Nhiều người gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp chỉ vì hơi thở có mùi hôi khó chịu như mùi của trứng thối. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục nào là hiệu quả nhất với bạn? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những câu hỏi đó nhé.
Nguyên nhân khiến hơi thở có mùi trứng thối?
Hơi thở có mùi trứng thối xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân mà chúng tôi tổng hợp được.
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi dạ dày bị rối loạn chức năng vận động, kèm theo cơ vòng thực quản dưới bị suy giảm chức năng gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bình thường, hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày diễn ra bằng cách nhu động ruột co bóp khiến thức ăn bị đẩy xuống phía dưới đường ruột. Nhưng, khi dạ dày bị trào ngược, hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng, ngưng trệ, suy giảm hoặc thậm chí thức ăn bị đẩy lên theo chiều ngược lại. Khi đó, dạ dày không thực hiện được hết chức năng làm cho không tiêu hóa được toàn bộ thức ăn. Thức ăn bị phân hủy bởi vi khuẩn tại dạ dày sẽ sinh ra một lượng hơi có mùi khó chịu.
Khi thức ăn bị đẩy lên đồng thời cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu, hơi sinh ra sẽ bị đẩy theo chiều ngược lại lên miệng của bệnh nhân khiến cho hơi thở của họ có mùi khó chịu.
Khí H2S – khí có mùi trứng thối được sinh ra khi phân hủy thức ăn. Không những gây mùi hôi khó chịu, H2S có thể làm tăng nồng độ acid khiến cho niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương. Lúc này, gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày.
Ngoài ra, khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh còn khó chịu bởi các triệu chứng khác như: dạ dày bị nóng rát, bụng khó tiêu, vùng thượng vị bị đau tức, nôn, buồn nôn,…
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày có thể hiểu đơn giản là những tổn thương dạng loét xuất hiện trên niêm mạc dạ dày do chịu ảnh hưởng của các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong thành dạ dày (chủ yếu là vi khuẩn HP) và axit trong dạ dày.
Dạ dày bị tổn thương khiến chức năng hoạt động bị suy giảm, không tiêu hóa được hoàn toàn lượng thức ăn đưa vào, do đó, thức ăn còn lưu lại tại dạ dày. Lâu dần, thức ăn bị phân hủy do vi khuẩn, sản sinh ra các khí độc, trong đó có H2S (khí gây ra mùi trứng thối).
Như vậy, nếu lượng khí này có quá nhiều trong dạ dày đồng thời chức năng dạ dày bị rối loạn thì sẽ đẩy hơi ra qua miệng và khi đó hơi thở sẽ có mùi trứng thối, hôi tanh.
Răng miệng không được vệ sinh đúng cách
Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hơi thở có mùi trứng thối. Nếu răng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn thừa còn sót lại là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và tấn công, hình thành nên những mảng bám cứng chắc, cao răng xuất hiện. Bên cạnh đó, nếu bạn đeo răng giả, mão răng hay niềng răng mà không vệ sinh sạch sẽ, thức ăn mắc kẹt tại các khe trống có thể tạo nên mùi thối rữa.
Khi không chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách thì sẽ khiến cho hôi miệng ngày càng nặng hơn.
Các chuyên gia đã khuyến cáo để hạn chế được tình trạng hơi thở có mùi khó chịu của trứng thối, nên đánh răng 2 lần / ngày, mỗi lần 2 phút, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách khắc phục hơi thở có mùi hiệu quả
Chia nhỏ bữa ăn
Khi thấy hơi thở có mùi trứng thối thì việc đầu tiên bạn cần lưu ý là chia nhỏ bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa lớn như trước kia, hãy chia thành 5 -6 bữa ăn nhỏ hơn. Lượng thức ăn được đưa vào dạ dày từ từ và ít hơn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho toàn bộ hệ tiêu hóa. Tình trạng ứ đọng và phân hủy thức ăn sẽ hạn chế xảy ra do đó sẽ tránh được tình trạng gây ra mùi khó chịu.
Nếu lượng thức ăn trong một bữa quá nhiều, dạ dày sẽ không kịp tiêu hóa hết và bị phân hủy ngay tại đó. Mùi trứng thối sinh ra lúc này là do lượng acid dịch vị dạ dày trào ngược lên.
Khi ăn nên nhai kỹ
Khi nhai, khoang miệng sẽ tiết ra một số enzyme giúp tiêu hóa thức ăn trong đó có enzyme amilaza. Do đó, thức ăn được nhai kỹ trong khoang miệng sẽ cũng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày do không phải thực hiện co bóp mạnh, thức ăn được nghiền nát. Ngoài ra còn giúp cho sự phân giải, hấp thu chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn và tốt hơn rất nhiều, hạn chế được tình trạng trào ngược.
Trong bữa ăn, nói chuyện quá nhiều cũng là điều nên tránh vì có thể làm cho lượng khí tràn vào dạ dày, tình trạng ợ hơi dễ xảy hơn, hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Uống trà gừng
Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người. Gừng có vị cay, tính ấm, được sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc về đường tiêu hóa. Hiện nay, nhiều người đã sử dụng nguyên liệu này để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi trứng thối và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Ngoài ra, gừng còn giúp bạn tránh được lượng khí trong dạ dày trào ngược lên do tính nồng có trong đó, loại bỏ mùi hôi, khó chịu hiệu quả.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau
- Chuẩn bị nguyên liệu: 3 thìa mật ong + 1 củ gừng gọt sạch vỏ và thái lát + 500ml nước
- Gừng đã chuẩn bị cho vào nước đã đun sôi nước trong 20 phút đến khi các thành phần trong gừng được chiết ra trong nước.
- Thêm 3 thìa mật ong vào, bếp để lửa nhỏ trong 7 phút, tắt bếp.
- Hỗn hợp này để nguội đến nhiệt độ thích hợp thì có thể dùng được ngay.
Các thầy thuốc đông y đã khuyến cáo, sử dụng ly trà gừng 30 phút sau bữa ăn có thể giúp cải thiện tình trạng chướng hơi, đầy bụng và hơi thở có mùi trứng thối, tanh, hôi.
Uống trà xanh
Trà xanh là nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong đồ uống hằng ngày. Ngoài tác dụng chống oxy hóa hiệu quả thì trà xanh còn giúp cải thiện được tình trạng hôi miệng, trả lại cho bạn hơi thở thơm mát, tự tin trong các cuộc giao tiếp nói chuyện.
Cách làm vô cùng đơn giản như sau
- Chuẩn bị nguyên liệu: lá trà xanh được rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá trà vào nước đun sôi để thúc ra tinh chất trà xanh.
- Sử dụng dung dịch này để súc miệng.
- Kiên trì thực hiện 2 lần / ngày, 3 – 5 phút / lần giúp tình trạng hôi miệng được cải thiện nhanh chóng.
Lá trà xanh là nguyên liệu dễ kiếm, đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc loại bỏ mùi hôi khó chịu, hơi thở có mùi trứng thối.
Hạn chế các thức ăn gây mùi
Ngoài việc sử dụng những biện pháp khắc phục trên thì khi mắc chứng hôi miệng, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn của mình thích hợp, hạn chế những thức ăn gây mùi trong bữa ăn.
Một số loại thức ăn và gia vị để lại mùi lâu trong khoang miệng như: tỏi, tiêu, hành tây,…
Sử dụng các thực phẩm nhuận tràng
Thực phẩm nhuận tràng có tác dụng giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn đồng thời các chất cặn bã trong đường ruột cũng được đào thải dễ dàng hơn. Thức ăn khi đó không còn bị ứ đọng, không bị phân hủy bởi vi khuẩn lên men. Đây là biện pháp hoàn toàn tự nhiên giúp hơi thở có mùi hôi được cải thiện
Một số thực phẩm nhuận tràng bạn nên sử dụng như: dâu tây, mâm xôi, khoai lang, sữa chua, bột yến mạch,…
Chứng trào ngược dạ dày được chữa khỏi
Nguyên nhân chính dẫn đến hơi thở có mùi trứng thối là trào ngược thực quản dạ dày. Do đó, nếu muốn tình trạng này được chấm dứt hoàn toàn thì bạn cần điều trị bệnh này. Khi đó, chức năng tiêu hóa được cải thiện, thức ăn không tồn đọng, lượng hơi có mùi hôi không bị đẩy ngược lên miệng khiến mùi hôi cũng vì thế biến mất.
Qua những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng có mùi trứng thối. Hy vọng bài viết sẽ nhận được những đóng góp và phản hồi tích cực từ bạn đọc.