Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hôi miệng. Nguyên nhân mà chúng ta thường nghĩ tới đó là do vấn đề chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Nhưng bạn có biết, hở van tim cũng là một trong những lý do gây ra hôi miệng.
Hở van tim là gì?
Giãn vòng van, co rút, dính hay do các dây chằng ở van tim dài hơn mức bình thường,…khiến van tim không đóng kín lại được. Khi đó, máu từ tim có thể chảy ngược lại buồng tim gây ra hiện tượng hở van tim. Lúc này, tim phải hoạt động với công suất lớn hơn, khả năng co bóp của tim tăng lên khiến cho việc lưu thông máu bị cản trở và xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người: suy tim, rung tâm nhĩ,..
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, đó là
Do bẩm sinh: Khi còn ở trong bụng mẹ, van tim của bé đã có thể bị hở, hay gặp nhất là van động mạch chủ. Những khuyết tật bẩm sinh này có thể chẩn đoán ngay khi trẻ mới sinh ra.
Do mắc bệnh cơ tim: Đây có thể là biến chứng của viêm nội tâm mạc hay sốt do virus mà người bệnh mắc phải trong quá trình phát triển hay bị trước khi sinh ra. Cấu trúc tim bị thay đổi, các buồng tim bị giãn ra khiến cho van tim bị hở.
Nhồi máu cơ tim: Bệnh khiến cho dây chằng van tim bị tổn thương đồng thời gây hở. Hay gặp nhất là ở van động mạch chủ và van hai lá.
Do lớn tuổi: Khi tuổi cao, tim hoạt động kém hơn, do đó van tim cũng không còn linh hoạt như trước, dễ bị tổn thương, các mảng bám canxi dễ phát triển khiến van tim bị dày lên và trở nên xơ cứng hơn, ngăn cản lưu lượng máu luân chuyển.
Do bệnh nhân bị thấp tim: Liên cầu khuẩn khiến cho van tim bị tổn thương hay được gọi là bệnh thấp tim. 5 – 15 tuổi là độ tuổi trẻ thường mắc bệnh nhất. Van dần bị dày dính, vôi hóa hay co kéo nên không đóng kín lại được, đặc biệt là van động mạch chủ hay van hai lá. Đến độ tuổi trưởng thành, các triệu chứng khi van tim bị tổn thương mới xuất hiện.
Do sa van hai lá: Buồng tim trên và buồng tim dưới ngăn cách với nhau bằng một chiếc van. Khi van này đóng không đúng cách thì có thể xảy ra hiện tượng sa van hai lá. Nguyên nhân do dây chằng van bị tổn thương.
Ngoài ra, có thể do một số bệnh khác như: tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, phình động mạch chủ,…hay sử dụng một số phương pháp điều trị như bức xạ,…
Các triệu chứng của hở van tim
- Khó thở: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh, đặc biệt là người động mạch phổi bị hở. Người bệnh cảm thấy rõ rệt triệu chứng này tăng lên khi nằm xuống.
- Mệt mỏi: Khi tim bị hở, nó sẽ không đủ sức đưa máu đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể, ứ đọng lại ở tim khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi. Thậm chí ở một số người nếu lao động quá sức thì có thể ngất xỉu.
- Tim đập nhanh hơn: Triệu chứng này có thể khiến bạn nhầm tưởng với một số bệnh về tim mạch khác như rối loạn nhịp tim, không kiểm soát được nhịp tim,…Tuy nhiên, tim đập nhanh cũng là triệu chứng ở giai đoạn đầu của hở van tim.
- Bên cạnh đó, ban đêm xuất hiện ho nhiều, tức ngực, chóng mặt, hoa mắt,…cũng là các biểu hiện có thể gặp khi bị hở van tim.
Hở van tim có phải là nguyên nhân gây mùi hôi miệng?
Dựa vào những triệu chứng trên đây thì bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi “hở van tim có gây hôi miệng không?”. Những tổn thương khi bị hở van tim và khoang miệng không có mối liên quan với nhau. Do đó, hôi miệng không phải nguyên nhân xuất phát từ hở van tim.
Triệu chứng hôi miệng có thể là do bệnh nhân có vấn đề về răng miệng, chăm sóc răng không đúng cách hay hở van dạ dày,…Bên cạnh đó, khi cảm thấy tim đập nhanh hơn, tức ngực và khó thở thì nguyên nhân có thể là do trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn thần kinh thực vật, bệnh phổi, stress hay căng thẳng….Khi gặp những triệu chứng này thì cách tốt nhất là đến cơ sở khám chữa bệnh có uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Hơi thở có mùi là do đâu?
Như vậy, hở van tim không phải là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng. Vậy nguyên nhân này là do đâu? Dưới đây là một số nguyên nhân mà chúng tôi tổng hợp được.
Vi khuẩn
Khi hợp chất bay hơi sulphur được giải phóng sẽ khiến cho hơi thở có mùi hôi. Các vi khuẩn Gram âm, kỵ khí, phân giải protein sản sinh ra khí sulphur. Do các vi khuẩn này tập trung và cư trú tại khoang miệng, những khu vực ứ đọng như bề mặt lưỡi, túi nha chu, giữa các khoảng trống sau khi nhổ răng gây nên chứng hôi miệng.
Nguyên nhân tạm thời
- Sử dụng đồ uống làm giảm khả năng tiết nước bọt như một số nước súc miệng có thành phần chủ yếu là cồn,…
- Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ sữa khiến các amino acid được giải phóng, chứa nhiều sulphur.
- Sử dụng thức ăn hay gia vị lưu lại mùi trong miệng như hành, tỏi,..
- Hút thuốc lá có thể làm hạn chế khả năng tiết nước bọt do đó khiến cho hơi thở có mùi nặng hơn. Bên cạnh đó, nó còn khiến cho các chất dễ bay hơi trong miệng dễ thoát ra ngoài hơn.
- Bụng trống rỗng cũng có thể khiến hơi thở có mùi hôi.
Đọc thêm: Vì sao miệng vẫn hôi sau khi đánh răng?
Mắc các bệnh lý về răng miệng
Những nguyên nhân gây hôi miệng có nguồn gốc từ miệng rất nhiều. Không giống với hôi miệng do vi khuẩn hay hôi miệng tạm thời, hôi miệng báo hiệu những dấu hiệu không tốt từ khoang miệng hay do một số bệnh lý
- Các bệnh về nướu, nha chu: viêm nướu, viêm nha chu, áp xe, viêm quanh thân răng,…là các bệnh có thể có biểu hiện hôi miệng.
- Khoang miệng nhiễm nấm Candida.
- Một số bệnh về xương như viêm ổ răng khô, tủy xương bị viêm,…cũng khiến miệng có mùi hôi, khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chính xác lí do sâu răng gây hôi miệng
Một số nguyên nhân khác
- Do dùng thuốc: một số thuốc như phenothiazin, amphetamine, chloral hydrate, dimethyl sulphoxide, disulfiram,…có thể khiến hơi thở có mùi.
- Do tác dụng của một số thuốc điều trị bệnh khác, hóa trị, xạ trị.
- Ở tuổi cao, khả năng tiết nước bọt có thể bị giảm đi.
- Bệnh lý về đường hô hấp: viêm xoang, rối loạn hô hấp,…
- Bệnh lý về đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, hở van dạ dày,…
- Mắc các bệnh về thận, gan, tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng mỡ bị phân hủy trong cơ thể khiến cho miệng có mùi khó chịu.
Hơi thở có mùi cá ươn: trimethylamine – mùi hôi tanh có trong thức ăn không được chuyển hóa do khả năng chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn. Khi đó, chất này không được đào thải ra ngoài mà tích tụ ở trong gan. Nhưng đây là bệnh theo gen di truyền và rất hiếm gặp.
Làm sao để cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả?
Sau khi xác định được nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng thì có thể sử dụng những mẹo sau để cải thiện tình trạng này
Nhai Đinh hương
Eugenol là một chất rất quan trọng trong việc điều trị các bệnh về răng miệng. Hàm lượng cao nhất của nó có trong cây đinh hương. Hiện nay, sau khi nhổ răng, các nha sĩ đã ứng dụng chất này để làm giảm cơn đau nhờ tác dụng làm tê. Ngoài ra, đinh hương còn có tác dụng khử trùng và kháng viêm hiệu quả. Do đó, đinh hương đã được nhiều người sử dụng để cải thiện chứng hôi miệng.
Có 2 cách sử dụng đinh hương để trị hôi miệng, thực hiện vô cùng đơn giản như sau
Đinh hương nhai trực tiếp
Chuẩn bị: 3 – 4 lát hoa đinh hương được phơi khô.
- Nguyên liệu đã chuẩn bị được ngậm trong thời gian 5 phút. Trong thời gian đó nên nhai nhỏ để có thể sử dụng được toàn bộ chất có trong đinh hương,
- Nhổ bỏ bã, dùng nước ấm để súc miệng, giúp các bã hoa có thể được loại sạch.
- Nên kiên trì thực hiện, sau 3 – 4 lần bạn có thể thấy ngay tác dụng rõ rệt của nó. Ngoài ra, có thể sử dụng hạt đinh hương với cách làm tương tự.
Đinh hương được tán nhỏ thành bột và dùng hàng ngày
Chuẩn bị: đinh hương tán nhỏ, cất vào lọ để dùng cho những lượt sau.
- Cho một chút bột vào miệng và ngậm.
- Có thể nuốt, các chất trong đinh hương sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn tạo mùi, có thể giúp hơi thở thơm tho, tình trạng hôi miệng được cải thiện.
Nhai hạt thì là
Đây là một gia vị quen thuộc đối với mỗi người. Bên cạnh đó, nó còn giúp khử mùi, các vấn đề về răng miệng cũng được cải thiện nhờ khả năng kháng khuẩn.
Cách thực hiện
Chuẩn bị: 1 muỗng hạt thì là
- Tiến hành nhai đến khi nước bọt trong miệng đã đầy, nhổ bỏ.
- Súc miệng bằng nước ấm.
- Bên cạnh đó, có thể kết hợp thêm đinh hương, bạch đậu khấu cũng có thể cải thiện chứng hôi miệng.
Súc miệng với nước lá mùi tàu
Ngò gai (mùi tàu) có mùi rất thơm do có chứa nhiều tinh dầu. Với thành phần là Glucid, Phosphor, Vitamin C, Protid và tinh dầu thơm,…có khả năng tiêu diệt vi khuẩn khiến cho miệng có mùi hôi rất hiệu quả.
Chuẩn bị: 50g là mùi tàu được rửa sạch và thái nhỏ + 100 ml nước + 1 muỗng cà phê muối.
- Đun sôi nước, cho vào đó lá mùi tàu đã chuẩn bị cùng muối.
- Để bếp sôi thêm khoảng 10 phút.
- Dùng hỗn hợp này để súc miệng.
- Kiên trì thực hiện 3 – 5 lần / ngày bạn sẽ thấy những hiệu quả tích cực.
Đọc thêm: Hôi miệng dùng thuốc gì?
Qua những thông tin trên đây thì chắc hẳn thắc mắc của bạn liệu hở van tim có gây hôi miệng không đã có câu trả lời chính xác. Hy vọng những thông tin này sẽ còn giúp cho bạn biết thêm một số mẹo để giúp hơi thở luôn thơm mát.