Hôi miệng là vấn đề có thể xảy ra với bất kì ai, bất kì độ tuổi nào. Nó khiến chúng ta ngại giao tiếp do hơi thở có mùi, khiến đối phương khó chịu không muốn tiếp xúc. Tùy theo nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi mà có những cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, hôi miệng nặng là gì? Nguyên nhân nào dẫn khiến bạn bị hôi miệng nặng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về hôi miệng nặng nhé.
Mục lục
Nguyên nhân gây hôi miệng nặng?
Khi nói, hơi thở có mùi khó chịu và hôi phát ra từ miệng được gọi là chứng hôi miệng. Triệu chứng này có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào. Theo con số thống kê, hôi miệng ở các mức độ khác nhau chiếm tới 25% dân số. Nếu xét riêng về các bệnh lý răng miệng thì chứng hôi miệng chỉ đứng sau các bệnh lý về viêm nha chu và sâu răng.
Một người bị hôi miệng có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Sau đây là chi tiết.
Mắc các vấn đề về răng miệng
Các vi sinh vật trong miệng nếu thực hiện quá trình phân hủy protein thì sẽ gây ra hơi thở có mùi hôi. Các chất như dimethyl sulfide, hydrogen sulfide, methyl mercaptan có mùi khó chịu sẽ được sản sinh ra lúc này. Hôi miệng là do những nguyên nhân như:
Khi ăn, thức ăn còn thừa, lưu lại trong các kẽ răng hay khoang miệng. Vi khuẩn tới tấn công và phân hủy, từ đó sẽ có mùi hôi.
Sâu răng: Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn tập trung, phát triển tại các lỗ sâu ở răng.
Viêm nha chu: Vi khuẩn tấn công vào vùng lợi khiến xung quanh khu vực đó bị đau, sưng đỏ và viêm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể các túi vi khuẩn sẽ được hình thành, khiến cho miệng bị hôi.
Cao răng: Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, lâu dần sẽ hình thành những mảng bám dày bám chặt vào chân răng.
Khô miệng: đây là nguyên nhân phổ biến khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Nước bọt có một vai trò vô cùng lớn với khoang miệng, giúp khoang miệng luôn được sạch sẽ. Ngoài ra, nó còn giúp kháng lại sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm, hạn chế chứng hôi miệng.
Răng số 8 mọc lệch: Đây là tình trạng đa số gặp ở lứa tuổi trưởng thành. Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, khi mọc lên không chỉ gây đau đớn mà còn khiến miệng có mùi hôi do tạo ra một lỗ hổng chứa thức ăn rất lớn.
Viêm lưỡi: khi bị viêm lưỡi vô tình đã tạo điều kiện cho sự phân hủy protein diễn ra nhanh hơn, thực phẩm dễ lưu lại hơn do đó dễ khiến miệng có mùi hôi.
Đọc thêm: Tìm hiểu lí do lưỡi trắng khiến hơi thở “rau mùi”
Hôi miệng do sử dụng thuốc
Một số thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn là khô miệng, giảm tiết nước bọt như thuốc dị ứng, thuốc chống động kinh, thuốc an thần, thuốc điều trị Parkinson,…khiến cho miệng có mùi hôi. Ngoài ra, một số loại thuốc, khi bị phân hủy trong cơ thể, giải phóng các hóa chất có thể được đưa qua dòng máu đến hơi thở của bạn. Khi gặp tác dụng phụ này, nên thông báo cho bác sĩ biết để có hướng xử lý kịp thời: có thể thay thuốc giúp bạn hay cho bạn sử dụng thêm những sản phẩm át mùi hôi từ miệng.
Lạm dụng kháng sinh: khi kháng sinh được sử dụng quá mức, không điều trị đúng bệnh thì có thể làm mất những vi khuẩn có lợi trong miệng, vi khuẩn có hại trong miệng nhanh chóng phát triển gây ra tình trạng hôi miệng
Ngoài ra, sử dụng liều lượng lớn vitamin cũng có thể gây hôi miệng.
Vấn đề về tiêu hóa
Tiêu hóa kém, táo bón hoặc rối loạn đường ruột đều có thể gây ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit, mùi từ thức ăn vừa mới tiêu thụ có thể dễ dàng trào ngược lên thực quản và ra khỏi miệng, gây hôi miệng.
Đọc chi tiết: Hở van dạ dày gây hôi miệng – cách điều trị
Chế độ sinh hoạt, ăn uống
Thịt đỏ, phô mai và cá là những thực phẩm sẽ khiến cho mùi hôi miệng càng tăng lên. Ngoài ra, nếu ăn ít carbonhydrate thì tình trạng hôi miệng cũng trầm trọng hơn.
Khoai tây chiên, kẹo và socola là những đồ ăn cứng và chứa nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều và răng không được vệ sinh sạch sẽ thì có thể là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển khiến cho miệng có mùi hôi.
Hút thuốc lá, thuốc lào: Trong thuốc lào, thuốc lá có chứa nicotin, chất này sẽ bám trên bề mặt răng và lưỡi khiến cho chúng có màu nâu, gây thô ráp ở bề mặt của răng. Lúc này, vi khuẩn tấn công, bám chặt vào bề mặt lưỡi và răng khiến miệng có mùi hôi. Ngoài ra, nghiện thuốc lá có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng và là nguy cơ hàng đầu gây bệnh viêm phổi.
Sử dụng một số thực phẩm, gia vị có mùi mạnh và nồng như hành, tỏi,…Sau khi ăn, những phân tử có mùi này dần đi vào máu thải trừ dần qua hơi thở và phổi khiến cho miệng có mùi hôi.
Người có răng sứ hay lắp răng giả nếu thường xuyên không được làm sạch đúng cách, những thức ăn thừa dễ bị đọng lại, dính trong các kẽ răng và khiến cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi.
Do các vấn đề khác
Mặc dù hầu hết hôi miệng là do vi khuẩn gây mùi gây ra, nhưng có một số tình trạng sức khỏe khác có thể góp phần gây ra vấn đề. Hôi miệng có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng các bệnh lí tiềm ẩn. Chảy dịch mũi, nhiễm trùng đường hô hấp và amiđan, các vấn đề về xoang, tiểu đường, các vấn đề về gan và thận, cũng như một số rối loạn về máu đều có thể gây hôi miệng. Trong một số trường hợp hiếm hơn, hơi thở hôi có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác như rối loạn chuyển hóa.
Hôi miệng nặng nhận biết như thế nào?
Có nhiều cách nhận biết người bị hôi miệng nặng. Dưới đây là một số cách thông dụng
Cách 1: Người bệnh tự nhận biết bằng cách lòng bàn tay úp vào miệng, thở ra và ngửi mùi.
Cách 2: Sau khi cà răng bằng chỉ nha khoa, người giám định hoặc người bệnh có thể ngửi mùi trên chỉ.
Cách 3: Người giám định và người bệnh ngồi đối diện với nhau, người bệnh bịt mũi lại, thở bằng miệng. Nếu ngửi thấy có mùi hôi thì mùi hôi đó xuất phát từ miệng. Sau đó người bệnh làm ngược lại, ngậm chặt miệng và thở ra bằng mũi. Nếu cả miệng và mũi đều có mùi hôi thì có thể nguyên nhân gây bệnh là do một bệnh nào đó gây ra chứng hôi miệng miệng
Cách 4: Khi tới khám tại các phòng khám chuyên khoa về răng hàm mặt hiện đại và tiên tiến, các nha sĩ sẽ tiến hành đo nồng độ hôi trong miệng bằng máy đo Halitest hay Halimeter.
Cách phòng ngừa hôi miệng tái phát
Sau khi ăn nên đánh răng
Theo các chuyên gia nên chải răng ít nhất 2 lần / ngày sáng và tối sau trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng 2 phút. Bàn chải nên được thay thường xuyên, chỉ 2 – 3 tháng / lần để đảm bảo vệ sinh và hạn chế sự tấn công của vi khuẩn từ bàn chải vào kẽ răng.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao đánh răng xong vẫn thấy hôi miệng?
Sử dụng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn
Sau khi ăn, nhiều người có thói quen dùng tăm để xỉa răng. Tuy nhiên thói quen này thực sự không tốt, làm thưa kẽ răng và như vậy những lần sau đó, thức ăn thừa dễ bị dính lại hơn. Nên sử dụng chỉ tơ nha khoa sau bữa ăn để giúp loại bỏ thức ăn còn sót lại sẽ giúp hạn chế hơi thở có mùi khó chịu do thức ăn để lại.
Chải lưỡi hàng ngày
Trên lưỡi có nhiều vi khuẩn phát triển do đây là nơi chứa các hạt thức ăn thừa được tích tụ, vì vậy để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở đây, hãy chải lưỡi hàng ngày. Nếu thấy lưỡi không có màu hồng như bình thường mà chuyển sang màu trắng thì báo hiệu sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Như vậy, chải lưỡi hàng ngày là một việc làm vô cùng cần thiết để ngăn chặn tình trạng hôi miệng.
Răng giả được làm sạch
Có nhiều bạn phải thực hiện những thủ thuật đối với răng như: niềng răng, sử dụng răng giả,…thì cần chú ý đặc biệt đến vấn đề vệ sinh. Hãy chải thật sạch sẽ khu vực đó để thức ăn không đọng lại, vi khuẩn không phát triển tại đó. Tuân theo những chỉ dẫn của chuyên khoa về chăm sóc răng miệng đúng cách.
Đối với những dụng cụ dành riêng cho nha khoa thì trước khi đưa miệng miệng, nên vệ sinh răng miệng và các dụng cụ này, tránh gây mùi hôi cho miệng.
Tránh khô miệng
Nước bọt có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, hãy uống đủ nước mỗi ngày để tránh cho miệng khô, ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt. Khi cảm thấy khô miệng, bạn có thể thưởng thức những loại hoa quả chứa nhiều nước như cam, bưởi, dưa hấu,.. hay nhai một chiếc kẹo cao su không đường để nước bọt được tiết ra nhiều hơn. Ở một số người, nước bọt ít tiết, khô miệng mạn tính thì nên tới những phòng khám chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ có hướng điều trị cho bạn: có thể sử dụng nước bọt nhân tạo hay uống thuốc để kích thích nước bọt sản xuất ra nhiều hơn.
Không hút thuốc lá, hạn chế những đồ uống gây hôi miệng
Thuốc lá, nước ngọt, bia, rượu hay cà phê là những thức uống có thể để lại mùi hôi cho hơi thở. Ngoài ra, khi sử dụng những loại thức uống này không tốt cho vấn đề sức khỏe của bạn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Đói cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Vì vậy, tránh để bản thân rơi vào tình trạng quá đói khiến miệng hôi. Có thể thưởng thức thêm một bữa ăn phụ để hạn chế cơn đói. Một bữa ăn phụ có thể là chiếc bánh mì hay nửa quả táo,…
Ngoài ra, tránh những loại thực phẩm để lại mùi trong miệng như tỏi và hành tây. Sau khi ăn những loại thức ăn này nên vệ sinh lại răng miệng thật sạch sẽ, tránh lưu lại mùi.
Trên đây là những thông tin về vấn đề hôi miệng nặng để bạn có thể tham khảo và nhờ đó xác định đúng nguyên nhân khiến mình gặp phải tình trạng này để có hướng điều trị phù hợp nhất.