến lá tía tô trị ho cũng khá đơn giản, bạn rửa thật sạch khoảng 20g lá tía tô kết hợp với 0.5g hoa đu đủ đực, cộng thêm 5g hoa khế và 5g đường phèn.
Bạn giã nát lá tía tô, hoa đu đủ và hoa khế, sau đó vắt lấy nước cốt. Cho đường phèn vào hỗn hợp này và chưng cách thuỷ.
Bạn chia nhỏ thành nhiều lần uống trong ngày, khoảng 5 lần, hoặc vào mỗi khi trẻ lên cơn ho, đờm.
Sau khi thực hiện phương pháp này khoảng 3-5 lần sẽ thấy các cơn ho và đờm của trẻ giảm rõ rệt.
Nói chung, lá tía tô là một loài cây thuốc quý, đặc biệt có nhiều tác dụng với trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các thông tin nêu ra trong bài viết mang tính chất tham khảo cho bạn đọc. Nếu các con có những biểu hiện ho, sốt, mẩn ngứa, dị ứng…, bố mẹ cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn hoặc đưa bé đi đến cơ sở y tế để khám là tốt nhất.
Tham khảo từ: Fonscare.vn