Hôi miệng thường biểu hiện bằng mùi hôi khó chịu khi thở ra, khó loại bỏ bằng việc chải răng thông thường. Hôi miệng thậm chí có thể xảy ra khi chúng ta đói bụng. Vậy tại sao lại có tình trạng này. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xem giải đáp chi tiết bạn nhé.
Hôi miệng khi đói là tại sao?
Đây có lẽ là câu hỏi mà nhiều người tự đặt ra cho mình. Tại sao đói lại gây ra hôi miệng? Nó có sự liên quan gì ở đây? Thông tin dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó
Thức ăn bị thiếu
Khi cơ thể mất nước và đói, khả năng sản xuất nước bọt trong khoang miệng bị giảm đi do đó các vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng và lưỡi được rửa trôi. Do đó sẽ khiến cho hơi thở có mùi khó chịu. Mặt khác, nếu khả năng trung hòa kém hay tiết ít nước bọt dẫn đến lượng acid có trong khoang miệng nhiều hơn, là điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển, dễ gây sâu răng và hôi miệng.
Dạ dày vẫn tiếp tục sản sinh dịch tiêu hóa, tuy nhiên, do lúc này bụng rỗng, không có thức ăn nên có thể gây ra mùi hôi.
Lượng ceton sẽ được giải phóng khi chất béo bị phân hủy. Khi cơ thể quá đói, lượng ceton sẽ ngày một tăng lên. Mặt khác, ceton là một chất có mùi khó chịu. Chính vì vậy mà cơ thế càng đói, mùi hôi ở miệng càng tăng lên.
Bên cạnh đó, khi đói sự phân hủy của các chất khác cũng khiến cho miệng của bạn có mùi hôi.
Nước bọt giảm tiết
Răng miệng được làm sạch nhờ khả năng quan trọng của nước bọt. Khi cơ thể khỏe mạnh, được cung cấp và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tuyến nước bọt sẽ hoạt động tốt. Nhờ vậy sự tiêu hóa thức ăn diễn ra trong dịch vị trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, lượng nước bọt cũng được tiết ra nhiều hơn nếu nhai nhiều hơn.
Do đó, nếu bụng đang đói, khiến cho sự tiêu hóa thức ăn không được liên tục. Vì vậy, tuyến nước bọt cũng vì thế mà giảm tiết. Tình trạng khô miệng có thể xảy ra, vi khuẩn và các mảng bám sẽ tồn tại lâu trong khoang miệng. Hoạt động của các vi khuẩn gây hôi miệng và kỵ khí phát triển mạnh mẽ hơn. Điều này làm cho khi đói hơi thở có mùi khó chịu.
Hôi miệng khi đói là dấu hiệu của bệnh gì?
Mùi khó chịu từ hơi thở, tình trạng hôi miệng có thể gặp cả ở người trưởng thành và trẻ nhỏ, thậm chí người khỏe mạnh, không mắc các vấn đề về răng miệng. Đây không phải dấu hiệu của bệnh tật gì quá nguy hiểm nhưng lại là vấn đề lớn ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày của bạn.
Khi bụng no, mùi hôi ở miệng có thể ít hơn khi bạn đói bụng. Tình trạng này là do chuyển hóa các chất trong cơ thể đã bị mất cân bằng. Nhưng điều này chỉ là tác nhân khiến mùi hôi ở miệng nhiều hơn mà không phải nguyên nhân gây mùi hôi trực tiếp. Nguyên nhân gây bệnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh dưới đây:
Nguyên nhân chủ yếu (90%) chính là các bệnh lý trong miệng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm tủy,…Khi mắc những bệnh lý này thì ngay khi bệnh nhân không đói cũng có thể mắc phải.
Nguyên nhân còn lại (10%) có thể là do cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng không đúng, cơ thể nhiễm các bệnh lý toàn thân khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu khi nói chuyện.
Nếu cơ thể cảm thấy quá đói cũng sẽ khiến miệng có mùi hôi ketone. Nguyên nhân là do sự chuyển hóa chất đạm và béo bị mất cân bằng.
Ở nữ giới, trong thời kỳ rụng trứng hay chu kỳ nguyệt san do lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi cũng có thể dẫn đến hôi miệng.
Biện pháp khắc phục hôi miệng khi đói?
Nguyên nhân khiến miệng có mùi hôi khi đói rất nhiều. Nếu xác định được chính xác nguyên nhân này thì có thể khắc phục một cách nhanh chóng. Nếu tình trạng này không đỡ, nên tham khảo ý kiến của nha sĩ tại phòng khám nha khoa uy tín và đảm bảo chất lượng.
Khi đó, nếu hôi miệng khiến bạn gặp những vấn đề về sức khỏe cũng như giao tiếp hàng ngày thì nha sĩ sẽ đưa ra những lời tư vấn và các biện pháp điều trị thích hợp và nhanh chóng. Ngược lại, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng thì có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, khi đó bạn cần chú ý những vấn đề sau
Thưởng thức thêm một chút đồ ăn
Biện pháp đầu tiên khắc phục hôi miệng khi đói là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vào cơ thể. Khi nhai thức ăn, nước bọt được tiết ra nhiều hơn, lượng thức ăn trên lưỡi còn sót lại sẽ được phân hủy tiếp. Việc này sẽ khiến khoang miệng được làm sạch hơn, vi khuẩn cũng khó phát triển và sinh sôi hơn. Do đó, mùi hôi sẽ giảm đi rất nhiều.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể được cung cấp đầy đủ chất cần thiết, lượng chất béo được duy trì đều đặn, quá trình phân hủy chất béo không xảy ra, ceton cũng vì thế mà giảm xuống, mùi hôi miệng không còn hay được hạn chế rất nhiều.
Ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và xây dựng một thói quen ăn uống điều độ để tránh quá đói. Hãy thưởng thức thêm một bữa ăn phụ, nó sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn đói. Bữa ăn phụ lúc này có thể là một chiếc bánh mì cùng nửa trái táo hay cũng có thể là một số loại hoa quả giúp thơm miệng như dứa, dưa hấu, táo, cam, dâu tây…để giảm bớt mùi hôi miệng.
Bổ sung đầy đủ nước
Mùi của hơi thở thuận lợi thoát ra ngoài khi bạn đói, khô miệng nên sẽ gây ra những mùi khó chịu. Chính vì lý do này mà biện pháp khắc phục đơn giản nhất là bổ sung nhiều nước hơn nhu cầu hàng ngày.
Các mảng bám trong răng và vi khuẩn sẽ dễ dàng bị đẩy lùi nếu bạn uống nhiều nước. Khoang miệng lúc nào cũng được giữ ẩm, mùi hôi trong miệng cũng vì thế mà giảm bớt đi.
Một cách bổ sung nước thường được áp dụng là uống vào miệng một chút nước, lưỡi được di chuyển lên xuống, nếu bạn không muốn uống thì có thể nhổ ra. Làm như vậy sẽ khiến nước bọt được tiết ra, hơi thở trở nên thơm tho hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng những loại trái cây chứa nhiều nước như dưa hấu, cam, bưởi,…cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn.
Nhai kẹo cao su
Đây là biện pháp nhanh và hiệu quả được mọi người sử dụng thường xuyên, giúp trị hôi miệng nhanh chóng. Khi nhai kẹo cao su, miệng phải hoạt động nhiều, vận động trong một thời gian khá dài nên sẽ khiến tiết ra nhiều nước bọt hơn.
Bên cạnh đó, khi nhai kẹo cao su có thể tạm thời đánh lừa được cơ thể rằng đang được cung cấp thực phẩm, cơn đói có thể nhanh chóng qua đi. Mặt khác, mùi hương và vị của kẹo sẽ lấn át mùi hôi của miệng.
Nếu bạn sợ trong kẹo cao su có chứa đường thì đừng lo, hiện nay, trên thị trường cũng có bán những loại kẹo cao su không đường. Điều này có thể rất tốt đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Dùng nước súc miệng
Đây cũng là một biện pháp mà được nhiều người áp dụng, giúp hạn chế những mùi hôi khó chịu từ hơi thở.
Do có tác dụng làm thơm miệng tức thì, làm sạch mảng bám trên răng, vừa giúp ngăn ngừa sâu răng,…nước súc miệng là sự lựa chọn tối ưu để giải quyết tình trạng hôi miệng khi bụng trống rỗng.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm nước súc miệng. Bạn có thể lựa chọn cho mình chai nước súc miệng phù hợp tùy theo hương vị và sở thích.
Theo các chuyên gia khuyến cáo 2 lần / ngày là tần suất hợp lý sử dụng nước súc miệng, có khả năng hạn chế tình trạng mùi hôi miệng một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, trong thành phần của nhiều loại nước súc miệng thường có thêm thành phần của cồn, nếu sử dụng với tần suất lớn hơn có thể gây tác dụng ngược lại, miệng dễ bị khô hơn, nước bọt tiết ra ít hơn, cản trở sự tiêu hóa thức ăn.
Trên đây là những thông tin giải thích nguyên nhân tạo sao khi đói lại gây hôi miệng. Hy vọng những thông tin này sẽ nhận được những phản hồi tích cực từ bạn đọc.