Chốc lở là một bệnh lý ngoài da thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Muốn điều trị dứt điểm, không để lại sẹo thì ngoài các phương pháp điều trị cha mẹ cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống của con. Ăn uống lành mạnh, khoa học chính là cách để cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Vậy trẻ bị chốc lở nên ăn gì? Kiêng gì? Dưới đây là thông tin hữu ích dành cho các bậc phụ huynh.
Mục lục
Trẻ bị chốc lở nên ăn gì?
Trong chế độ ăn của trẻ bị chốc lở, các bậc phụ huynh cần hạn chế tối đa những loại thực phẩm khiến tình trạng thêm nặng hoặc lâu khỏi. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cho bé còn góp phần hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm các triệu chứng. Nếu mẹ còn đang phân vân chưa biết nên cho bé ăn gì khi bị chốc lở thì hãy ghi lại những loại “thực phẩm vàng” dưới đây:
Thực phẩm giàu Omega-3
Khi trẻ bị chốc lở, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu Omega-3 vào chế độ ăn của trẻ. Đây là chất có tác dụng rất lớn trong việc kháng viêm, góp phần làm giảm triệu chứng của bệnh chốc lở. Chất này có nhiều trong các loại cá biển, đặc biệt là cá thu, cá hồi, cá ngừ hay dầu cá.
Các loại thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ là lựa chọn lý tưởng dành cho những người bị bệnh chốc lở. Khi xây dựng thực đơn cho trẻ, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm như yến mạch, bông cải xanh, táo, bí ngô,…. Nhóm thực phẩm này không những tốt cho hệ tiêu hoá mà còn góp phần làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh chốc lở gây ra.
Trẻ bị chốc lở nên ăn thịt trắng
Thịt trắng cũng là nhóm thực phẩm được khuyên dùng cho những người bị bệnh chốc lở. Nhóm thực phẩm này mang tính mát, giàu chất dinh dưỡng, ít gây kích ứng da. Tuy nhiên, khi bổ sung thịt trắng vào chế độ ăn của con thì các mẹ nên lưu ý, không nên cho bé ăn quá nhiều và thường xuyên.
Sữa chua
Đây là loại “thực phẩm vàng” mẹ nên bổ sung vào thực đơn khi bé bị chốc lở. Các hoạt chất có trong sữa chua góp phần làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, ăn sữa chua thường xuyên còn mang lại cho bé hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Những lợi khuẩn có sữa chua còn góp phần tạo độ ẩm cho làn da của bé, giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Vitamin B2
Khi trẻ bị chốc lở, mẹ nên bổ sung vitamin B2 thông qua các viên nén hoặc một số loại siro phù hợp với độ tuổi. Hoặc thông qua những loại rau xanh như xà lách, rau chân vịt,…
Gừng
Gừng có rất nhiều công dụng, một trong số đó chính là hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chốc lở. Không chỉ đơn thuần là nguyên liệu làm tăng thêm hương vị cho các món ăn, gừng còn được xem như dược liệu quý có tác dụng phòng ngừa nhiều căn bệnh. Các hoạt chất có trong củ gừng giúp kháng viêm, kháng khuẩn. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chốc lở ở trẻ một cách hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, một số thành phần khác còn có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh chốc lở.
Nước nha đam
Nha đam nổi tiếng là nguyên liệu tuyệt vời trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới da. Trong lá nha đam có chứa hàm lượng lớn các chất kháng viêm, kháng khuẩn. Chính vì vậy, dược liệu này được dùng nhiều để làm mặt nạ đắp mặt. Không chỉ vậy, nước nha đam còn là thực phẩm hoàn hảo dành cho bé bị chốc lở. Tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ cân nhắc về liều lượng cũng như cách dùng.
Trẻ bị chốc lở kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung thì mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý đối với những nhóm thực phẩm khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Trẻ bị chốc lở kiêng gì? Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ không nên cho bé ăn khi bị mắc bệnh lý ngoài da này:
Đồ ăn chế biến sẵn
Ngay cả với những người khoẻ mạnh bình thường thì đồ chế biến sẵn vẫn luôn nằm trong danh sách những loại thực phẩm nên hạn chế. Đối với trẻ bị chốc lở thì đồ chế biến sẵn luôn nằm trong danh sách “cấm”. Bé có thể thích ăn xúc xích hay đồ hộp. Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm chứa lượng lượng lớn chất bảo quản, phụ gia. Nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể tích trữ độc tố. Vì vậy, mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm này. Đặc biệt là khi bé mắc bệnh ngoài da.
Trẻ bị chốc lở nên kiêng đồ cay nóng, thực phẩm khô, giòn
Ăn nhiều đồ cay nóng không những hại dạ dày, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của trẻ mà còn gây kích ứng da. Mẹ không nên cho bé ăn các món có tính cay, nóng để tránh làm da tăng độ khô. Bên cạnh đó, những thực phẩm này còn khiến tình trạng ngứa ngáy, lở loét thêm nặng.
Ngoài đồ cay nóng thì mẹ cũng nên lưu ý khi cho bé dùng thực phẩm khô, giòn. Chốc lở khiến vùng da xung quanh bị tổn thương. Trong khi đó, các loại đồ ăn khô, giòn sẽ làm vùng da này bị trầy xước. Nếu lực ma sát mạnh sẽ gây ra tổn thương lớn, tăng nguy cơ bội nhiễm. Vì vậy, khi trẻ bị chốc lở thì mẹ không nên để bé ăn các loại hạt hay bánh quy.
Các loại thực phẩm có lượng đường lớn
Nguyên nhân chính gây ra chốc lở là do vi khuẩn. Chính vì vậy, các mẹ nên hạn chế cho bé ăn những loại thực phẩm có lượng đường lớn như bánh kẹo, nước ngọt. Ngoài ra, mẹ cũng nên biết rằng, nạp vào cơ thể lượng đường lớn còn cản trở quá trình thải độc của gan. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu, khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn mặn
Đồ ăn chứa nhiều muối không những làm ảnh hưởng tới khả năng vận hành của các cơ quan mà còn là tác nhân khiến bệnh chốc lở diễn biến ngày càng nặng. Thực phẩm chứa nhiều muối là tác nhân khiến dây thần kinh ngoại biên chịu sự tác động lớn. Đây là nguyên nhân khiến sự liên lạc giữa các cơ quan chức năng bị rối loạn. Điều này khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Do đó, khi trẻ bị chốc lở, mẹ nên tránh cho bé ăn những đồ ăn mặn, chứa nhiều muối.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị chốc lở bôi thuốc gì?
Biện pháp chăm sóc trẻ bị chốc lở tại nhà
Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị chốc lở ăn gì, kiêng gì thì mẹ cũng nên nắm được những cách chăm sóc hiệu quả tại nhà để bé nhanh khỏi bệnh.
– Che vùng da bị lở: Nếu để vùng da chết cũng như chất dịch từ vết lở dính vào vùng da khác thì khả năng lây lan sẽ rất nhanh. Do đó, hãy dùng gạc mỏng sạch sẽ che vùng da bị lở cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý cho bé mặc quần áo rộng rãi, mềm mại.
– Cắt móng tay cho trẻ: Cảm giác ngứa ngáy khiến trẻ dùng tay gãi vào vùng da bị tổn thương. Điều này khiến bệnh lây lan một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn ẩn dưới móng tay khi bé gãi. Chính vì vậy, mẹ nên dành thời gian vệ sinh tay cũng như cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
– Không mặc tã cho trẻ: Đối với những trẻ nhỏ, khi bị chốc lở, mẹ nên bỏ bỉm cho con. Đóng bỉm, tã không chỉ khiến bé cảm thấy nóng nực, khó chịu mà còn khiến vùng da bị tổn thương lâu lành. Mỗi ngày, hãy bỏ bỉm cho bé vài phút. Điều này sẽ giúp bé dễ chịu, sự khô thoáng cũng góp phần làm lành vết lở.
– Rửa vết loét với nước ấm hàng ngày: Mỗi ngày, ngoài việc tắm rửa sạch sẽ thì mẹ cũng nên rửa vết loét cho trẻ bằng nước ấm. Nên chọn loại sữa tắm, loại nước diệt khuẩn an toàn, lành tính, có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên.
– Giặt riêng đồ của trẻ: Quần áo của trẻ bị chốc lở nên giặt riêng và giặt bằng nước ấm để ngăn vi khuẩn lây lan cũng như tăng khả năng kháng khuẩn. Ngoài ra, đồ chơi, đồ dùng cá nhân của trẻ cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
– Hạn chế cho trẻ ra ngoài: Nếu trẻ bị chốc lở thì mẹ cần cho bé nghỉ học để tránh lây lan cho những trẻ khác.
– Người lớn nên cẩn thận khi tiếp xúc với trẻ: Khi vệ sinh cho trẻ bị chốc lở, mẹ cần làm sạch tay mình bằng dung dịch diệt khuẩn. Bên cạnh đó, nên nhắc nhở các thành viên khác giữ khoảng cách với bé.
Đọc thêm: Bé bị chốc lở ở đầu phải điều trị thế nào?
Phòng ngừa bệnh chốc lở ở trẻ
Bệnh chốc lở dù không gây nguy hiểm nhưng nó khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, vui chơi của trẻ. Do đó, bên cạnh những phương pháp điều trị, cha mẹ cũng cần phòng ngừa cho bé bằng những cách đơn giản dưới đây:
Giữ vệ sinh
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ngoài da này là do vi khuẩn. Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là bạn nên giữ môi trường xung quanh nhà luôn sạch sẽ. Sau khi trẻ đi vệ sinh, cần hướng dẫn và nhắc nhở bé rửa tay bằng xà phòng.
Không để trẻ tiếp xúc với người bị cảm
Nếu trong nhà có người bị cảm cúm thì cần “cách ly” bé ngay lập tức. Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, chỉ cần tiếp xúc qua cũng có khả năng lây bệnh. Nếu mẹ bị cảm lạnh thì nên để bố hoặc ông bà đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc. Một trong những nguyên nhân gây ra cảm lạnh, đau họng là do liên cầu. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh ngoài da này ở trẻ.
Không gãi vết thương, vết lở
Nếu trẻ bị côn trùng cắn, bạn nên chú ý và dùng băng gạc che lại để trẻ không gãi vào vết thương. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên vệ sinh tay, cắt móng tay cho trẻ.
Không dùng chung đồ cá nhân
Tất cả các vật dụng của trẻ tốt nhất không nên dùng chung với mọi người trong gia đình. Bệnh chốc lở lây lan rất nhanh, vì vậy, hãy giặt quần áo cho bé cũng như dùng đồ nấu ăn riêng.
Vệ sinh sạch mũi cho bé khi bị cảm
Vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở thường cư trú tại mũi. Vì vậy, khi trẻ bị cảm bạn cần vệ sinh sạch mũi cho bé. Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào da, nhiều chuyên gia còn khuyên sử dụng kem kháng khuẩn. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện khi bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là bài viết giải đáp câu hỏi trẻ bị chốc lở nên ăn gì, kiêng gì mà chúng tôi đã tổng hợp. Với bệnh lý về da, chế độ ăn uống rất quan trọng. Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý để tránh những thực phẩm không phù hợp cũng như bổ sung cho trẻ thực phẩm lành mạnh. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, thành công.