Lưỡi trắng có mùi hôi là tình trạng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nguyên nhân có thể là do người đó mắc một số bệnh lý trong cơ thể. Như vậy lưỡi trắng có mùi hôi là biểu hiện của bệnh gì, cách phòng tránh và điều trị như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân nào khiến lưỡi trắng có mùi hôi?
Lưỡi là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể. Nơi đây được xem là tập trung và trú ngụ của hàng ngàn vi khuẩn trong khoang miệng. Bởi nó là nơi tiếp nhận thực phẩm, đồ ăn đồ uống đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại không chú ý vấn đề vệ sinh lưỡi khiến lưỡi có màu trắng và ùi hôi. Sau đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng lưỡi trắng có mùi hôi mà bạn nên biết:
Do mất nước
Mùi hôi từ miệng và lưỡi trắng là biểu hiện có thể xuất hiện ở những người ít uống nước, thiếu nước, lượng nước trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ. Tuy nhiên, nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ nước thì tình trạng này sẽ chấm dứt.
Bên cạnh đó, khi sử dụng một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng, thuốc điều trị các bệnh về hệ thần kinh hay thực hiện một số quá trình xạ hóa trị thì cũng có thể gặp tình trạng này. Trong quá trình điều trị bệnh nhân thường xuyên sử dụng hóa chất do đó gây cảm giác khát nước, mùi hôi xuất hiện, lưỡi không còn hồng hào mà chuyển sang màu trắng. Hiện tượng này sẽ được cải thiện nếu bổ sung đầy đủ nước vào cơ thể.
Đọc thêm: Tại sao hôi miệng xảy ra khi đói?
Do rối loạn tiêu hóa
Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều hay buổi tối ăn quá no, không có thói quen ăn sáng và thường xuyên để bụng đói,…là một trong những nguyên nhân khiến lưỡi trắng có mùi hôi.
Ngoài ra, sử dụng một số đồ uống có mùi như rượu, bia hay thuốc lá có thể là nguyên nhân. Thậm chí nếu kéo dài tình trạng này nguy cơ gặp các bệnh như viêm loét dạ dày thực quản, nhiễm HP, trào ngược dạ dày thực quản,…tăng lên.
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất làm cho lưỡi trắng hôi miệng. Thức ăn trước khi xuống dạ dày sẽ được nghiền tại khoang miệng. Quá trình này sẽ khiến một lượng thức ăn nhỏ bị lưu lại tại kẽ răng và lưỡi. Nếu không có các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách thì lượng thức ăn này còn tồn tại trên lưỡi khiến lưỡi có màu trắng. Lâu dần theo thời gian, vi khuẩn phát triển, các tế bào chết ngày nhiều hơn nên miệng sẽ có mùi hôi.
Đọc thêm: Vẫn hôi miệng dù đã đánh răng là vì sao?
Do thiếu hụt vitamin
Khi thấy lưỡi trắng, nhạt màu, hơi thở có mùi khó chịu thì một nguyên nhân bạn không thể bỏ qua là thiếu vitamin, chất dinh dưỡng hay có thể bạn bị thiếu máu. Vào mùa đông, ở những người có hệ miễn dịch suy yếu thì dễ xuất hiện tình trạng này hơn. Vitamin thiếu trong đa số các trường hợp là vitamin B12, B9.
Dạ dày trào ngược
Khi lưỡi xuất hiện một lớp màu trắng sẽ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, khi ăn sẽ không có cảm giác ngon miệng do không cảm nhận được hết mùi vị của thức ăn. Ngoài ra, dấu hiệu này còn khiến người bệnh cảm thấy gặp vấn đề lớn trong giao tiếp do mùi khó chịu phát ra từ hơi thở, nhưng có nhiều người không biết rằng đôi khi lưỡi trắng có mùi hôi lại là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày.
Thức ăn được đưa từ miệng, thực quản xuống đến tâm vị. Tại đây có một van một chiều gọi là van tâm vị, có cấu tạo giống như một chiếc nắp đậy của dạ dày. Van này có tác dụng ngăn chặn thức ăn và dịch dạ dày trào ngược lên. Ngược lại, khi van này hở, thức ăn và acid dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Khi đó, niêm mạc hầu họng sẽ bị tổn thương, khó nuốt và có cảm giác đau rát và mùi khó chịu từ miệng. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, dứt điểm thì triệu chứng hôi miệng khó mà cải thiện được.
Triệu chứng hay gặp như
- Lưỡi trắng, hơi thở có mùi khó chịu, nước bọt tiết ra nhiều.
- Miệng có vị đắng.
- Cảm giác nóng rát, đau tức vùng thượng vị
- Khó nuốt khi ăn do acid dạ dày trào ngược.
Đọc chi tiết: Mọi điều bạn cần biết về hở van dạ dày gây hôi miệng
Bệnh về đường răng miệng
Khi lưỡi xuất hiện những đốm trắng, hơi thở có mùi hôi khó chịu, khi đó nếu bệnh nhân cạo đi nhưng thấy nổi đỏ, rớm máu thì nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh về đường nấm miệng rất cao. Đối tượng có khả năng cao xuất hiện là người có hệ miễn dịch không tốt, chưa hoàn thiện như trẻ sơ sinh, người có răng giả nhưng chăm sóc, vệ sinh vùng miệng không tốt,…Thậm chí, lưỡi trắng kèm theo miệng có mùi hôi là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư lưỡi và thực quản.
Khi mắc những dấu hiệu này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt đến vấn đề giao tiếp hàng ngày của người bệnh.
- Có một số người cảm thấy mất tự tin, từ đó mà ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội.
- Với một số người công việc phải giao tiếp giữa đám đông thì khi đó công việc khó đảm bảo được hiệu quả cao: phóng viên, diễn giả, biên tập viên,…
Vùng miệng bị viêm nhiễm
Đây là tình trạng bên trong khoang miệng bị tổn thương vùng mô mềm. Sau 2 – 4 tuần, các trường hợp này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Có thể gặp ở bệnh nhân tưa miệng hay nhiễm nấm Candida.
Nếu nấm Candida xuất hiện và gây bệnh trên lưỡi thì sẽ khiến lưỡi có một lớp phủ trắng. Ở một số người còn lớp trắng này có có cả ở bên trong má và môi.
Các triệu chứng của bệnh
- Lưỡi có màu trắng, miệng có mùi hôi
- Khi ăn có cảm giác đau rát, không ngon miệng
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hạn chế sự vận động của lưỡi, miệng.
Ngoài ra, lưỡi trắng hôi miệng còn cảnh báo một số vấn đề như sau:
- Vấn đề về đường hô hấp: viêm phế quản
- Vấn đề về răng miệng: sâu răng, viêm nha chu
- Vấn đề về mũi họng: viêm xoang, viêm amidan,…
Khi lưỡi trắng hôi miệng cần làm gì?
Như đã trình bày ở trên, lưỡi trắng có mùi hôi không những ảnh hưởng xấu đến giao tiếp hàng ngày mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Như vậy, việc phát hiện và điều trị đúng cách và hợp lý là vô cùng cần thiết. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh khác nhau sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số cách để bạn tham khảo.
Sử dụng các mẹo từ thiên nhiên để khắc phục tại nhà
Trước hết, khi gặp hiện tượng lưỡi trắng, miệng có mùi hôi, bạn nên xem xét và chú ý hơn tới thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đánh răng 2 lần/ ngày kết hợp sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa là biện pháp đơn giản để giúp bạn có được hơi thở thơm tho.
Khi đánh răng, đừng quên chải bề mặt lưỡi để làm sạch các mảnh thức ăn thừa hay vi khuẩn bám tại đây. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo như sau để cải thiện:
Nước muối ấm
Nhờ có tính sát trùng và kháng khuẩn cao nước muối có thể các tế bào chết, vụn thừa thức ăn được loại bỏ đơn giản và hoàn toàn. Nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện
- Chuẩn bị: muối được pha loãng với một chút nước ấm.
- Tiến hành ngậm trong khoảng từ 5 – 10 phút.
- Nên thực hiện thường xuyên 2 lần / ngày sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn
Nước cốt chanh trộn baking soda
Baking soda và những acid có trong chanh đều có tính tẩy. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau tạo thành hỗn hợp có tác dụng giúp răng trắng hơn, loại bỏ các mảng bám, mùi hôi trong khoang miệng cũng vì thế mà tình trạng lưỡi bám mảng trắng sẽ được cải thiện.
Quy trình thực hiện vô cùng đơn giản
- Chuẩn bị: hỗn hợp gồm nửa quả chanh và 1 thìa baking soda trộn đều
- Dùng hỗn hợp vừa chuẩn bị nhẹ nhàng chà lên bề mặt lưỡi trong thời gian khoảng 2 phút.
- Nên thực hiện thường xuyên và đều đặn 2 lần / ngày sẽ đạt được hiệu quả tích cực.
Nước ép lô hội
Nhờ tác dụng chống nấm, chống vi khuẩn hiệu quả nên lô hội được ứng dụng nhiều giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh trong răng miệng, trong đó có hiện tượng lưỡi trắng do nấm.
Cách thực hiện đơn giản như sau
- Chuẩn bị: lột bỏ phần bỏ, phần thịt bên trong lô hội ép lấy nước.
- Ngậm hỗn hợp nước này trong miệng 5 phút, nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước ấm.
- Nên thực hiện thường xuyên, liên tục 2 lần / ngày đến khi thấy có tác dụng, các đốm trắng cũng dần biến mất.
Bột nghệ
Cũng giống như lô hội, bột nghệ có tác dụng kháng nấm và chống lại sự tấn công của vi khuẩn hiệu quả. Ngoài ra, các đốm trắng xuất hiện trên bề mặt lưỡi cũng được làm sạch.
Cách thực hiện
- Sử dụng một ít tinh bột nghệ nguyên chất để chà xát lên bề mặt lưỡi
- Tiến hành dùng nước ấm để rửa lại đảm bảo cho lưỡi sạch sẽ
- Nên thực hiện 1 lần / ngày sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn.
Điều trị chuyên khoa
Sau khi thực hiện những biện pháp trên nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do mắc một bệnh lý nào đó, cách tốt nhất là bệnh nhân nên đi khám. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời. Một số thuốc chống viêm, chống nấm được sử dụng trong trường hợp này. Khi đó cần tuyệt đối tuân thủ cách dùng và liều lượng để tránh gặp những tác dụng không mong muốn của thuốc.
Cần lưu ý gì khi gặp hiện tượng lưỡi trắng có mùi hôi
Khi miệng xuất hiện những dấu hiệu này thì người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Lựa chọn bàn chải có lông mềm, có thể len vào từng kẽ răng, chải cả răng dưới, trên và cả mặt lưỡi, 2 bên lưỡi. Lưỡi được làm sạch sẽ hạn chế được sự phát triển và tấn công của vi khuẩn. Nên đánh răng 2 lần / ngày trước hay sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Bàn chải cũng nên thay thường xuyên 2 -3 lần / tháng để đảm bảo vấn đề vệ sinh và không cho vi khuẩn tấn từ bàn chải vào kẽ răng.
Dùng chỉ nha khoa: Sau khi ăn, mọi người thường có thói quen dùng tăm xỉa răng. Tuy nhiên, đây là thói quen không tốt, có thể làm thưa các kẽ răng. Thức ăn vì thế mà có thể lưu lại nhiều hơn. Thay vì dùng tăm hãy dùng chỉ nha khoa. Làm sạch phần chân răng trước và lần lượt trên từng chiếc răng một.
Kiểm tra răng định kỳ: Việc làm này giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, hơi thở luôn thơm tho, sạch sẽ.
Nhai kẹo cao su: Nên chọn kẹo cao su không đường hương bạc hà để loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng miệng đồng thời kích thích khoang miệng tiết ra nước bọt.
Có chế độ ăn uống hợp lý: Những thực phẩm giàu vitamin D, B6, B12, chất xơ, nhiều nước được khuyến khích sử dụng. Hạn chế tối đa những đồ uống có chứa acid, nước ngọt có gas,…Không sử dụng các thực phẩm như thuốc lá, cà phê, bia, rượu,…hay những gia vị lưu lại mùi trong miệng như tỏi, hành.
Uống đủ nước hàng ngày, thông thường là khoảng từ 2 – 2,5 lít nước. Uống đủ nước giúp bạn ngăn hiện tượng khô miệng. Khi miệng họng bị khô, vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển gây ra mùi hôi khó chịu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lí răng miệng khác.
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng lưỡi trắng gây hôi miệng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định được nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.